Banner
Banner dưới menu

CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG NGỰC BẰNG HỆ THỐNG MÓC CUNG SAU

(Cập nhật: 26/6/2022)

CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG NGỰC BẰNG HỆ THỐNG MÓC CUNG SAU

I. ĐẠI CƯƠNG

Cố  định cột sống ngực có 2 hình thức chính: cố  định bằng hệ  thống vít qua cuống cung đốt sống ngực và  bằng hệ  thống móc cung sau  (có thể  sử  dụng móc bản sống hoặc móc chân cung :lamine hook, pedicle hook). Hệ  thống móc cung sau được áp dụng trong nhiều chỉ  định khác nhau cả trong chấn thương và bệnh lý.

II. CHỈ ĐỊNH

- Vẹo cột sống hoặc các dị dạng cột sống ngực

- Mất vững cột sống ngực do nhiều nguyên nhân khác nhau: chấn thương,

thoái hóa, khối u và dị tật bẩm sinh

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Loãng xương nặng

- Nhiễm trùng cung sau

- Gãy cung sau

IV. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện:  Phẫu thuật viên là bác sĩ chuyên khoa  phẫu thuật cột sống, giải thích kỹ tình trạng bệnh của Người bệnhcho gia đình.

2. Phương tiện: hệ thống móc, dụng cụ phẫu thuật chuyên khoa

3. Người bệnh: vệ sinh vùng mổ, nhịn ăn 6 giờ trước phẫu thuật

4. Hồ sơ bệnh án: theo quy định, ký cam đoan hồ sơ phẫu thuật

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

2. Phẫu thuật:

- Tư thế: nằm sấp, độn gối ở ngực, cánh chậu.

-  Đường rạch: rạch da đường giữa dọc theo cột sống ngực, chiều dài tùy thuộc tổn thương

-  Phẫu tích bộc lộ các lớp

-  Bộc lộ cung sau trên và dưới đốt sống tổn thương 2 đốt sống

-  Xác định đốt sống tổn thương dựa vào tổn thương giải phẫu và xác  định trên X quang trong mổ

-  Cắt dây chằng vàng, đặt và cố định hệ thống móc vào cung sau

-  Liên kết các móc cung sau bằng thanh nối (Rod)

-  Mở cung sau giải ép tại vùng tổn thương tủy gây chèn ép tương ứng

-  Giải quyết nguyên nhân gây chèn ép hoặc khâu phục hồi màng cứng với các tổn thương chấn thương cột sống

-  Cầm máu kỹ

-  Đặt 01 dẫn lưu

-  Đóng các lớp theo giải phẫu

VI. ĐIỀU TRỊ SAU PHẪU THUẬT

1. Chăm sóc hậu phẫu

- Thay băng cách ngày

- Kháng sinh đường tĩnh mạch 7 ngày

- Rút dẫn lưu sau 48h

2. Phục hồi chức năng

- Lăn trở, thay đổi tư thế dự phòng loét tỳ đè, viêm nhiễm

- Tập vận động thụ động và chủ động

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-  Tổn thương thần kinh tủy, rễ, rách màng cứng:  khâu phục hồi màng cứng

- Tổn thương tạng trong lồng ngực: tràn máu- tràn khí màng phổi

- Trong mổ: khâu phục hồi màng phổi

- Hậu phẫu: dẫn lưu màng phổi

- Rò dịch não tủy: điều trị nội khoa, chăm sóc vết mổ

- Nhiễm khuẩn vết mổ: kháng sinh tĩnh mạch liều cao, chăm sóc vết mổ

(Lượt đọc: 803)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ