Banner
Banner dưới menu

SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO QUÁ PHÁT XƯƠNG HÀM TRÊN

(Cập nhật: 26/11/2017)

SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO QUÁ PHÁT XƯƠNG HÀM TRÊN

I.      ĐẠI CƯƠNG

1.     Định nghĩa

-         Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của rănghàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần củarăng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, nhưng tương quan xương hàm trên nhôra trước so với cấu trúc nền sọ, xương hàm dưới ở vị trí bình thường.

2.     Nguyên nhân

-         Di truyền

-         Thói quen xấu: thở miệng, bú bình kéo dài không được điều trị sớm.

-         Không rõ nguyên nhân.

II.   CHẨN ĐOÁN

1.     Chẩn đoán xác định:

a.     Lâm sang

-         Ngoài mặt

o   Kiểu mặt lồi khi nhìn nghiêng.

o   Góc mũi môi nhọn.

-         Trong miệng

o   Ở tư thế cắn trung tâm

+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm: múi ngoài gần của răng hàmlớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của rănghàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.

+ Tương quan răng nanh loại II một bên hoặc hai bên theo phân loại Angle.Độ cắn chìa có thể tăng.Trục các răng cửa hàm dưới thường ngả trước nhiều và trồi cao để bù trừ sựmất cân xứng xương hai hàm.Thường có khớp cắn sâu.Cung hàm trên có thể bình thường hoặc hẹp.Đường cong Spee sâu.Có thể có các triệu chứng của thói quen xấu gây ra sai khớp cắn loại II.

b.     Cận lâm sang

-         Trên mẫu hàm thạch cao

o   Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại II.

o   Tương quan răng nanh loại II.

o   Độ cắn chìa tăng.

-         X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics)

o   Tương quan xương hai hàm loại II

+ Số đo góc ANB tăng.

+ Chỉ số Wits tăng.:

Xương hàm trên nhô ra trước so với nền sọ

+ Số đo góc SNA tăng.

+ Chỉ số A-N Perp tăng.

Xương hàm dưới bình thường

+ Số đo góc SNB nằm trong giá trị bình thường.

+ Chỉ số Pog-NPerp bình thường.

+ Góc trục mặt bình thường.

2.     Chẩn đoán phân biệt

-         Sai khớp cắn loại II do răng: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng vớiđặc điểm tương quan xương hai hàm là loại I.

-         Sai khớp cắn loại II do xương hàm dưới: Phân biệt dựa vào phim X quang sọnghiêng Cephalometrics với các đặc điểm:

+ Số đo góc SNA bình thường,

+ Chỉ số A-Nper bình thường.

+ Số đo góc SNB giảm.

+ Chỉ số Pog-Nper tăng.

-         Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm: Phân biệt dựa vào phim X quang sọnghiêng với các đặc điểm:

+ Số đo góc SNA tăng.

+ Số đo góc SNB giảm.

+ Chỉ số A-Nperp tăng.

+ Chỉ số Pog-Nper tăng.

III.           ĐIỀU TRỊ

1.     Nguyên tắc

-  Tạo lập lại tương quan hai hàm lý tưởng nhất là lý tưởng nhất là tương quanxương loại I, khớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhấtphải đạt được tương quan răng nanh loại I.

-  Cải thiện về thẩm mỹ.

- Đảm bảo độ ổn định.

2.     Điều trị cụ thể

a.     Bệnh nhân còn trong thời kỳ tăng trưởng

-         Ngăn chặn sự phát triển của xương hàm trên bằng khí cụ Headgear tùy theocác trường hợp :

+ Sử dụng Headgear kéo cao nếu bệnh nhân có khớp cắn hở, kiểu mặt dài.

+ Sử dụng Headgear kéo thấp nếu bệnh nhân có khớp cắn sâu.

+ Sử dụng Headgear kéo phối hợp nếu độ cắn phủ bình thường.

+ Lực kéo Headgear mỗi bên: 350- 450gram.

+ Thời gian đeo Headgear trong ngày: ít nhất 14 h/ngày.

+ Thời gian điều trị với Headgear: thường khoảng 6 tháng đến 12 tháng.

-         Đánh giá lại tương quan xương hai hàm trên phim X quang.

-         Tạo lập lại tương quan răng hai hàm:

+ Gắn mắc cài hai hàm.

+ Sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều ngang và chiều đứng.

+ Hoàn thiện.

+ Điều trị duy trì.

b. Bệnh nhân đã hết thời kỳ tăng trưởng

- Điều trị bù trừ (ngụy trang)

+ Nhổ răng tạo khoảng

+ Sắp xếp kéo lùi các răng trước.

+ Điều chỉnh tương quan răng hai hàm cho tới khi đạt khớp cắn loại I, ít nhấtphải đạt được tương quan răng nanh loại I.

+ Hoàn thiện.

+ Điều trị duy trì.

-         Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm trên: áp dụng trong các trường hợp nặngkhông thể điều trị bù trừ bằng nắn chỉnh răng đơn thuần.

IV.           TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1.     Tiên lượng

-         Tình trạng khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên thường gây sangchấn các răng trước hai hàm, viêm quanh răng và có thể gây mất răng sớm, ảnhhưởng đến chức năng và thẩm mỹ.

-         Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt.

2.     Biến chứng

-         Sang chấn các răng trước hai hàm.

-         Đau khớp thái dương hàm.

-         Rối loạn khớp thái dương hàm.

V.   PHÒNG BỆNH

-         Cần khám, phát hiện và điều trị sớm loại bỏ các thói quen xấu.

-         Điều trị sớm khi bệnh nhân còn trong thời kỳ tăng trưởng. 

(Lượt đọc: 3257)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ