Banner
Banner dưới menu

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO TRẺ SƠ SINH

(Cập nhật: 28/11/2017)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO TRẺ SƠ SINH

CHĂM SÓC RỐN SƠ SINH
 
I. ĐẠI CƯƠNG
Rốn thường rụng vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, các mạch máu đóng về mặt chức năng nhưng vẫn tồn tại dạng giải phẫu trong vòng 20 ngày. Trong thời gian này rốn vẫn có thể là đường vào của vi khuẩn, vì vậy cần thiết phải chăm sóc và giữ vệ sinh rốn, tránh nhiễm khuẩn 
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ sơ sinh chưa rụng cuống rốn
Trẻ đã rụng cuống rốn nhưng rốn còn tiết dịch hoặc rốn nhiễm trùng
III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định 
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Bác sỹ hoặc điều dưỡng, nữ hộ sinh
Dụng cụ
Bông cồn 700 hoặc cồn Iode 2,5% sát trùng dung dịch betadin
Băng, gạc, khay vô trùng, khay quả đậu Găng tay, panh vô trùng
Trẻ sơ sinh
Đã được tắm sạch(tắm, rửa); thay áo, tã mới sạch
Bộc lộ vùng rốn
Hồ sơ bệnh án
Ghi hồ sơ bệnh án giờ/ngày cháu được chăm sóc
Tình trạng rốn: khô, ướt hoặc dịch tiết, màu sắc, sưng tấy hay không, mùi hôi
V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Yêu cầu thao tác kĩ thuật vô khuẩn Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch 
Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc để khô tự nhiên Tháo băng , gạc, bộc lộ rốn Quan sát rốn, da quanh rốn xem có mủ, máu, tấy đỏ, mùi hôi không?
Sát khuẩn sạch rốn từ trung tâm ra ngoại vi, dây rốn, kẹp rốn, mặt cắt (chú ý lau sạch các khe kẽ, làm sạch tất cả các chất tiết) 
Lau lại 2 lần, để cồn khô tự nhiên và lau rốn như vậy 1- 2 lần/ ngày 
Băng rốn bằng gạc vô trùng trong 2 ngày đầu, từ ngày thứ 3 tùy điều kiện chăm sóc từng nơi có thể băng hoặc để hở rốn giúp rốn mau khô và dễ rụng 
Quấn tã dưới rốn 
Chú ý không bôi bất kỳ chất gì lên rốn ngoài các dịch sát trùng rốn 
Sau khi rốn rụng tiếp tục chăm sóc tới khi chân rốn khô 
VI. THEO DÕI
Nhiễm khuẩn rốn: nên chăm sóc rốn nhiều lần trong ngày, tuỳ theo mức độ nặng mà cho dùng kháng sinh toàn thân (nếu có nhiễm trùng mạch máu rốn)
Chảy máu rốn: thường xảy ra trong vài ngày đầu khi rốn còn tươi hoặc khi rụng cuống rốn, nếu cuống rốn còn tươi nên buộc lại bằng chỉ vô trùng, nếu cuốn rốn rụng nên lau sạch bằng dung dịch sát khuẩn và dùng gạc vô khuẩn băng ép
Tồn tại lõi rốn (chồi rốn): chấm Nitrate bạc hàng ngày hoặc đốt điện nếu lõi
rốn to
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Chăm sóc rốn nhằm tránh biến chứng nếu như để rốn không được vệ sinh, có thể gây nhiễm khuẩn rốn
 
 
TẮM SƠ SINH
 
I. ĐẠI CƯƠNG
Tắm cho trẻ sơ sinh là một chăm sóc cần thiết giúp làm sạch da và phòng chống các bệnh lý về da vốn rất hay gặp trong giai đoạn sơ sinh 
II. CHỈ ĐỊNH
Trẻ sơ sinh có sức khoẻ ổn định: sau đẻ 6 giờ
Trẻ sơ sinh có mẹ HIV: tắm ngay sau khi sinh
III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Trẻ dưới 6 giờ đầu sau đẻ Trẻ mắc bệnh nặng đang cần bất động, chăm sóc tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Điều dưỡng, nữ hộ sinh
Phương tiện
Phòng tắm: ấm, đảm bảo nhiệt độ phòng tắm từ 28 – 30oC, kín không có gió
lùa 2 chậu: 1 chậu dùng tắm, 1 chậu dùng tráng lại 
Nước tắm: dùng nước sạch, đổ nước nguội vào chậu trước, nước nóng sau. Nhiệt độ nước tắm thích hợp khoảng 37oC 
Xà phòng (sữa tắm), dầu gội đầu dành cho trẻ sơ sinh 2 khăn tắm to; 2 khăn tay nhỏ bằng vải mềm Mũ; bao tay, bao chân, quần áo, bỉm, khăn quấn trẻ Bông; cồn, dung dịch betadin nếu rốn chưa rụng 
Trẻ sơ sinh
Tình trạng ổn định 
Tắm trước bữa ăn 
Hồ sơ bệnh án
Ghi ngày giờ trẻ được tắm Tình trạng trước, sau khi tắm 
V.  CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Nguyên tắc
Rửa tay trước khi tắm cho mỗi trẻ 
Tránh hạ thân nhiệt: phòng tắm và nước tắm ấm, tắm từng phần và lau khô ngay vùng đã tắm, giữ ấm trẻ ngay sau tắm 
Trình tự tắm: vùng sạch trước, vùng bẩn sau Chỉ nên đặt trẻ vào chậu nước khi rốn đã rụng Tránh làm ướt da vùng đang lưu kim, vết mổ 
Dụng cụ sạch dành riêng cho mỗi trẻ 
Các bước tắm
Bước 1: Cởi bỏ toàn bộ quần áo, mũ, bao tay, bao chân của trẻ, sau đó quấn trẻ trong 1 khăn tắm sạch, ấm 
Bước 2: Bế trẻ trên tay đúng tư thế: cánh tay đỡ lưng, bàn tay đỡ đầu. 
Bước 3: Rửa mặt theo thứ tự: mắt, mũi, tai mồm:Dùng bông nhúng vào nước sạch lau nhẹ mắt từ góc trong của mắt ra ngoài sau đó lấy cục bông khác lau tiếp mắt bên kia theo trình tự tương tự Sau đó dùng 1 khăn tay nhỏ bằng vải mềm lau mặt từ giữa dọc theo mũi ra 2 bên tai, tránh đưa sâu vào trong tai, chú ý lau kỹ vùng sau tai và nếp gấp cổ
Bước 4: gội đầu: làm ướt tóc, xoa xà phòng (dầu gội đầu) từ trước ra sau đầu trẻ. Dùng nước gội sạch, lau khô ngay đầu trẻ 
Bước 5: tắm trẻ: tắm từng phần hoặc tắm toàn thân tuỳ thuộc rốn chưa rụng hoặc đã rụng. Nếu tắm từng phần thì che ấm phần chưa tắm, phần nào tắm
xong được lau khô ngay. Cả 2 ca đều theo thứ tự sau:
Tắm cổ, nách, cánh tay, ngực, bụng Tắm lưng, mông, chân Tắm bộ phận sinh dục Bước 6: lau khô toàn thân 
Bước 7: mặc áo, quấn tã, giữ ấm 
Bước 8: chăm sóc rốn nếu cuống rốn chưa rụng (xem bài chăm sóc rốn) 
Bước 9: đặt trẻ vào giường, ủ ấm 
Bước 10: thu dọn dụng cụ và ghi phiếu chăm sóc theo dõi 
VI. THEO DÕI
Tình trạng toàn thân, chú ý thân nhiệt Cho trẻ ăn sữa sau khi đã hoàn thành việc tắm 
VII.  TAI BIẾN VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG
Bỏng
Cần kiểm tra nhiệt độ của nước trước khi tắm trẻ; cho nước lạnh vào chậu trước sau đó mới cho rót nước nóng vào cho tới khi đạt được nhiệt độ thích hợp để tránh không làm cho thành chậu bị nóng 
2. Hạ thân nhiệt
Phòng tắm ấm, không có gió lùa; nước tắm ấm; tắm nhanh; thời gian một lần tắm không quá 10 phút 
 

(Lượt đọc: 8100)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ