Banner
Banner dưới menu

KHÁM, TUYỂN CHỌN NGƯỜI HIẾN TẾ BÀO GỐC

(Cập nhật: 24/11/2017)

KHÁM, TUYỂN CHỌN NGƯỜI HIẾN TẾ BÀO GỐC

I. NGUYÊN LÝ
- Tuyển chọn người khỏe mạnh để đảm bảo tách chiết đủ số lượng tế bào gốc (TBG) tối thiểu cần truyền cho người bệnh là ≥ 3x106 tế bào CD34+/kg cân nặng người bệnh nếu ghép đồng loại.
- Tuyển chọn người bệnh (Đa u tủy xương, U lympho không Hodgkin và Hodgkin, Lơ xê mi cấp dòng tủy) đủ tiêu chuẩn ghép để gạn tế bào gốc với số lượng ≥ 2x106 nếu ghép tự thân.
II. CHỈ ĐỊNH
- Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị bệnh: Đa u tủy xương, U lympho không Hogdkin, Hodgkin và Lơ xê mi cấp dòng tủy…
- Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại điều trị các bệnh máu: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố niệu kịch phát ban đêm, Lơ xê mi cấp và kinh dòng bạch cầu hạt,  Rối loạn sinh tủy…
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Người hiến không phải là người bệnh
Bất cứ tiêu chí nào dưới đây:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú;
- Tuổi: < 10 hoặc > 60;
- Cân nặng: ≥ 20kg;
- Có bệnh lý về gan, thận, phổi và tim;
- Mắc các bệnh lý ác tính khác có nguy cơ tái phát hay tiến triển trong vòng 5 năm.
2. Người hiến là người bệnh
- Tuổi: > 65 đối với bệnh Đa u tủy xương và U lympho ác tính; > 50 tuổi đối với bệnh Lơ xê mi cấp;
- Thể trạng người bệnh kém;
- Người bệnh không đáp ứng với hoá chất khi điều trị vòng 2 hoặc không đạt lui bệnh hoàn toàn đối với nhóm Lơ xê mi cấp;
- Người bệnh có các bệnh lí về: gan, thận, phổi và bệnh tim;
- Người nhà và người bệnh không đồng ý ghép.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Bác sĩ;
- Điều dưỡng;
- Kỹ thuật viên.
2. Phương tiện - Hóa chất
2.1 Phương tiện
- Bơm tiêm;
- Máy tách tế bào....;
- Máy bảo quản tế bào gốc.
2.2 Hóa chất
- Hóa chất thực hiện các xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu, HLA, sinh hóa, vi sinh….;
- Thuốc: G-CSF, Canxi, dung dịch Natri clorua 0,9%;
3. Người hiến tế bào gốc
Được giải thich kỹ về mục đích tiến hành kiểm tra lựa chọn và quy trình tiến hành gạn tách tế bào gốc. Người cho tế bào gốc được theo dõi và kiểm tra định kỳ trong và sau khi tiến hành gạn tế bào gốc.
4. Phiếu xét nghiệm
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi và túi tế bào gốc;
- Sinh hóa;
- HLA cho ghép tủy;
- Phiếu xét nghiệm HBV, HCV, HIV;
- Anti CMV (IgG, IgM), anti EBV (IgG, IgM);
- Phiếu siêu âm;
- Đếm CD34 máu ngoại vi và túi tế bào gốc;
- Các xét nghiệm đặc thù khác: tỷ lệ tế bào 1 nhân, cấy túi tế bào gốc.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Quy trình chọn người hiến tế bào gốc; huy động, thu gom và bảo quản tế bào gốc từ người hiến
1.1 Tiêu chuẩn chọn người hiến
1.1.1 Tiêu chuẩn chọn người hiến ghép TBG đồng loại.
Những người hiến có các tiêu chuẩn sau được lựa chọn hiến tế bào gốc để ghép cho người bệnh:
- Tuổi trên 10 hoặc dưới 60;
- Cân nặng ≥ 20kg.
- Anh, chị em ruột của người bệnh phù hợp về HLA-A, B và DR, tối thiểu 5/6 allen với người bệnh;
- Không bị nhiễm HBV, HCV và HIV;
- Hoàn toàn khỏe mạnh, không mắc các bệnh mạn tính.
1.1.2 Tiêu chuẩn chọn người bệnh ghép TBG tự thân gạn TBG.
a) Đa u tủy xương
- Sau điều trị tấn công đạt lui bệnh hoàn toàn hoặc lui bệnh một phần, chưa điều trị thuốc ảnh hưởng đến TBG như melphalan…
- Thể trạng lâm sàng tốt.
- Không có các bệnh về thần kinh, tâm thần, gan, thận, tim, phổi.
b) U lympho không Hogdkin (ULPKH)
- Thể trạng lâm sàng tốt.
- Không có các bệnh về thần kinh, tâm thần, gan, thận, tim, phổi;
- Thời điểm chỉ định ghép: tùy từng thể như sau:
+ ULPKH thể tiến triển [4]:
DLBCL, PTCL, ALCL: chỉ định ghép tự thân khi kháng với điều trị từ đầu hoặc sau khi tái phát điều trị vòng 2 có đáp ứng hoá chất.
MCL: chỉ định ghép tự thân ngay sau khi điều trị tấn công đạt lui bệnh.
ULPKH tế bào T: sau đáp ứng với hoá chất vòng 1 hoặc sau tái phát điều trị cứu vãn vòng 2 có đáp ứng với hoá chất.
+ ULPKH thể âm thầm: ULP thể nang, ULP tế bào dạng lympho và plasmo, ULP tổ chức lympho liên quan màng nhày, ULP tế bào lympho nhỏ và ULP thể vùng rìa lách: chỉ định ghép tự thân cho các trường hợp tái phát điều trị cứu vãn vòng 2 còn đáp ứng với hoá chất.
c) Bệnh Hodgkin
- Thời điểm chỉ định ghép tự thân: ở các người bệnh kháng thuốc hoặc sau tái phát.
- Thể trạng lâm sàng tốt.
- Không có các bệnh về thần kinh, tâm thần, gan, thận, tim, phổi..
d) Lơ xê mi cấp dòng tủy
- Chẩn đoán lơ xê mi cấp dòng tuỷ nhóm nguy cơ trung bình hoặc cao sau điều trị lui bệnh hoàn toàn đợt 1 hoặc nhóm nguy cơ thấp tái phát điều trị đạt lui bệnh hoàn toàn đợt 2.
- Thể trạng lâm sàng tốt.
- Không có các bệnh về thần kinh, tâm thần, gan, thận, tim, phổi.
1.2 Các xét nghiệm trước ghép của người hiến khỏe mạnh
Bước 1:
- Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, các xét nghiệm về chức năng gan thận của người hiến;
- Xét nghiệm định nhóm HLA-A, B, DR anh, chị em ruột bằng kỹ thuật sinh học phân tử;
- Xét nghiệm các xét nghiệm về HBV, HCV, HIV bằng kỹ thuật ELISA.
Bước 2: Nếu phù hợp HLA
- Xét nghiệm CMV (IgG, IgM) và EBV (IgG, IgM) bằng kỹ thuật ELISA;
- Định nhóm máu hệ ABO, Rh, phenotype;
- Siêu âm kiểm tra tổng quát người hiến.
1.3 Các xét nghiệm trước ghép của người bệnh
- Xét nghiệm tủy đồ và sinh thiết tủy xương.
- Các xét nghiệm đánh giá lui bệnh của người bệnh đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin và Hodgkin và lơ xê mi cấp dòng tủy.
2. Quy trình chiết tách người cho tế bào gốc: huy động, thu gom và bảo quản tế bào gốc.
2.1 Người hiến khỏe mạnh
- Huy động người hiến tế bào gốc được tiêm dưới da G-CSF 10mg/kg cân nặng/ngày, chia hai lần.
- Tiến hành kiểm tra số lượng bạch cầu hàng ngày và số lượng tế bào CD34+ sau khi tiêm G-CSF và ngày thứ 4 bằng máy flow cytometry. Khi số lượng tế bào CD34+ đạt trên 10 tế bào/µl.
2.2 Người bệnh
Huy động TBG ở người bệnh: có một số phương pháp sau:
- Kích bạch cầu G-CSF đơn thuần: với liều 10 µg/kg/ngày chia 2 lần cách nhau mỗi 12 giờ. Đếm số lượng bạch cầu hàng ngày và số lượng tế bào CD34+ từ ngày thứ 4. Khi số lượng tế bào CD34+ > 10 tế bào/µl thì tiến hành gạn TBG máu ngoại vi. Thường đỉnh huy động đạt cao nhất sau huy động G-CSF đơn thuần là ngày thứ 4-5.
- Phối hợp hoá chất và G-CSF: thường chỉ định khi tiên lượng huy động kém nếu chỉ sử dụng G-CSF đơn thuần (tỷ lệ xảy ra từ 5-30%), và thường do một số nguyên nhân sau: đã điều trị trước đó bằng những thuốc ảnh hưởng đến tế bào gốc, người bệnh lớn tuổi, đã điều trị tia xạ và có tế bào ác tính xâm lấn  tuỷ xương.
+ Với đa u tuỷ xương: Cyclophosphamide (liều 2g/m2, 1 lần) phối hợp với G-CSF (thường bắt đầu từ ngày thứ 6 sau điều trị hoá chất). Thời điểm đạt huy động tế bào gốc cao nhất phụ thuộc tính cá thể từng người bệnh, thông thường sau 10-20 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị hoá chất.
+ Với U lympho Hodgkin và không Hodgkin: sau đợt điều trị cứu vãn những người bệnh tái phát hoặc sau đợt cuối điều trị tấn công bằng các phác đồ: ICE, IEV, DHAP hoặc ESHAP kết hợp G-CSF để huy động tế bào gốc.
- Plerixafor (AMD3100): đơn thuần hay phối hợp G-CSF hoặc phối hợp hoá chất.
VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
- Tuyển  chọn  được người  hiến khỏe  mạnh phù hợp HLA tối  thiểu 5/6 allen.
- Tuyển chọn được người bệnh đủ điều kiện để gạn TBG.
- Ghép đồng loại: Thu gom đủ số lượng tế bào gốc tối thiểu 3x106 tế bào CD 34+/kg cân nặng người bệnh.
- Ghép tự thân: Thu gom đủ số lượng tế bào gốc tối thiểu 2x106 tế bào CD34+/kg cân nặng người bệnh cho một lần ghép.
VII. TÁC DỤNG PHỤ VÀ XỬ TRÍ
- Tác dụng phụ ở người hiến khi sử dụng G-CSF: đau xương, đau đầu, tăng LDH, acid uric, tăng huyết áp, lách to. Xử trí bằng giảm đau, hạ huyết áp.
- Tác dụng phụ ở người hiến trong khi thu gom tế bào gốc: đau đầu, tê vùng môi, chuột rút, rét run. Xử trí bằng truyền Canxi, Corticoid.
 

(Lượt đọc: 3624)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ