Banner
Banner dưới menu

Nội soi gắp xương cá ''cư trú'' 3 tháng trong phế quản gây viêm mủ nguy hiểm

(Cập nhật: 8/6/2019)

Ngày 7/6, các bác sĩ khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh gắp thành công mảnh xương cá sắc nhọn nằm sâu trong phế quản của nam bệnh nhân 56 tuổi hơn 3 tháng gây viêm mủ, nhiễm trùng nặng.

Theo bệnh nhân Bùi Công T. (56 tuổi) trú tại phường Hà Trung, TP Hạ Long cho biết: Cách đây khoảng 3 tháng, trong một lần ăn cá đã bị xương hóc vướng cổ họng, sau nhiều lần ho khạc không ra nên đã đi khám và thực hiện nội soi tai mũi họng nhưng không thấy nên nghĩ rằng mảnh xương đã tự trôi xuống dạ dày. 

Thời gian sau đó, bệnh nhân xuất hiện cơn ho dữ dội kéo dài, tức ngực, khó thở, đi khám tại bệnh viện tuyến trung ương được chụp phim lồng ngực không phát hiện dị vật sau đó bệnh nhân được nội soi dạ dày tại bệnh viện trung ương được chẩn đoán viêm dạ dày trào ngược, kê đơn thuốc uống tại nhà, tuy nhiên tình trạng không thuyên giảm. Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để tiếp tục điều trị.


Bác sĩ nội soi lấy thành công mảnh xương cá mắc kẹt trong phế quản của bệnh nhân suốt 3 tháng gây viêm mủ nguy hiểm

Sau khi khai thác bệnh sử, ghi nhận các triệu chứng của bệnh nhân kèm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính nghi ngờ có dị vật đường thở nên các bác sĩ đã quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm gây mê. Kíp nội soi và gây mê do các bác sĩ khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh tiến hành nội soi phế quản kiểm tra, phát hiện dị vật là một mảnh xương cá cứng, kích thước khá lớn nằm sâu dưới phế quản gốc phải đã bị viêm mủ, sưng tấy xung quanh gây bít tắc gần hoàn toàn phế quản gốc phải. Kíp nội soi đã dùng kẹp gắp thành công dị vật ra ngoài. Hiện tại, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và tiếp tục kết hợp sử dụng thuốc điều trị.

Ths.Bs Nguyễn Thành Định – Trưởng khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết: “Trường hợp ông T. bị mảnh xương cá kích thước khá lớn lọt sâu trong lòng phế quản gốc phải ba tháng làm phổi phải của bệnh nhân phù nề, viêm nhiễm và chảy mủ xung quanh dị vật. Do không được phát hiện kịp thời nên mảnh xương đã gây ra nhiều biến chứng phức tạp, khiến việc tìm nguyên nhân và chẩn đoán càng khó khăn khi chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân về sau. Nhờ quá trình khai thác bệnh sử và khám lâm sàng kỹ lưỡng nên chúng tôi đã phát hiện dị vật trong phế quản và gắp ra nhanh chóng. Nếu dị vật tiếp tục ở đó sẽ làm tình trạng sức khoẻ người bệnh ngày càng xấu đi, gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, cản trở sự thông khí, nặng hơn có thể xuất hiện áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, giãn phế quản do dị vật bỏ quên lâu ngày... Việc gắp bỏ dị vật giúp điều trị nhiễm trùng đường hô hấp triệt để và ngăn ngừa các đợt nhiễm trùng tái phát”.


Mảnh xương cá sắc nhọn được lấy ra từ phế quản bệnh nhân.

Thông thường khi bị hóc dị vật đa số mọi người thường cố gắng khạc, dùng tay móc, nuốt miếng thức ăn to hoặc chữa mẹo dân gian để lấy ra, tuy nhiên những điều nay sẽ làm cho tình trạng càng xấu hơn, dị vật có thể bị mắc sâu hơn và rơi vào những vị trí nguy hiểm. Nếu phát hiện có dị vật mắc trong cơ thể, không chỉ nghi ngờ dị vật ở đường ăn mà còn có thể rơi vào đường thở với nhiều nguy hiểm hơn, nếu lớn có thể bít cả đường thở gây suy hô hấp, thậm chí tử vong. Vì vậy, người bệnh cần để ý và cung cấp đầy đủ thông tin cho để bác sĩ nắm bắt các khả năng có thể xảy ra và đưa ra hướng chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa bác sĩ khoa Hô hấp - Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo: Trong khi ăn uống mọi người không nên ăn vội vàng, vừa ăn vừa nói hay cười đùa, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ. Cần tập trung ăn uống, nhai kỹ để hạn chế tình trạng dị vật lọt vào đường ăn, đường thở. Khi không may hóc kèm những biểu hiện bất thường như: khó thở, ho nhiều, tức ngực cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. Đặc biệt, khi bệnh nhân có hội chứng xâm nhập, ho nhiều, viêm đường hô hấp tái phát không đỡ phải đến cơ sở chuyên khoa sâu về hô hấp để tìm ra nguyên nhân chính xác, điều trị tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra về sau./.

Hà Trang

 

(Lượt đọc: 2672)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ