Banner
Banner dưới menu

Tìm hiểu về bệnh MERS-CoV và các khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế

Ngày 2/6/2015, Bộ Y tế họp Ban chỉ đạo phòng chống bệnh MERS-CoV và đã có các khuyến cáo mới nhất về phòng chống bệnh này.

Trịnh Văn Mạnh - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh

Hình ảnh của  CoV dưới kính hiển vi

Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome) do vit rút CORONA(gọi tắt là MERS-CoV) là một bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao. Trong đó, vi rút Corona là một chủng mới tương tự vi rút gây SARS năm 2003. Bệnh xảy ra lần đầu tiên tại Ả Rập Xê út từ năm 2012. Tới nay, vi rút này đã lây lan ra 26 quốc gia với 1154 người mắc MERS-CoV, trong đó có 434 ca tử vong đã được ghi nhận (tỷ lệ tử vong trên tổng số người mắc bệnh là 38%).

Ngày 19/05/2015, Hàn Quốc đã ghi nhận ca bệnh MERS-CoV đầu tiên, đây là ca bệnh xâm nhập sau khi người này trở về từ khu vực Trung Đông. Sau 2 tuần, tính đến ngày 01/6, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo đã ghi nhận 14 người tại Hàn Quốc lây nhiễm MERS-CoV. Ngày 29/05, tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận một trường hợp mắc bệnh đầu tiên, là công dân Hàn Quốc. Bệnh nhân này trước đó đã bị lây nhiễm từ Hàn Quốc, khi sang Trung Quốc thì khởi phát bệnh.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế GS.TS. Nguyễn Thanh Long thì bệnh MERS-CoV có thể xâm nhập vào Việt Nam và đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: cần phải chuẩn đoán sớm bằng những nhận thức của người dân. Hiện nay do việc phát hiện MERS-CoV còn gặp nhiều khó khăn vì vậy người dân cần nâng cao ý thức cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ sở khám chữa bệnh nếu nghi ngờ mình bị nhiễm MERS-CoV. Bên cạnh đó công tác dự phòng, phòng chống nhiễm khuẩn thứ phát tại các cơ sở khám chữa bệnh Việt Nam cần đẩy mạnh công tác dự phòng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ các cơ sở y tế. Ngoài ra cần cung cấp thông tin cho người đi đến vùng có dịch hiểu và tự nâng cao ý thức bản thân mình không sử dụng các sản phẩm chưa được qua xử lý chế biến. Cũng theo đại diện của WHO thì hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh biến chủng của virut.

Những người bị nhiễm MERS-CoV phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính có các triệu chứng như sốt, ho và thở dốc. Các trường hợp này có thể nghiêm trọng, với khoảng 30% trong tất cả các trường hợp bị MERS được xác nhận đã dẫn đến tử vong. Một số trường hợp đã được báo cáo là nhẹ. MERS-CoV đã được cho thấy là lan truyền giữa những người tiếp xúc gần. Những người này gồm bất cứ ai chăm sóc cho người bệnh (gồm nhân viên y tế và thành viên trong gia đình) và bất cứ ai ở cùng chỗ với người đang bị bệnh (thí dụ, sống chung, đến thăm).

CoV được tìm thấy ở lạc đà vùng Trung Đông

Nguồn gây ra MERS-CoVvẫn chưa biết chắc MERS-CoV phát nguồn từ đầu, nhưng rất có thể là từ thú vật. MERS-CoV đã được phát hiện ở lạc đà và một con dơi ở Bán đảo Ả Rập. Cần có thêm thôngtin để nhận biết vai trò của lạc đà, dơi, và các thú vật khác có thể có trong việc làm lan truyền MERS-CoV.

Hiện nay chưa có thuốc phòng cho MERS - CoV.

Về điều trị tại thời điểm hiện tại chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh này. Bộ Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng hệ hướng dẫn phòng chống dịch bệnh theo Quyết định 1944/QĐ-BYT và chuẩn bị lên các phương án cho tất cả các tình huống; Các cơ sở khám chữa bệnh sẽ chú ý khai thác các yếu tố dịch tễ để phát hiện các trường hợp bệnh nhân đi từ vùng dịch lưu hành về và tăng cường chia sẻ và học tập kinh nghiệm từ các nước để có cập nhật được các phương pháp chữa bệnh kịp thời mới nhất; Tăng cường các hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện để tránh lây lan cho cộng đồng và nhân viên y tế trong trường hợp phát hiện dịch bệnh; Ngoài ra Thứ trưởng cũng đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng cần xây dựng các chương trình, cũng như gửi khuyến cáo phòng chống dịch tới người dân, để người dân tự biết và nâng cao bản ý thức bản thân mình trong công tác phòng chống, cũng như không gây hoang mang tới người dân.

 

 Để chủ động phòng chống dịch bệnh MERS-CoV, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân và cộng đồng thực hiện tốt các biện pháp sau:

 

      1. Hạn chế đi tới các quốc gia đang có dịch bệnh tại khu vực Trung Đông khi không cần thiết. Trước khi đi du lịch cần tìm hiểu các thông tin tình hình dịch bệnh tại nơi đến để chủ động có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân.

       2. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

       3. Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

       4. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

       5. Tránh tiếp xúc với động vật, vật nuôi, nếu đã tiếp xúc phải rửa tay bằng xà phòng.

       6. Những người trở về từ Khu vực Trung Đông, trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp như sốt trên 38°C, ho, khó thở hoặc có tiếp xúc gần với người có dấu hiệu như trên, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, kiểm tra, xét nghiệm MERS-CoV.

      7. Thường xuyên cập nhật thông tin và cách phòng chống dịch bệnh MERS CoV của Bộ Y tế trên website: http://vncdc.gov.vn và các thông tin chính thống khác. 

(Lượt đọc: 2409)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ