Banner
Banner dưới menu

CHỌC DẪN LƯU DỊCH CỔ CHƯỚNG TRONG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

(Cập nhật: 28/11/2017)

CHỌC DẪN LƯU DỊCH CỔ CHƯỚNG TRONG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1.1. Chuẩn bị bệnh nhân

- Giải thích cho bệnh nhân mục đích của thủ thuật

+ Thủ thuật chọc hút dịch màng bụng thường không gây đau. Khi bệnh nhân có nhiều dịch trong màng bụng, thực hành thủ thuật giúp bệnh nhân dễ chịu hơn, để chẩn đoán, xác định bệnh…

+ Che phủ bệnh nhân, để lộ vùng chọc dò, đảm bảo kín đáo cho bệnh nhân

+ Bệnh nhân phải hiểu tầm quan trọng trong việc duy trì tư thế khi làm thực hành

- Hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết như đi đại, tiểu tiện trước khi thực hành thủ thuật…

- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

 - Nếu thủ thuật tiến hành tại giường bệnh, phải có bình phong che để không ảnh hưởng tới bệnh nhân khác

1.2. Chuẩn bị dụng cụ

Điều dưỡng đeo khẩu trang, đội mũ, rửa tay, đi găng tay

1.2.1. Dụng cụ vô khuẩn

Dụng cụ vô khuẩn để trong khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn

 - Hai kim chọc dò hoặc chọc tháo:

+ Kim chọc dò dài 5 - 8cm, đường kính 1mm

+ Kim chọc tháo dài 5 - 9cm, đường kính 1,5 - 2mm

- Có thể dùng kim trocat để chọc tháo

 - Một ống cao su hoặc ống thông polyten nhỏ, dài khoảng 1m có ambu để nối với đốc kim, có khóa để điều chỉnh tốc độ dịch chảy, có thể dùng kim to nối với dây truyền dịch không có bầu đếm giọt

- Một bơm tiêm 5ml để gây tê

- Một bơm tiêm 20ml để hút dịch

- Nếu có điều kiện dùng bơm tiêm 3 đường khi chọc tháo

- Một săng có lỗ

- Hai kìm kẹp săng

- Một kẹp Kocher có mấu

- Một kẹp Kocher không mấu

 - Hai cốc đựng bông cầu, gạc củ ấu

- Một móc bấm Michel, kìm bấm để bấm vết chọc sau khi rút kim  

Một đôi găng tay

1.2.2. Dụng cụ sạch

- Lọ cồn iod, cồn 700

- Thuốc tê novocain hoặc liđocain 1 - 2%

- Hộp thuốc cấp cứu

- Cốc thủy tinh chứa 100ml nước cất đã hòa 2 giọt acid acetic để làm phản ứng rivalta

- Băng dính, kéo

 - Một tấm nilon

 - Ba phiếu xét nghiệm

- Giá đựng 3 ống nghiệm có dãn nhãn, trong đó có một ống vô khuẩn, ghi rõ họ, tên tuổi bệnh nhân, khoa, phòng

- Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây

 - Hai khay quả đậu, một khay đựng dụng cụ bẩn, một đựng bông gạc bẩn

- Một bô can để chứa dịch có chia vạch thể tích

- Một chậu đưng dung dịch sát khuẩn

1.3. Thực hành kỹ thuật

- Đưa dụng cụ đến nơi làm thủ thuật

 - Trải nilon dưới lưng và mông bệnh nhân

 - Đặt bệnh nhân nằm tư thế tùy thuộc vào tình trạng của bệnh và tùy theo yêu cầu của bác sĩ; thường nằm ngửa bên chọc dịch sát với thành giường, kê một gối dưới lưng bên đối diện để bên chọc dịch thấp hơn; hoặc tư thế nửa nằm, nửa ngồi; hoặc đặt bệnh nhân ngồi trên ghế tựa, chân đặt lên một ghế con

 - Bộc lộ vùng chọc

- Sát khuẩn vùng chọc: Kẻ một đường từ rốn tới gai chậu trước trên, chia đường này làm 3 phần, sát khuẩn điểm 1/3 ngoài. Bệnh nhân thường được chọc bên trái, ít khi chọc ở bên phải để tránh chọc vào manh tràng. Tuy nhiên, đôi khi chọc vào bên phải theo chỉ định của bác sĩ. Sát khuẩn 2 lần, lần đầu bằng cồn iod, lần sau bằng cồn 700

- Mở khay vô khuẩn

- Đổ cồn 700 để sát khuẩn tay bác sĩ, giúp bác sĩ đi găng tay

- Mở khay vô khuẩn

- Đổ cồn 700 để sát khuẩn tay bác sĩ, giúp bác sĩ đi găng tay

- Đưa săng có lỗ, đưa kìm kẹp săng cho bác sĩ

- Chuẩn bị thuốc gây tê để bác sĩ hút thuốc tê thuận lợi và vô khuẩn

- Khi bác sĩ gây tê, điều dưỡng theo dõi sắc mặt, mạch của bệnh nhân, động viên bệnh nhân

- Điều dưỡng sát khuẩn tay, nhẹ nhàng đổ đốc kim vào lòng bàn tay bác sĩ

- Khi bác sĩ chọc kim, điều dưỡng thường xuyên theo dõi sắc mặt bệnh nhân

 - Cắt băng dính

- Khi dịch bắt đầu chảy đưa ống đựng kim để thầy thuốc cho thông nòng vào, đặt khay quả đậu hứng vài giọt dịch đầu bỏ đi

- Hứng dịch vào ống nghiệm

+ Lấy vào 3 ống: xét nghiệm tế bào, vi khuẩn và sinh hóa

 + Ống nuôi cấy vi khuẩn phải đảm bảo vô khuẩn, đốt miệng ống nghiệm trước và sau khi lấy dịch bằng đèn cồn

- Làm phản ứng Rivalta tại giường

+ Cách làm: nhỏ 2 - 4 giọt dịch vào cốc đựng 100ml nước cất và acid acetic

+ Kết quả: nếu thấy vẩn đục như khói thuốc lá lắng dần xuống đáy cốc thì phản ứng Rivalta dương tính. Nếu không thấy xuất hiện vẩn đục trong cốc thì phản ứng Rivalta âm tính ·Phản ứng Rivalta dương tính: là dịch tiết, lượng protein trong dịch trên 30g/lít ·Phản ứng Rivalta âm tính: là dịch thấm, lượng protein trong dịch dưới 30g/lít

- Trường hợp chọc tháo thì nối ống thông vào đốc kim để dẫn dịch vào bình chứa

- Điều chỉnh dịch chảy ra nhanh hoặc chậm theo chỉ định của bác sĩ

- Thường xuyên theo dõi sắc mặt, mạch của bệnh nhân trong khi dẫn lưu dịch

- Khi bác sĩ rút kim ra, điều dưỡng sát khuẩn nơi chọc, đặt gạc và băng lại

+ Nếu chọc kim to, dịch có thể chảy ra theo vết chọc, dùng móc bấm Michel kẹp lại để dịch không rỉ ra ngoài

+ Nếu điều dưỡng rút kim, cần phải đảm bảo vô khuẩn; tháo dây dẫn ở đốc kim, đặt lại thông kim vào kim; rút kim thật nhanh, sát khuẩn, đặt gạc và băng lại

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên không chọc dịch; tiếp tục theo dõi, chăm sóc bệnh nhân sau khi chọc dò để phát hiện biến chứng

+ Sắc mặt, mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở

+ Số lượng, tính chất, màu sắc dịch chảy ra

+ Dấu hiệu đau bụng hoặc bụng trướng

+ Ngất + Tình trạng nhiễm khuẩn

 - Dán nhãn chính xác bệnh phẩm và gửi ngay đến phòng xét nghiệm

3.4. Thu dọn và bảo quản dụng cụ

- Đưa các dụng cụ đã sử dụng về phòng cọ rửa và xử lý theo quy định

- Trả các dụng cụ khác về vị trí cũ

3.5. Ghi hồ sơ

- Ngày, giờ thực hành thủ thuật

- Vị trí chọc

- Số lượng, tính chất, màu sắc của dịch và kết quả phản ứng Rivalta

- Tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau thủ thuật

- Tên bác sĩ và điều dưỡng thực hành thủ thuật 

(Lượt đọc: 3684)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam