Banner
Banner dưới menu

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ CỦA DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LĂN KIM VÀ SẢN PHẨM TỪ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC

(Cập nhật: 15/11/2017)

ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH LÝ CỦA DA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LĂN KIM VÀ SẢN PHẨM TỪ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO GỐC

I.            ĐỊNH NGHĨA

Phương pháp lăn kim là liệu pháp dùng kim siêu nhỏ điều trị một số bệnh da, giúp tăng cường tác dụng của các sản phẩm sử dụng bôi ngoài da và tăng cường sản xuất collagen, elastin,... góp phần làm tái tạo da.

II.            CHỈ ĐỊNH

-         Rám má, tàn nhang.

-         Sẹo lõm do trứng cá, thuỷ đậu.

-         Lỗ chân lông giãn to.

-         Rạn da.

-         Nhăn da, chống lão hoá.

-         Rụng tóc.

III.            CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Dị ứng với sản phẩm thuốc gây tê bề mặt (lindocain).

-         Da kích ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc có tổn thương vùng cần điều trị.

-         Bệnh nhiễm trùng, chấn thương ngoài da vùng cần điều trị.

-         Trứng cá đang viêm đỏ.

-         Xuất huyết trên da mặt.

-         Các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến toàn trạng và có tổn thương da (ung thư da, tăng huyết áp, HIV/AIDS,...).

-         Vừa thực hiện phẫu thuật, thủ thuật gây chấn thương vùng da mặt chưa hồi phục (đốt laser, cắt nốt ruồi,...).

IV.            CHUẨN BỊ

1.     Dụng cụ

-         Kim lăn (mỗi người bệnh 1 kim riêng, cỡ kim tuỳ theo chỉ định của bác sĩ): 1 chiếc

-         Bộ dụng cụ (bát thuỷ tinh, mút rửa mặt, mũ đội đầu, bông gạc, kẹp phẫu tích,...) để làm sạch da mặt, sát khuẩn ngoài da: 1 bộ

-         Sữa rửa mặt (tuỳ theo từng loại da): 3 ml

-         Thuốc tê bề mặt: 1- 2 ml/mg

-         Cồn 700, nước muối sinh lý 0,9%.

-         Sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc: 1 ống

2.     Người bệnh

-         Người bệnh được giải thích cụ thể về tác dụng, giá thành của phương pháp lăn kim.

   V.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

-         Người bệnh được nằm trên giường, đội mũ che kín tóc.

-         Rửa sạch mặt cho người bệnh.

-         Bôi kem hoặc xịt thuốc gây tê bề mặt vùng cần điều trị.

-         Lau sạch thuốc tê và sát khuẩn vùng cần điều trị.

-         Bác sĩ tiến hành phương pháp lăn kim vùng cần điều trị.

-         Bôi sản phẩm từ công nghệ tế bào gốc lên vùng lăn kim.

VI.            THEO DÕI

-         Theo dõi tình trạng dị ứng, kích ứng, xuất huyết trong và sau quá trình làm thủ thuật.

-         Đánh giá hiệu quả điều trị 2 tuần/lần dựa vào máy chụp và phân tích da.

VII.            XỬ TRÍ TAI BIẾN

-         Xử trí các trường hợp bị dị ứng hoặc kích ứng với các sản phẩm sử dụng ngoài da.

(Lượt đọc: 3479)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ