Banner
Banner dưới menu

TRUYỀN PULSE THERAPY CORTICOID

(Cập nhật: 15/11/2017)

TRUYỀN PULSE THERAPY CORTICOID

I.         ĐỊNH NGHĨA

Pulse therapy corticoid là cách dùng corticoid đường tĩnh mạch liều cao trong một thời gian rất ngắn.

II.     CHỈ ĐỊNH

Các bệnh nội khoa:

-         Bệnh Lupus: Thể tiến triển nặng, không đáp ứng với phương pháp thông thường, tổn thương thận nặng.

-         Viêm đa khớp dạng thấp không đáp ứng với điều trị thông thường.

-         Bệnh Sarcoidose nặng.

-         Một số bệnh khác như: Viêm da đa cơ, viêm nút quanh động mạch, hội chứng Cogan.

Các bệnh thận:

-         Ghép thận.

-         Viêm cầu thận tiến triển nhanh.

-         Hội chứng thận hư tổn thương tối thiểu.

-         Hội chứng Goodpasture.

Các bệnh hô hấp:

-         Xơ phổi vô căn.

-         Hen ác tính.

-         Hội chứng suy hô hấp người lớn.

Các bệnh khác:

-         Nhồi máu cơ tim.

-         Shock nhiễm trùng huyết.

-         Xơ hóa dạng ổ.

-         Hóa trị liệu không hấp thu qua đường tiêu hóa

III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Loét dạ dày - tá tràng.

-         Loãng xương.

-         Bệnh cơ do corticoid.

-         Rối loạn tâm thần.

-         Đang mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm.

-         Tăng nhãn áp.

-         Khối máu đông, tắc mạch tái phát.

IV.  CHUẨN BỊ

1.       Người thực hiện

-         Bác sĩ và kỹ thuật viên

2.       Dụng cụ

-         Hộp chống sốc, phương tiện cấp cứu

-         Bơm tiêm, dây truyền, thuốc corticoid, dung dịch pha thuốc (Natriclorid 0,9%; Glucose 5%) 

-         Bông vô trùng & cồn sát trùng, dây garo 

-         Sổ sách ghi chép theo dõi cho bệnh nhân.

3.       Người bệnh

-         Phải được tư vấn trước khi thực hiện quy trình điều trị.

4.       Hồ sơ bệnh án

-         Mỗi người bệnh có phiếu theo dõi riêng.

V.     CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.       Kiểm tra hồ sơ bệnh án

-         Kiểm tra các thông tin về bệnh nhân, các xét nghiệm huyết học, sinh hóa, chỉ định dùng thuốc…

-         Ghi chép phiếu theo dõi.

2.       Thực hiện

-         Thuốc hay dùng là Solumedrol. Liều thông thường 1-2g (khoảng 20mg/kg) pha cùng 120ml hoặc 250ml dung dịch glucose 5% hay natriclorua 0,9%, truyền tĩnh mạch trong 90 phút. Không được truyền quá nhanh, dưới 30 phút.

-         Mỗi đợt điều trị từ 1-3 ngày. Có thể dùng một đợt hay nhiều đợt tùy theo bệnh và tiến triển của bệnh

-         Khi truyền cần theo dõi sát huyết áp, nhịp tim, tốt nhất là bằng monitoring trong 24h. Xét nghiệm điện giải đồ, sinh hóa máu trước và sau khi truyền

VI.  THEO DÕI

Có thể gây rối loạn nhịp tim do thay đổi nồng độ kali trong máu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ này bao gồm việc dùng lợi tiểu, truyền thuốc quá nhanh. Vì vậy khi dùng Bolus phải theo dõi điện tim trong 24 giờ.

Các tác dụng ngoại ý khác: Mọi tác dụng phụ đều có thể gặp. Hay thấy là đau đầu, đau khớp, viêm khớp. Tuy nhiên các biến chứng ít hơn so với cách dùng thông thường

 

(Lượt đọc: 10347)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ