Banner
Banner dưới menu

QUY TRÌNH CHÍCH LỀ

(Cập nhật: 28/11/2019)

QUY TRÌNH CHÍCH LỀ

                                                               CHÍCH LỂ


 I. Đại cương:

          Chích lể là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của ông cha ta đã xuất hiện trước so với châm cứu và có tác dụng chính là làm giảm đau tại chỗ và còn làm giảm sốt

          Phương cách trị liệu này là dùng vật sắc nhọn sạch, vô trùng như kim tiêm châm xuyên qua da, nơi nào đó của cơ thể sao cho chảy máu.

1. Cơ sở lý luận của phương pháp trị liệu bằng chích lể:

          Khí huyết trong cơ thể người luôn được chuyển dịch trong kinh mạch, lan tỏa khắp châu thân để nuôi dưỡng cơ thể hoạt động. Vì lý do nào đó dòng lưu chuyển khí huyết bị tắc làm cho mọi hoạt trong ngoài cơ thể mất điều hòa, âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra nhiều bệnh.

         Trong y văn cổ có câu “thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu thông thì cơ thể không đau. Khí huyết không thông ở nơi nào đó gọi là khí huyết ứ trệ. Phương pháp chữa trị là phải làm khí lưu chuyển, huyết ứ tan ra (hành khí hoạt huyết khử ứ). Tùy vị trí ứ cho các dấu hiệu bệnh chứng khác nhau như ứ ở ngực, bụng gây cơn đau lói tức ngực, đau bụng (gặp trong nhồi máu cơ tim, nhồi máu mạc treo…), ứ ở tay chân tạo ra cảm giác tê, đau nhức (gặp trong phần lớn sang chấn, viêm nhiễm gây tắc mạch chi).

        Y học cổ truyền quan sát huyết ứ và luận theo kinh mạch nào đó có chức năng và chi phối vùng nào bị bệnh, qua đó tìm ra huyệt trên kinh mạch ấy mà tác động. Chích lể nặn máu là phương cách giải quyết nhanh nhất, theo ghi nhận lâm sàng, nó có khả năng làm giảm đau nhanh hơn thuốc nhất là dạng đau khu trú có điểm cụ thể.

        Luận về hình thái cấu trú kinh mạch có đầu tận ngón tay, đón dương khí của trời và đầu tận ngón chân đón địa khí của đất nhằm nuôi dưỡng con người. Chính ở nơi “con đường cùng” là các đầu ngón tay chân (điểm cuối cùng cơ thể , xa tim nhất) do tác động lục khí bên ngoại (phong hàn thử thấp táo hỏa) hay bên trong (hỷ nộ ái ố…) người ta có nhận định dễ bị tắc nghẽn nhất, nếu được khai thông đúng sẽ giải quyết được vô số bệnh tật thuộc chứng huyết ứ.

        Ngày nay khi nhận định dấu chứng thể hiện bệnh nhiều người khó phân biệt có huyết ứ hay không huyết ứ mà đụng chứng đau nào cũng chích lể ra máu là đã đi sai với tinh thần phép trị Y học cổ truyền hiệu quả theo đó khó đạt.

       Chích lể có cơ sở khoa học đáng nhìn nhận giải quyết tốt những triệu chứng đau nhức do nhiều nguyên nhân

       - Nguyên nhân cơ học: như va chạm tạo ra máu bầm ứ dưới da, khoang cơ gây chèn ép thần kinh cơ, gây đau.

       - Nguyên nhân do các chất trung gian tích tụ trong quá trình chuyển hóa nội tại của cơ thể như acid lactic, ure…

       - Tắc mạch do huyết khối, viêm cơ chèn ép mạch, stress căng thẳng...

2. Chỉ định:

       - Đau nhức cố định, khu trú ở cơ, khớp, trên cơ thể; thuốc giảm đau đôi khi không hiệu quả. Có thể kèm sưng cứng hoặc không.

       - Tê cứng vùng cơ chi như tay chân, cảm giác tăng khi trời lạnh, vận động hay xoa bóp nóng có chiều hướng giảm.

       - Dị cảm, kiến bò châm chích ở da hay cơ nông.

       - Đầu ngón tay, chân cảm giác tê, sờ thấy lạnh so vùng gần đó, sắc da đỏ nhợt hay tím bầm.

       - Hiện tượng biến dưỡng da lông khi xảy ra lâu ngày, có thể cơ chi yếu khi vận động trong sinh hoạt bình thường.

       - Sốt cao co giật

3. Chống chỉ định chích lể:

       - Cơ thể suy nhược thiếu máu.

       - Đang mắc phải sốt xuất huyết hay nghi ngờ SXH

       - Bệnh di truyền máu không đông.

       - Vùng da bị tổn thương, viêm tấy như phỏng, nhọt…

       - Người bệnh có tâm lý sợ, không hợp tác

       - Suy giãn tĩnh mạch nông chân

II. Kỹ thuật tiến hành:

1. Dụng cụ chuẩn bị:

       - Vật sắc nhọn vô trùng: kim tiêm, kim châm cứu, dao giải phẫu…

       - Bông gòn sạch khô

       - Bông sát trùng

2. Thao tác và kỹ thuật chích lể:

      - Lựa chọn điểm: huyệt, ngay nơi đau hoặc giữa đầu ngón tay, chân…

      - Đánh dấu sát trùng

      - Chọc kim nhanh qua da độ sâu tùy vùng trung bình 1-3mm

     - Nặn máu, mỗi điễm chích lể nặn từ 15-20 lần thấm bằng gòn khô.

     - Mỗi lần chích không quá 10 điểm.

       Trong các nguyên nhân này chích lể có giá trị tác dụng nhất dạng huyết ứ do tích tụ chất chuyển hóa trong các ngỏ ngách vùng cơ xa tim bị kẹt lại, không theo máu đào thải mà ở lại kích thích vào đầu tận thần kinh gây đau nhức khó chịu, dị cảm kiến bò, tê mỏi và thậm chí gây yếu cơ chi.

       Ngoài ra sang chấn máu ứ khoang cơ dùng kỹ thuật lưu dẫn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐIỀU TRỊ BẰNG NGÂM THUỐC VÀ XÔNG HƠI

I Đại cương:

         Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc,…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh.

        Từ xa xưa nhiều sử sách đông y việt nam đã ghi nhận việc sử dụng nước để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ và chữa bệnh như: Ngâm mình trong suối nước khoáng ấm để giảm đau khớp, nhức mỏi cơ thể, chữa mất ngủ, điều trị các bệnh ngoài da. Đun nóng hòn đá rồi cho vào nồi nước có sẵn một số cây lá thuốc để tạo hơi thuốc xông chữa cảm, cúm, đau nhức xương khớp. Nhiều bài thuốc, cây thuốc đã được nhân dân ta sử dụng để đắp, rửa bôi, tắm ngâm, xông, hun, …chữa các bệnh ngoài da, trĩ, cơ xương khớp, thần kinh,…có tác dụng tốt như: Nhị diệu tán, Khô trĩ tán, Khởi trĩ thang, Thanh đại tán, Hoả độc tán, Khổ sâm thang,…
Theo Dược điển Việt nam III nhiều vị thuốc dùng ngoài đã được ghi nhận như: Mã tiền, Huyết giác, Ô đầu, Long não, Đại hồi, Địa liền, Đinh hương, Quế, Gừng hay Riềng ấm, Thiên niên kiện, Huyết giác, Thương truật,..
Y học phương tây từ nhiều thế kỷ đã áp dụng tính chất cơ học và nhiệt học của nước tác động lên mặt ngoài cơ thể để trị liệu, đó là phương pháp Thuỷ trị liệu (Hydrotherapy) bao gồm nhiều kỹ thuật đa dạng tác động toàn thân hay cục bộ như: đắp, ngâm, xông hơi, tia nước trị liệu, khí dung,…
         Theo y học hiện đại khi cơ thể được ngâm, xông nước nóng thì xảy ra các tác dụng sau:
+ Mồ hôi tiết ra nhiều, tăng cường sự bài tiết nước tiểu do giãn mạch ngoại vi.
+ Nhịp tim tăng lên thông qua sự kích thích các cơ quan thụ cảm ở da làm tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
+ Huyết áp giảm, nhịp thở tăng lên.
+ Giảm hưng phấn của hệ thần kinh.
         Ngâm thuốc và xông hơi có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể. Đặc biệt ngâm thuốc giải phóng cho cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp.
II Chỉ định:
1/ Chỉ định chung trong ngâm thuốc:

1.1. Ngâm thuốc toàn thân:
- Viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp mãn.
- Đau và viêm dây thần kinh mãn.
- Đau lưng, đau dây thần kinh toạ cấp, mãn.
- Đau do co thắt cơ quan tiêu hoá và tiết niệu, sinh dục.
- Sẹo co kéo, mỏm cụt đau.
- Chống stress, an thần, điều trị mất ngủ.
- Giảm béo, giải độc.
1.2. Ngâm thuốc cục bộ:
- Bong gân, cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động.
- Chấn thương chi giai đoạn cấp, mãn, sẹo co cứng.
- Đau dây thần kinh.
- Viêm khớp: Viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Goutte,..
- Một số bệnh rối loạn vận mạch.
- Tăng huyết áp, mất ngủ…
- Bệnh ngoài da: viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm,…
2/ Chỉ định trong tắm hơi:

2.1. Xông hơi toàn thân:
- Cảm mạo, đau nhức mỏi toàn thân.
- Viêm da dị ứng, trứng cá, chàm,..
- Thấp khớp, đau cứng khớp.
- Đau các dây thần kinh ngoại biên.
2.2. Xông hơi cục bộ:
- Đau cứng khớp mãn tính, đau lưng, đau cổ gáy do co cứng cơ,…
- Đau dây thần kinh, tê bì, giảm dinh dưỡng vùng chi,…
- Chấn thương lâu ngày gây co cứng gây co cứng gân cơ, sẹo co kéo,…
- Một số bệnh ngoài da: Chàm, viêm da dị ứng, nấm, trứng cá,…
- Chăm sóc da, chống lão hoá,…
Mỗi một chỉ định cụ thể có được phải tuỳ theo từng phương pháp, nhiệt độ, tính chất của dược liệu được áp dụng để có các chỉ định thật cụ thể.

III Chống chỉ định:

1/ Chống chỉ định tuyệt đối:
- Viêm cấp và các chấn thương cấp tính.
- Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở.
- Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Các khối u ác tính, lao tiến triển.
- Bệnh nhân say rượu, tâm thần.
2/ Chống chỉ định tương đối:
- Các trường hợp giảm cảm giác nóng lạnh.
- Trẻ em, bệnh nhân tâm thần.
- Các bệnh tim mạch, hô hấp, thận (không điều trị toàn thân).

IV Chuẩn bị:
1/ Cán bộ y tế:
- Cơ cấu tổ chức: (1-2-2) 1 Bác sỹ, 2 kỹ thuật viên, 2 điều dưỡng viên cho 1 cơ sở có 2 đến 4 phòng xông khô, ướt, 2 đến 4 bồn ngâm thuốc.
- Cán bộ y tế phải được học chuyên sâu về thuỷ trị liệu nói chung và tắm ngâm- xông thuốc nói riêng.
2/ Người bệnh:
- Bệnh nhân phải được khám và chẩn đoán đúng bệnh có chỉ định điều trị bằng tắm xông thuốc.
- Bệnh nhân trước 1 đợt điều trị phải được kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng. Được hướng dẫn hiểu cách điều trị.
- Trước khi điều trị bệnh nhân phải được tắm rửa sạch sẽ, tuân thủ tuyệt đối thời gian và cách thức điều trị.
3/ Phương tiện:
           - Hệ thống nồi hơi với đường dẫn hơi đạt tiêu chuẩn an toàn y tế.
           - Phòng xông hơi toàn thân đảm bảo kín, có cửa bằng kính mờ, ốp gỗ hoặc đá.Trang bị nội thất có ghế dài để bệnh nhân có thể ngồi, nằm. Có hệ thống còi đèn báo động, đồng hồ và đo nhiệt độ phòng.
- Hệ thống xông hơi cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế.
          - Bồn ngâm thuốc toàn thân từ 150 đến 300 lít, cục bộ từ 1 đến 50 lít theo tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế, có hệ thống dây đai giữ, đồng hồ báo giờ và chuông báo động.
           - Hệ thống giường nghỉ, khăn, áo tắm, đồ dùng vệ sinh cá nhân cho mỗi lần điều trị.
4/ Hồ sơ bệnh án: (Hồ sơ bệnh án được trình bày ở phần phụ lục).
V Các bước tiến hành:
  - Chuẩn bị phòng, bồn ngâm (trước khi bệnh nhân vào):
            + Nhiệt độ phòng xông hơi từ 40 đến 650C tuỳ bệnh nhân. Thuốc dùng để xông phải thích hợp cho từng loại bệnh.
            + Nhiệt độ bồn ngâm từ 25- 390C tuỳ từng thể trạng bệnh nhân và chỉ định điều trị. Thuốc phải được sắc trước và hoà tan đều với nước trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
 - Chuẩn bị cho bệnh nhân: Bệnh nhân phải được tắm rửa sạch sẽ và bộc lộ phần cần được điều trị bằng ngâm thuốc, xông thuốc.
            - Kỹ thuật viên hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ bệnh nhân bắt đầu quy trình điều trị với nhiệt độ, thuốc, thời gian điều trị thích hợp.
            - Sau ngâm, xông toàn thân bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị cho quá trình điều trị tiếp theo.
 VI Tai biến và các cách xử trí:
           - Bỏng do nước quá nóng
           - Cần phải đo nhiệt độ trước khi điều trị cho bệnh nhân.
           - Kiệt sức do ngâm nước quá lâu,có thể bị truỵ tim mạch do giãn mạch quá mức và tăng tiết mồ hôi. Khi ngâm tắm xông xong bệnh nhân phải được nằm nghỉ trong vòng 15 đến 20 phút trước khi ra về.
           - Dị ứng với thuốc ngâm
           - Bệnh nhân phải được khám kỹ và kiểm tra trước thuốc sẽ dùng cho cả đợt điều trị.

 

 

 

 

 

 

 

 

CẤY CHỈ ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG.

1. ĐẠI CƯƠNG

          Hội chứng dạ dày là một bệnh lý viêm, loét dạ dày tá tràng.

          Theo Y học cổ truyền gọi là chứng vị quản thống, thường gặp hai thể là can khí phạm vị hoặc tỳ vị hư hàn.

2. CHỈ ĐỊNH

          Người bệnh bị đau do loét dạ dày – tá tràng.

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

          Các bệnh cấp cứu.

          Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai.

          Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.

          Dị ứng với chỉ tự tiêu.

4. CHUẨN BỊ

4.1. Người thực hiện:Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4.2. Trang thiết bị

          Khay đựng dụng cụ, panh, kéo, kẹp không mấu, cồn sát trùng, cồn iốt, gạc vô trùng, bông, băng dính, lọ thủy tinh đựng chỉ.

           Kim cấy chỉ.

           Chỉ tự tiêu.

           Kim cấy chỉ và chỉ tự tiêu đảm bảo vô trùng.

           Hộp thuốc chống vựng châm hoặc chống sốc phản vệ.

4.3. Người bệnh

          Người bệnh được khám, làm hồ sơ bệnh án theo quy định.

          Giải thích tư tưởng cho người bệnh yên tâm phối hợp với thầy thuốc.

          Người bệnh nằm tư thế thoải mái, bộc lộ vùng huyệt.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1. Các huyệt thường dùng:

         Thể can khắc Tỳ: Cự khuyết, Trung quản, Kỳ môn, Tam âm giao, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Nội quan, Can du.

         Thể Tỳ Vị hư hàn: Cự khuyết, Chương môn, Thiên khu, Túc tam lý, Tam âm giao, Nội quan, Tỳ du, Vị du.

         Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp.

5.2. Thủ thuật:

        Phòng thủ thuật riêng biệt.

        – Rửa tay sạch, đi găng tay vô trùng.

        – Cắt chỉ tự tiêu thành từng đoạn khoảng 0,5cm – 1cm.

        – Luồn chỉ vào nòng kim.

       – Xác định huyệt và sát trùng vùng huyệt cấy chỉ.

       – Châm kim nhanh qua da và đưa chỉ từ từ vào huyệt.

       – Dùng ngón tay ấn lên sát chân kim rồi rút kim ra, dán băng vô trùng hoặc đặt gạc vô trùng lên huyệt vừa cấy chỉ, dán băng dính lên để giữ gạc.

5.3 Liệu trình điều trị:

       Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 7 – 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.

6. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

6.1. Theo dõiToàn trạng người bệnh 15-30’ sau khi cấy chỉ.

6.2. Xử trí tai biến:

       – Chảy máu: Dùng bông gạc khô vô khuẩn ấn tại chỗ, không day.

       – Đau sưng nơi cấy chỉ: chườm đá, dùng thuốc chống viêm phù nề hoặc kháng sinh (nếu cần).

      – Dị ứng: Dùng thuốc chống dị ứng.

      – Vựng châm: Xử lý theo phác đồ vựng châm.

(Lượt đọc: 19958)

File đính kèm: 20191128164646.pdf

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ