Banner
Banner dưới menu

NONG MÀNG NGOÀI TIM BẰNG BÓNG TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM MẠN TÍNH

NONG MÀNG NGOÀI TIM BẰNG BÓNG TRONG ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM MẠN TÍNH

I. ĐẠI CƯƠNG

Tràn dịch màng ngoài tim tái phátdo các bệnh ác tính hoặc đôi khi không rõ căn nguyênlàm bệnh nhân phải tái nhập viện nhiều lần, thời gian nằm viện dẫn lưu dịch kéo dài,có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân trong bệnh cảnh ép tim nếu không được dẫn lưu kịp thời, trước đây thường được chỉ định mở màng tim tối thiểubằng phẫu thuật.Nong màng ngoài tim bằng bóng qua da là kỹ thuật đưa ống thông đầu có bóng vào khoang màng ngoài tim và nong màng ngoài tim (lá thành) tạo thành một cửa sổ để dẫn lưu dịch màng ngoài tim vào lớp trung mạc cho thấm dịch về hệ bạch huyết. Kỹ thuật này được tiến hành thay thế cho phẫu thuật có tỷ lệ thành công cao, ít biến chứng, thời gian nằm viện ngắn, ít đau, không có sẹo trên ngực, và có thể thực hiện trong các trường hợp nguy cơ cao như người suy kiệt nặng, bệnh phổi phổi hợp nguy cơ cao khi phẫu thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

§Bệnh nhân tràn dịch màng ngoài tim(TDMT)tái phát do cácbệnh ác tính.

§Tràn dịch màng ngoài tim không rõ nguyên nhântái phát nhiều lần.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

§TDMT do các nguyên nhân đã rõ như nhiễm trùng, tràn mủ màng tim…

§Bệnh nhân có tình trạng rối loạn đông máu, rối loạn số lượng và chức năng tiểu cầu.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện kỹ thuật.

- 02 bác sĩ chuyên ngành tim mạch can thiệp.

- 01 điều dường và 01 kỹ thuật viên có kinh nghiệm về tim mạch can thiệp.

2. Chuẩn bị bệnh nhân

·       Bệnh nhân được giải thích đầy đủ về thủ thuật và ký vào bản cam kết thực hiện thủ thuật.

·       Dùng các thuốc giảm đau, an thần trước thủ thuật: có thể cho morphin, truyền perfalgan…

·       Thủ thuật được tiến hành tại phòng tim mạch can thiệp, bệnh nhân được bố trí nằm đầu cao trên bàn can thiệp (đầu cao 300).

·       Gắn điện tâm đồ, kẹp máy theo dõi SpO2…

·       Thở ô xy đầy đủ.

·       Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch tốt và một đường tĩnh mạch để đưa các thuốc giảm đau, an thần..

3. Chuẩn bị dụng cụ

§Bàn để dụng cụ: bao gồm bộ bát vô khuẩn, áo phẫu thuật, găng tay.

§Gạc vô khuẩn; bơm 5ml, 10ml, 20ml, 50ml; dụng cụ ba chạc.

§Dụng cụ mở thiết lập đường vào khoang màng ngoài tim (kim chọc dẫn lưu dịch màng ngoài tim, guidewire, introducer sheath).

§Thuốc sử dụng trong thủ thuật: thuốc giảm đau (morphin, perfalgan), thuốc gây têtại chỗ.

§Thuốc cản quang: pha với nước muối sinh lý với tỉ lệ 1:5

§Dụng cụ nong màng ngoài tim

§Bóng nong là bóng Inoue, hoặc bóng nong ngoại biên.

§Guide Wire loại cứng.

§Que nong (dilator).

§Ống thông dạng pigtail để dẫn lưu.

§Kim chỉ khâu vị trí nong màng tim.

4. Hồ sơ bệnh án:được hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

§Nong màng ngoài tim bằng bóng được thực hiện tại phòng can thiệp tim mạch dưới hướng dẫn của màng hình quang tăng sáng và máy siêu âm tim.

§Bệnh nhân được đặt tư thế nằm đầu dốc cao 300

§Sát khuẩn vị trí đường vào khoang màng ngoài tim: Vị trí dưới mũi ức(đường Marphan).

§Bệnh nhân được dùng Atropine 0,25mg từ 0.5-1 mg tiêm bắp để tránh hiện tượng cường phế vị trong khi làm thủ thuật.

§Gây tê tại chỗ bằng lidocain 2%, an thần và giảm đau toàn thân bằng morphin, perfalgan truyền liên tục trong lúc làm thủ thuật.

§Chọc dịch màng tim đường dưới mũi ức giống cách chọc màng tim thông thường.                     

§Đưa 1 guide wire 0.35 inch vào trong khoang màng tim, dùng que nong rộng đường vào.

§Đưa ống thông pigtail 6 - 8F vào khoang màng tim qua guide wire.

§Lấy ra khoảng 500ml dịch để làm giảm triệu chứng và cải thiện huyết động cho bệnh nhân (khi bệnh nhân bị tràn dịch nhiều).

§Bơm vào khoang màng tim 5ml thuốc cản quang qua pigtail để xác định rõ khoang màng tim.

§Rút pigtail vẫn lưu wire ở trong khoang màng tim.

§Đưa que nong (dilator 14 F) vào khoang màng tim nong làm rộng đường vào khoang màng tim.

§Sau đó đưa bóng nong (đường kính 24 - 26 mm) qua guidewire vào khoang màng ngoài tim.

§Xác định vị trí bóng nong bằng cách bơm nhẹ bóng, đảm bảo eo bóng nằm đúng vị trí lá thành màng ngoài tim (đối với bóng Inoue), bóng nằm giữa màng tim với bóng ngoại biên

§Sau đó bơm bóng nở tối đa (khoảng 3cm). Bơm bóng tối đa là khi phần eo của bóng mất đi.

§Bơm bóng thêm 2-3 lần nữa để đạt hiệu quả tối ưu.

§Rút bóng nong ra, lưu guidewire.

§Đưa pigtail vào lại khoang màng tim, đặt pigtail ở vị trí thấp nhất của quả tim.

§Bơm rửa và rút hết dịch trong khoang màng tim ra để hạn chế tình trạng viêm màng ngoài tim do thuốc cản quang.

§Lưu ống thông pigtail để dẫn lưu nốt chỗ dịch trong khoang màng tim bằng cách nối với hệ thống  hút áp lực âm liên tục.

§Khâu vị trí nong bóng và cố định pigtail dẫn lưu.

Description: E:\tai lieu\tai lieu tim mach\Percutaneous Balloon Pericardiotomy\Presentation\Pictures
\PBP.jpg

Hình1 : Quá trình nong bóng màng ngoài tim dưới màn tăng sáng

 

VI. THEO DÕI

-         Hút áp lực âm liên tục dẫn lưu màng tim.

-         Theo dõi lượng dịch qua dẫn lưu.

-         Siêu âm tim đánh giá dịch màng tim, màng bụng, màng phổi 2 bên.

-         Rút dẫn lưu khi dịch ra < 75ml/24h.

-         48h sau khi rút dẫn lưu siêu âm tim đánh giá dịch màng tim tái phát, dịch màng phổi, dịch màng bụng.

-         Tất cả bệnh nhân đều được dùng colchicin 1mg trong vòng 1 tháng sau thủ thuật để góp phần hạn chế tái phát dịch màng tim do cơ chế phản ứng viêm.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-         Cường phế vị do đau: nhịp tim chậm, huyết áp tụt, cần phát hiện sớm, cho atropin và truyền dịch đầy đủ.

-         Ngừng tim do kích thích đám rối dương.

-         Nhiễm trùng: tại chỗ chọc hoặc toàn thân, theo dõi, dùng kháng sinh sớm.

-         Biến chứng chảy máu nặng do ảnh hưởng đến động mạch nhỏ lân cận: có thể phải can thiệp ngoại khoa.

-         Suy hô hấp do các thuốc giảm đau…

-         Chấn thương tim phổi: do nong thô bạo, cần phát hiện vị trí và can thiệp ngoại khoa nếu cần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jneid H, Maree AO, Palacios IF: Pericardial tamponade: clinical presentation, diagnosis and catheter-based therapies. In Parillo J, Dellinger PR, editors: Critical Care Medicine, ed 3, St. Louis, 2008, Mosby.

2. Iaffaldano RA, Jones P, Lewis BE, et al: Percutaneous balloon pericardiotomy: a double-balloon technique. Catheter Cardiovasc Diagn 36(1):79–81, 1995.

3. Eric J. Topol, Paul S. Teirstein: Percutaneous Balloon Pericardiotomy for Patients with Pericardial Effusion and Tamponade, Textbook of Interventional Cardiology, 6th Edition 2012 chapter 53, p: 707-717

(Lượt đọc: 3262)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ