Banner
Banner dưới menu

Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh suy giáp

(Cập nhật: 23/7/2019)

Thực tế khám, chữa bệnh của các bệnh viện trên địa bàn Quảng Ninh cho thấy, số bệnh nhân bị suy giáp được phát hiện khá nhiều. Vậy đây là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng ra sao? Bác sĩ Trần Khanh, Trưởng Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) sẽ trao đổi để làm rõ vấn đề này.


Kiểm tra sức khoẻ bệnh nhân sau phẫu thuật vùng cổ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

- Xin bác sĩ cho biết cụ thể về bệnh suy giáp, nguyên nhân gây bệnh này?

+ Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là hội chứng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Bởi vậy, cơ thể sản xuất hormon chính như Thyroxine (T3), Triiodothyronin (T4) không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể để phục vụ quá trình kiểm soát trao đổi chất trong cơ thể gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan và rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm. Tần suất bệnh gia tăng theo tuổi. Tỷ lệ nữ mắc bệnh cao hơn nam.

Có nhiều nguyên nhân gây ra suy giáp, nhưng có 2 nhóm chủ yếu là suy giáp tiên phát (suy giáp tại tuyến), suy giáp thứ phát (suy giáp ngoài tuyến)

Suy giáp tại tuyến: Teo tuyến giáp; viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto; sau phẫu thuật tuyến giáp do bướu nhân, bướu đơn thuần, Basedow; tai biến do điều trị Basedow bằng thuốc hoặc Iod phóng xạ; rối loạn chuyển hóa iod. Một số nguyên nhân tại tuyến hiếm gặp hơn như: Không có tuyến giáp bẩm sinh, thiếu men tổng hợp tuyến giáp, viêm tuyến giáp bán cấp...

Suy giáp ngoài tuyến: Khối u lành tính hoặc ác tính tuyến yên, phẫu thuật khối u tuyến yên, chấn thương tuyến yên, hoại tử tuyến yên sau đẻ, rối loạn chức năng đồi yên, đề kháng hormon giáp ở ngoại vi.

- Bệnh có nguy hiểm không, triệu chứng của bệnh ra sao, thưa bác sĩ?

+ Ở giai đoạn đầu, tình trạng suy giáp thường không gây ra các triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, suy giáp có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như: Béo phì, đau khớp, vô sinh, sinh con dị tật và bệnh tim…

Suy tuyến giáp nhẹ thường có các triệu chứng không rõ ràng, chủ yếu là: Mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức; ăn không ngon miệng nhưng có khi lại tăng cân; táo bón; da tái xanh hoặc khô, dễ bị lạnh; tóc lông mày, lông nách dễ rụng, gãy; trí nhớ giảm sút, trầm cảm; giọng khàn hoặc trầm hơn; có thể thở gấp hoặc thay đổi nhịp tim; đau khớp hoặc các cơ; phụ nữ có thể có vấn đề về kinh nguyệt; người bệnh ít có hứng thú trong tình dục hơn.


Kiểm tra sức khoẻ cho bệnh nhân điều trị tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nếu suy giáp ở mức độ trầm trọng thì có thể biểu hiện nặng nề như: Lưỡi phình to (chứng lưỡi lớn), phù toàn thân: Mặt, tay chân, da sậm màu và xù xì do lớp sừng phát triển dày. Nhịp tim chậm, tim to, tràn dịch màng tim; nếu suy giáp nặng có thể suy tim (do phù niêm cơ tim, tràn dịch màng ngoài tim, tăng huyết áp), giảm thân nhiệt nặng, rối loạn hô hấp. Bệnh suy giáp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Còn với trẻ sơ sinh, suy giáp bẩm sinh hoặc bị suy giáp là một trong những bệnh nội tiết thường gặp nhất ở trẻ em. Nếu bị suy giáp, trẻ có triệu chứng: Vàng da và mắt, thường xuyên bị nghẹn, lồi lưỡi, xuất hiện sưng húp mặt. Khi bệnh tiến triển, trẻ sơ sinh có thể không phát triển và phát triển không bình thường. Cũng có thể có: Táo bón, cơ bắp kém, bụng chướng, buồn ngủ quá mức, rối loạn hô hấp khi nằm ngửa, khó bú, khó nuốt, khóc giọng khàn. Nếu suy giáp ở trẻ sơ sinh không được điều trị, dẫn đến chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

- Bệnh có điều trị được không, thưa bác sĩ?

+ Suy giáp vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị tốt, nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi thì điều trị rất phức tạp.

Phương pháp điều trị suy giáp được bác sĩ chỉ định tùy theo nguyên nhân gây bệnh.  Nếu nguyên nhân do dùng thuốc kháng giáp dạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc và bổ sung hormon tuyến giáp. Nếu suy giáp do thiếu hụt Iot, cần bổ sung chất này. Trong trường hợp bệnh suy giáp ngoài tuyến, bác sĩ sẽ cho bổ sung các hormon cần thiết cho nhiều tuyến (tuyến thượng thận, tuyến giáp). Với những bệnh nhân suy tuyến giáp vĩnh viễn, cần bổ sung hormon tuyến giáp suốt đời.

Để phòng ngừa suy tuyến giáp, cần theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi chuẩn bị có thai cần được làm xét nghiệm tầm soát sớm bệnh suy giáp vì 3 tháng đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành tuyến giáp thì cần đến lượng hormon tuyến giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh; nếu trong quá trình này mà thiếu hormon do mẹ bị suy giáp, trẻ sinh ra dễ bị kém phát triển trí tuệ và đần độn. Khi trẻ mới được sinh ra cần xét nghiệm hormon tuyến giáp để phát hiện và điều trị sớm cho trẻ em bị suy giáp

- Xin cảm ơn bác sĩ!

Theo Thu Nguyệt/Baoquangninh.com.vn

(Lượt đọc: 3232)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ