Banner
Banner dưới menu

Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí người bệnh bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn

Thời gian gần đây, nhiều người dân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn phải nhập viện, ngày 12/12/2014, Bộ Y tế đã có Quyết định số 5152/QĐ-BYT về ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí rắn lục xanh đuôi đỏ cắn.

Rắn lục xanh đuôi đỏ thuộc họ rắn lục (Viperidae) giống Cryptelytrops. Rắn lục xanh đuôi đỏ phân bố trên cả nước từ Bắc tới Nam, thường sống trên cây. Khi bị rắn lục cắn, chỉ vài phút sau tại vết cắn sẽ bị sưng nề nhanh, đau nhức nhiều kèm theo tại chỗ cắn chảy máu nhiều không tự cầm được. Sau khoảng 6 tiếng sưng nề lan rộng đến tận gốc chi, đau nhức, tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, có thể có bọng nước. Đôi khi có thể có nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc xuất hiện hội chứng khoang. Toàn thân người bệnh thấy chóng mặt, long lắng; có thể có tình trạng Shock do mấu máu: tụt huyết áp, da đầu chi lạnh ẩm, lơ mơ, thiểu niệu, vô niệu; có thể có shock phản vệ do nọc rắn. Có chảy máy tự phát tại chỗ hoặc những nơi tiêm truyền, chảy máu chân răng, chảy máu trong cơ, xuất huyết tiêu hóa, tiết niệu, chảy máu âm đạo, chảy máu phổi, não có thể có suy thận cấp.

Bệnh nhân bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần được sơ cứu thích hợp, vận chuyển nhanh chóng và an toàn tới khoa cấp cứu hoặc khoa hồi sức chống độc.  Bệnh nhân có chảy máu hoặc xét nghiệm đông máu 20 phút  tại giường  dương tính phải được điều trị bằng huyết thanh kháng nọc rắn lục hoặc truyền máu và các chế phẩm máu.

Sơ cứu khi bị rắn lục cắn bằng cách rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi tránh gây chèn ép khi sưng nề. Băng ép tại chỗ cắn lên đến gốc chi hoặc ga rô tĩnh mạch, không ga rô động mạch. Không để bệnh nhân tự đi lại, đặc biệt không chích rạch tại vết cắn. Ngay sau khi bị rắn cắn có thể nặn, hút máu tại vết cắn để loại trừ bớt nọc độc. Nếu đau nhiều có thể giảm đau bằng paracetamol uống. Nếu tụt huyết áp, đe dọa shock mất máu phản vệ cần đặt ngay một đường truyền tĩnh mạch ngoại vi (ở chi khác chi bị rắn cắn) để truyền dịch. Phải chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay.

Để phòng ngừa rắn lục cắn, Bộ Y tế khuyến cáo cần phát quang bờ cây, bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo ở sân trước nhà. Trồng xả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp xua đuổi rắn có hiệu quả nên áp dụng ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi ủng hoặc giầy cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn./.

(Lượt đọc: 4150)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ