Banner
Banner dưới menu

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (2)

(Cập nhật: 28/11/2017)

Quy trình kỹ thuật Răng hàm mặt (2)

XVI.15. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN LẤY TRONG MIỆNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật tái tạo lại phần mô quanh răng bị tiêu do viêm bằng ghép xương tự thân lấy từ xương hàm.

II. CHỈ ĐỊNH:

- Túi quanh răng trong xương có 2 thành trở lên, sâu > 5mm.

- Tiêu chẽ chân răng độ 1.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang.

- Túi quanh răng trong xương có 1 thành.

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3.

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

- Bộ dụng cụ lấy và xử trí xương tự thân.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Kháng sinh.

- Kim, chỉ khâu.

- Xi măng phẫu thuật.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng tiêu xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng

- Gây mê nếu cần.

3.3 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến:

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng bằng nước muối sinh lý.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4. Lấy xương tự thân

- Dùng dụng cụ thích hợp bộc lộ và lấy xương có thể ở các vị trí trong miệng như vùng cằm, lồi củ xương hàm trên, cành lên xương hàm ,các lồi xương trong khoang miệng.…

- Xương lấy ra được nghiền nhỏ.

3.5. Đặt xương ghép:

Đặt xương đã chuẩn bị vào vùng khuyết xương ổ răng thành từng lớp, lèn chặt.

3.6. Khâu đóng vạt niêm mạc.

3.7. Phủ xi măng phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.16. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN LẤY NGOÀI MIỆNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật tái tạo lại phần mô quanh răng bị tiêu do viêm bằng ghép xương tự thân lấy từ các xương ngoài miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Nhiều túi quanh răng trong xương có 2 thành trở lên, sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Túi quanh răng trong xương có 1 thành

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

- Bộ dụng cụ lấy và xử trí xương tự thân.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Kháng sinh.

- Kim, chỉ khâu.

- Xi măng phẫu thuật.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng tiêu xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng

- Gây mê nếu cần.

3.3 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến:

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng bằng nước muối sinh lý.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4 Lấy xương tự thân

- Dùng dụng cụ thích hợp bộc lộ và lấy xương có thể ở các xương như xương chậu, xương sườn, xương sọ.…

- Xương lấy ra được nghiền nhỏ.

3.5 Đặt xương ghép:

Đặt xương đã chuẩn bị vào vùng khuyết xương ổ răng thành từng lớp, lèn chặt.

3.6 Khâu đóng vạt niêm mạc.

3.7 Phủ xi măng phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.17. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật đặt màng sinh học vào vùng giữa vạt lợi và chân răng để ngăn cản sự di chuyển và phát triển của tế bào biểu mô về phía cuống răng, tạo điều kiện cho các tế bào mô quanh răng được tái tạo.

- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Túi quanh răng trong xương , sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Màng sinh học

- Dụng cụ cố định màng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4. Đặt màng sinh học :

- Sửa soạn màng:

+ Xử trí màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.

+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.

- Đặt màng che phủ vùng khuyết xương ổ răng.

- Cố định màng.

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.18. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG ĐÔNG KHÔ

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là phương pháp phẫu thuật nhằm tái tạo lại phần mô quanh răng bị phá hủy do viêm quanh răng bằng cách ghép xương đông khô vào vùng khuyết hổng xương ổ răng .

- Xương đông khô là xương đồng loại được xử lý, tiệt khuẩn và đóng gói dưới dạng bột.

II. CHỈ ĐỊNH

- Túi quanh răng trong xương có 2 thành trở lên, sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Túi quanh răng trong xương có 1 thành

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Kháng sinh.

- Vật liệu ghép: xương đông khô (FDB) hoặc xương đông khô khử khoáng (DFDB)

- Kim, chỉ khâu.

- Xi măng phẫu thuật.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng tiêu xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

o Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng

o Gây mê nếu cần.

3.3 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến:

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng bằng nước muối sinh lý.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4 Đặt bột xương:

- Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

- Đặt bột xương đã trộn vào đầy túi quanh răng theo lừng lớp, lèn chặt

3.5 Khâu đóng vạt niêm mạc.

3.6 Phủ xi măng phẫu thuật.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.19. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG GHÉP VẬT LIỆU THAY THẾ XƯƠNG

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật tái tạo lại mô quanh răng bị phá hủy do viêm bằng cách ghép vật liệu thay thế xương vào vùng khuyết hổng xương ổ răng.

- Vật liệu ghép là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, có thành phần hay cấu trúc gần giống với xương.

II. CHỈ ĐỊNH

- Túi quanh răng trong xương có 2 thành trở lên, sâu > 5mm

- Tiêu chẽ chân răng độ 1

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ngang

- Túi quanh răng trong xương có 1 thành

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3

- Túi quanh răng trong xương ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Kháng sinh.

- Vật liệu ghép thay thế xương.

- Kim, chỉ khâu.

- Xi măng phẫu thuật.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng tiêu xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/ hoặc gây tê vùng

- Gây mê nếu cần.

3.3 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến:

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương, bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng bằng nước muối sinh lý.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4 Đặt vật liệu ghép:

- Trộn vật liệu ghép với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

- Đặt vật liệu ghép đã trộn vào đầy túi quanh răng theo lừng lớp, lèn chặt.

3.5 Khâu đóng vạt niêm mạc.

3.6 Phủ xi măng phẫu thuật.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.20. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG SỐNG HÀM BẰNG GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN LẤY TRONG MIỆNG

VI. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật làm tăng kích thước xương sống hàm ở vùng mất răng bằng ghép xương tự thân lấy trong miệng để phục hình răng.

VII. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương sống hàm.

- Thiếu chiều rộng xương sống hàm.

- Thiếu khối lượng xương sống hàm bao gồm cả chiều cao và chiều rộng.

VIII. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IX. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu cố định xương ghép.

- Màng sinh học….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

X.C BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn.

3.2. Vô cảm:

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm tương ứng vùng mất răng.

+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

+ Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy

máu.

+ Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.4. Lấy xương tự thân

- Dùng dụng cụ thích hợp bộc lộ và lấy xương có thể ở các vị trí trong miệng như vùng cằm, lồi củ xương hàm trên, cành lên xương hàm ,các lồi xương trong khoang miệng….

- Yêu cầu mảnh xương ghép:

+ Có thể lấy xương khối hoặc mảnh xương vụn.

+ Khối lượng: tương đối phù hợp với nơi nhận.

+ Nếu lấy xương khối thì cần có cả phần xương vỏ và xương xốp.

+ Sau khi lấy phải bảo quản trong môi trường ẩm với nước muối sinh lý.

3.5. Đặt và cố định mảnh xương ghép:

- Đặt mảnh xương ghép đã sửa soạn vào bề mặt xương hàm nơi nhận.

- Đặt màng che phủ vùng xương ghép.

- Cố định mảnh xương ghép với màng che phủ vào xương hàm bằng các

vít.

3.6. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.21. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG SỐNG HÀM BẰNG GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN LẤY NGOÀI MIỆNG

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật làm tăng kích thước xương sống hàm ở vùng mất răng bằng ghép xương tự thân lấy từ các xương ngoài miệng để phục hình răng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương sống hàm.

- Thiếu chiều rộng xương sống hàm.

- Thiếu khối lượng xương sống hàm bao gồm cả chiều cao và chiều rộng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

- Bộ phẫu thuật xương.

- Bộ phẫu thuật phần mềm.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu cố định xương ghép.

- Màng sinh học….

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2.Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn.

3.2. Vô cảm:

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm tương ứng vùng mất răng.

+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

+ Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy

máu.

+ Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.4. Lấy xương tự thân

- Dùng dụng cụ thích hợp bộc lộ và lấy xương có thể ở các xương như xương chậu, xương sườn, xương mác, xương sọ….

- Yêu cầu mảnh xương ghép:

+ Có thể lấy xương khối hoặc mảnh xương vụn.

+ Khối lượng: tương đối phù hợp với nơi nhận.

+ Nếu lấy xương khối thì cần có cả phần xương vỏ và xương xốp.

+ Sau khi lấy phải bảo quản trong môi trường ẩm với nước muối sinh lý.

3.5. Đặt và cố định mảnh xương ghép:

- Đặt mảnh xương ghép đã sửa soạn vào bề mặt xương hàm nơi nhận.

- Đặt màng che phủ vùng xương ghép.

- Cố định mảnh xương ghép với màng che phủ vào xương hàm bằng các

vít.

3.6. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI.THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu : Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.22. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG SỐNG HÀM

BẰNG GHÉP XƯƠNG ĐÔNG KHÔ VÀ ĐẶT MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng bột xương đông khô ghép vào vùng xương hàm mất răng, làm tăng kích thước xương sống hàm .

II. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương sống hàm.

- Thiếu chiều rộng xương sống hàm.

- Thiếu cả chiều cao và chiều rộng xương sống hàm..

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không phẫu thuật được.

IV.CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu ghép: xương đông khô(FDB),xương đông khô khử khoáng

 (DFDB)

- Màng sinh học

- Vật liệu cố định màng.

3. Người bệnh

- Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3.Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

3.2. Sát khuẩn

- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ

- Gây mê nếu cần.

3.3. Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.

+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

+ Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy

máu.

+ Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.4. Đặt bột xương và màng :

- Đặt bột xương đông khô:

+ Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

+ Đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm đã sửa soạn với khối lượng phù hợp.

- Đặt màng che phủ bột xương và cố định màng

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

- Chảy máu : Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng: Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.23. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG CHẼ CHÂN RĂNG BẰNG GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO VÀ ĐẶT MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật tái tạo mô quanh răng vùng chẽ chân răng bằng xương nhân tạo với màng sinh học.

- Xương nhân tạo là vật liệu thay thế xương có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp.

- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ổ răng vùng chẽ chân răng độ 1,2.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu chẽ chân răng độ 3

- Tiêu chẽ chân răng ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Màng sinh học

- Vật liệu thay thế xương.

- Dụng cụ cố định màng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án.

2. Kiểm tra người bệnh:

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn

3.2. Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng vùng chẽ:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng vùng chẽ.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4. Đặt vật liệu thay thế xương và màng sinh học :

- Đặt vật liệu thay thế xương:

+ Trộn vật liệu thay thế xương với máu của người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

+ Đặt vật liệu đã trộn vào khuyết hổng vùng chẽ theo từng lớp.

- Sửa soạn và đặt màng sinh học:

+ Xử trí màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.

+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.

+ Đặt màng che phủ vùng chẽ chân răng và vật liệu ghép.

- Cố định màng.

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu : Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.24. PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG CHẼ CHÂN RĂNG BẰNG ĐẶT MÀNG SINH HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG

- Là kỹ thuật tái tạo mô quanh răng vùng chẽ chân răng bằng màng sinh học.

- Màng sinh học là vật liệu được sản xuất từ nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, tự tiêu hoặc không tiêu.

II. CHỈ ĐỊNH

- Tiêu xương ổ răng vùng chẽ chân răng độ 1.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Tiêu chẽ chân răng độ 2,3.

- Tiêu chẽ chân răng ở người bệnh viêm quanh răng tiến triển nhanh.

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Màng sinh học

- Dụng cụ cố định màng

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang xác định tình trạng xương ổ răng vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Sát khuẩn

3.2 Vô cảm

- Gây tê tại chỗ và/hoặc gây tê vùng.

- Gây mê nếu cần.

3.3. Tạo vạt và làm sạch túi quanh răng

- Tạo vạt niêm mạc theo phương pháp Widman cải tiến.

+ Rạch lợi theo các đường rạch của phương pháp Widman cải tiến

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

- Làm sạch túi quanh răng vùng chẽ:

+ Dùng cây nạo lấy hết phần mô lợi bị viêm và hoại tử

+ Nạo và làm nhẵn bề mặt chân răng và thành xương ổ răng

+ Bơm rửa sạch túi quanh răng vùng chẽ.

+ Xử trí bề mặt chân răng bằng dung dịch kháng sinh.

+ Dùng mũi khoan thích hợp tạo các điểm chảy máu ở xương ổ răng.

3.4. Đặt màng sinh học :

- Sửa soạn và đặt màng sinh học:

+ Xử trí màng cho mềm theo hướng dẫn của nhà sản xuất

+ Cắt và thử mảnh giấy vô trùng theo hình dạng và kích thước phù hợp.

+ Cắt màng theo mảnh giấy đã cắt.

+ Đặt màng che phủ vùng chẽ chân răng.

- Cố định màng.

3.5. Khâu đóng vạt niêm mạc.

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu.

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

XVI.25. PHẪU THUẬT TÁI TẠO XƯƠNG SỐNG HÀM BẰNG GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO VÀ ĐẶT MÀNG SINH HỌC

VII. ĐẠI CƯƠNG

Là kỹ thuật dùng bột xương nhân tạo và màng, ghép vào vùng xương hàm mất răng, làm tăng kích thước xương sống hàm có ích để cấy ghép Implant. VIII. CHỈ ĐỊNH

- Thiếu chiều cao xương sống hàm.

- Thiếu chiều rộng xương sống hàm.

- Thiếu cả chiều cao và chiều rộng xương sống hàm..

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh chưa đến tuổi trưởng thành

- Người bệnh đang có tình trạng viêm nhiễm cấp tính trong khoang miệng.

- Người bệnh có bệnh toàn thân không phẫu thuật được.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Bác sĩ răng hàm mặt đã được đào tạo về phẫu thuật nha chu.

- Trợ thủ.

2. Phương tiện

2.1. Dụng cụ

Bộ dụng cụ phẫu thuật nha chu.

2.2. Thuốc và vật liệu

- Thuốc tê.

- Dung dịch sát khuẩn.

- Cồn, Oxy già, nước muối sinh lý.

- Vật liệu ghép

- Màng che phủ xương ghép

- Vật liệu cố định màng.

3. Người bệnh

Người bệnh được giải thích và đồng ý điều trị.

4. Hồ sơ bệnh án

- Hồ sơ bệnh án theo quy định.

- Phim X quang tình trạng xương hàm vùng phẫu thuật.

- Các xét nghiệm cơ bản.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ bệnh án

2. Kiểm tra người bệnh

Đánh giá tình trạng toàn thân và tại chỗ.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1 Vô cảm

- Sát khuẩn

- Gây tê vùng và gây tê tại chỗ

- Gây mê nếu cần.

3.2 Sửa soạn vùng nhận xương ghép

- Tạo vạt niêm mạc bởi 3 đường rạch:

+ Đường rạch dọc niêm mạc sống hàm: tương ứng vùng mất răng.

+ Hai đường rạch đứng đi từ hai đầu đường rạch trên về phía ngách tiền đình sao cho vạt có đáy hình thang, đủ rộng để thao tác.

+ Dùng cây bóc tách thích hợp bóc tách vạt niêm mạc màng xương bộc lộ vùng phẫu thuật.

+ Rạch đường giảm căng.

- Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận :

+ Dùng mũi khoan thích hợp khoan thủng vỏ xương tạo các điểm chảy máu.

+ Sửa soạn bề mặt xương nơi nhận nếu cần.

3.3. Đặt bột xương nhân tạo và màng:

- Đặt bột xương nhân tạo:

+ Trộn bột xương với máu người bệnh hoặc nước muối sinh lý.

+ Đặt bột xương đã trộn vào bề mặt xương hàm đã sửa soạn với khối lượng phù hợp.

- Đặt màng che phủ bột xương và cố định màng

3.4. Khâu đóng vạt niêm mạc.

IV. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Trong khi phẫu thuật

Chảy máu: Cầm máu.

2. Sau khi phẫu thuật

- Chảy máu: Cầm máu

- Nhiễm trùng : Kháng sinh toàn thân và chăm sóc tại chỗ.

(Lượt đọc: 3570)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ