Banner
Banner dưới menu

VẢY PHẤN HỒNG GIBERT (Pityriasis rosea of Gibert)

VẢY PHẤN HỒNG GIBERT (Pityriasis rosea of Gibert)

I.  ĐẠI CƯƠNG

         Vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính, lành tính, có thể tự khỏi. Căn sinh bệnh học cho đến nay vẫn chưa rõ. Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ, chủ yếu ở người trẻ từ 10 - 35 tuổi.

II.  CHẨN ĐOÁN: chủ yếu dựa vào lâm sàng

a)  Lâm sàng

-         Tổn thương da

§   Thương tổn tiên phát (dát Herald)

§  Dát hình tròn hay bầu dục như hình huy hiệu

§  Giới hạn rõ

§  Kích thước từ 2 đến 10 cm

§  Bờ xung quanh có màu hồng tươi, giữa nhạt màu hơn và hơi nhăn nheo, giữa hai vùng được cách biệt bằng lớp vảy da dính vào da ở phía ngoài

§  Thương tổn có xu hướng lan ra xung quanh.

§  Vị trí: thân mình, cổ, hoặc phần gốc chi.

-         Thương tổn thứ phát

§  Xuất hiện từ 2 đến 20 ngày sau khi có thương tổn tiên phát.

§  Các dát đỏ hình huy hiệu, kích thước nhỏ.

§  Các sẩn màu hồng hơi nổi cao lên mặt da.

§  Thương tổn sắp xếp theo nếp căng da và tạo nên hình ảnh giống cây thông.

-         Cơ năng: 25% người bệnh có ngứa.

§  Toàn trạng Thường không bị ảnh hưởng.

§  Một số trường hợp có thể biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, ăn kém ngon, sốt nhẹ, đau cơ hay đau đầu.

b) Cận lâm sàng

-         Mô bệnh học không đặc hiệu. Có sự thâm nhiễm các tế bào viêm ở nhú bì.

-         Hóa mô miễn dịch chủ yếu là các tế bào có TCD4 dương tính.

-         Xét nghiệm tìm nấm âm tính

III.  ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc

-         Tránh những yếu tố kích ứng da.

-         Tránh dùng các thuốc gây kích ứng dẫn đến biến chứng chàm hoặc bội nhiễm.

-         Dùng thuốc bôi tại chỗ phối hợp toàn thân.

b) Điều trị cụ thể

-         Bôi kem corticosteroid loại trung bình hoặc loại nhẹ: kem hydrocortison,desonid, betamethason.

-         Kem làm dịu da, mềm da.

-         Kháng histamin đường uống.

-         Trường hợp nhiều thương tổn hoặc không đáp ứng với thuốc bôi đơn thuần, cần kết hợp điều trị tại chỗ với các biện pháp sau:

§  Erythromycin:

Người lớn: liều 1-2g/ngày x 14 ngày.

Trẻ em: 25-40 mg/kg/ngày.

§  Acyclovir: 800 mg x 4 lần/ngày trong thời gian 1 tuần.

§  Chiếu tia UVB dải hẹp (bước sóng 311nm): Chiếu 5ngày/tuần x 1-2 tuần.

§  Corticoid đường uống: Được chỉ định với thể nặng, tổn thương lan tỏa, có triệu chứng toàn thân. Liều 15-20mg/ngày.

(Lượt đọc: 8735)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ