Banner
Banner dưới menu

TẠO HÌNH NHÃN KHOA

(Cập nhật: 27/11/2017)

TẠO HÌNH NHÃN KHOA

XỬ LÝ VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG MẮT

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâu vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-  Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

-  Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-  Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt. Nguyên tắc khâu phục hồi vết thương mi.

Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 không tiêu.

Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6-0 không tiêu.

Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.

Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.

Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ LÝ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.

 

 

KHÂU DA MI

I. ĐẠI CƯƠNG

       Khâu da  mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

      Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-  Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

-  Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

-  Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-  Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi Khâu da bằng chỉ 6/7.0  dafilon , đảm bảo kín vết thương ,các mép vết thương phẳng

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

 

KHÂU PHỤC HỒI BỜ MI

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâu phục hồi bờ mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương bờ mi  gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-  Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

-  Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

-  Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-  Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi

Khâu phục hồi bờ mi  bằng chỉ 6/7.0  dafilon , khâu cố định tại 3 vị trí, vị trí hàng lông mi.vị trí đường xám,và bờ tự do

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

 

 

KHÂU CẮT LỌC VẾT THƯƠNG MI

I. ĐẠI CƯƠNG

Khâu cắt lọc vết thương mi là một phẫu thuật cấp cứu để phục hồi chức năng và giải phẫu của mi mắt. Vết thương mi xử lý sớm sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện tốt cho quá trình làm sẹo vết thương.

II. CHỈ ĐỊNH

Vết thương mi gây chảy máu và có nguy cơ gây biến dạng mi.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có kèm đa chấn thương hoặc chấn thương toàn thân có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng cần được ưu tiên cho cấp cứu toàn thân trước khi xử lý vết thương mi.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-  Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng 6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

-  Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-  Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Kiểm tra tổn thương, dùng kẹp phẫu tích gắp hết dị vật trong vết thương nếu có, cắt lọc các tổ chức hoại tử.

Các dị vật nhỏ, ở sâu có thể rửa sạch bằng nước muối sinh lý hoặc nước oxy già.

Kiểm kê, đánh giá mức độ tổn thương tại mi mắt. Nguyên tắc khâu phục hồi vết thương mi:

Trường hợp đứt dây chằng mi trong phải khâu phục hồi trước tiên bằng chỉ 6-0 không tiêu

Trường hợp vết thương mi không đi hết chiều dày mi: lần lượt khâu các lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu 6-0 hoặc 7-0; khâu da mi bằng chỉ 6-0 không tiêu.

Trường hợp vết thương mi đi hết chiều dày và có rách bờ tự do mi: trước tiên khâu phục hồi giải phẫu bờ mi bằng 2 mũi chỉ không tiêu: 1 mũi đi qua hàng chân lông mi, 1 mũi đi qua đường xám (tương đương với vị trí tuyến bờ mi). Sử dụng chỉ 6-0 không tiêu. Tiếp theo khâu lớp kết mạc và sụn mi bằng chỉ tiêu với đầu chỉ nằm trong chiều dày vết thương. Khâu lớp cơ vòng mi và tổ chức dưới da bằng chỉ tiêu. Sau cùng đóng lớp da bằng chỉ 6-0.

Trường hợp vết thương mi đi vào tổ chức hốc mắt: Có thể cắt lọc tổ chức mỡ hốc mắt bẩn, bám dính dị vật. Khâu phục hồi vách ngăn hốc mắt bằng chỉ tiêu, sau đó các bước xử lý tiếp theo tương tự như với vết thương mi đi hết chiều dày.

Trường hợp có tổn thương xương hốc mắt có thể lấy bỏ các mảnh xương nhỏ, sau đó khâu vết thương mi.

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn vết thương.

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi: hay gặp trên vết thương bẩn, còn sót nhiều dị vật: cần điều trị kháng sinh mạnh phối hợp. Tại vết thương có thể chích áp xe tạo đường thoát mủ ra ngoài. Trường hợp rò mủ dai dẳng có thể do nguyên nhân còn sót dị vật: cần kiểm tra lại vết thương, tìm dị vật và làm sạch lại vết thương trước khi đóng mép khâu lại.

 

PHẪU THUẬT RÚT NGẮN CƠ  NÂNG MI TRÊN
ĐIỂU TRỊ SỤP MI

I.    ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật rút ngắn cơ nâng mi trên là phẫu thuật nhằm tăng cưòng chức năng của cơ nâng mi trên đe điều trị sụp mi.

II.     CHỈ ĐỊNH

-       Sụp mi độ II, III và có chức năng cơ nâng mi: trung bình (5 - 7mm) hoặc tốt (8mm).

-       Tuổi: thưòng ỏ độ tuổi từ 7 - 8 tuổi. Nên phẫu thuật sớm hơn nếu sụp từ độ III mà gây nhược thị, lác.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-        Có bệnh lý giác mạc.

-        Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV.    CHUẨN BỊ

1.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.    Phương tiện

-        Bộ phẫu thuật sụp mi.

-        Đèn trần.

-       Thuốc men: thuốc gây tê tại chỗ; Dung dịch kháng sinh và mỡ kháng sinh; Dung dịch betadin 5%.

3.    Người bệnh

-        Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-        Ngưòi bệnh và gia đình được tư vấn trước phẫu thuật.

4.    Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.    

V. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2.    Kiểm tra người bệnh

3.    Thực hiện kỹ thuật

3.1.     Vô cảm

Gây mê với trẻ nhỏ, trẻ lớn có thể gây tê tại chỗ bằng xylocain 2% 5ml.

3.2.     Các bước phẫu thuật

-       Rạch da mi, cắt bỏ vạt da: dùng thanh đè Vannas: để làm cáng da mi trên, đưòng rạch da song song và cách chân hàng lông mi khoảng 4mm, nếu sụp mi 1 mắt thì đưòng rạch da tương ứng với nếp mi mắt bên lành, cắt bỏ vạt da tuỳ theo mức độ thừa da mi.

-        Phẫu tích mép da, cơ vòng cung mi, bộc lộ cơ nâng mi trên.

-       Phẫu tích cơ nâng mi trên, cắt cơ khỏi chỗ bám ỏ mặt trước và bò trên của sụn mi. Khâu rút ngắn cơ nâng mi trên vào mặt trước sụn bằng 3 mũi chỉ chữ u (mức độ rut ngắn tuỳ thuộc vào chức năng cơ nâng mi trên và mức độ sụp mi).

-       Khâu phục hồi mép mổ, tạo 2 mí: dùng chỉ khâu từ mép da qua mặt trên sụn mi trên, xuyên qua mép da bên kia thắt chỉ tạo 2 mí.

-       Tra betadin 5%, tra dung dịch kháng sinh, mỡ kháng sinh vào mắt, băng ép.

V.      THEO DÕI SAU PHAU THUẬT

Thay băng hàng ngày, tra dung dịch betadin 5% vào mép phẫu thuật, tra dung dịch kháng sinh, mỡ kháng sinh vào mắt, cắt chỉ sau 10 ngày.

VI.      XỬ TRÍ TAI BIÊN

-        Chỉnh quá mức.

+ Day, xoa mi trên thực hiện sớm 2 hoặc 3 ngày đầu sau phẫu thuật.

+ Nếu có biến chứng viêm, loét giác mạc do hỏ mi, có thể hạ mi trên để điều trị ổn định viêm giác mạc sau đó xử lý sụp mi.

-        Chỉnh non: cần phẫu thuật tăng cưòng.

-       Rụng lông mi: do tổn thương các nang lông: đưòng rạch da cần cách xa trên hàng lông mi, có thế ghép lông mi từ lông mày.

Kết quả tốt khi:

-        Bò mi ỏ vị trí bình thưòng, không bị biến dạng và cân xứng ỏ các hướng nhìn

-        Có sự đồng bộ trong cử động chớp mi giữa 2 mắt.

-        Nếp mi có độ cong bình thưòng và cân xứng hai bên.

-        Mắt nhắm kín khi ngủ.

 

KÉO DÀI CÂN CƠ NÂNG MI

I.    ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật kéo dài cân cơ nâng mi là phương pháp điều chỉnh tình trạng co rút mi nhằm phục hồi chức năng và giải phẫu cho mi mắt.

II.     CHỈ ĐỊNH

Co rút mi trên và mi dưới gây hỏ mi hoặc ảnh hưỏng đến thẩm mỹ.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Các tổn thương mới xuất hiện dưới 6 tháng.

- Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV.    CHUẨN BỊ

1.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.    Phương tiện

             - Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.

             - Cầm máu hai cực.

3.    Người bệnh

             - Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

             - Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật (nếu có thể).

             - Giải thích cho ngưòi bệnh trước phẫu thuật.

4.    Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V.      CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1.    Kiểm tra hồ sơ

2.    Kiểm tra người bệnh

3.    Thực hiện kỹ thuật

3.1.     Vô cảm

             - Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau

             - Gây mê nếu ngưòi bệnh kém hợp tác.

             - Gây tê tại chỗ.

3.2.     Kỹ thuật

             - Rạch da vùng đã đánh dấu.

             - Phẫu tích cơ vòng mi, bộc lộ cơ nâng mi và cắt buông cơ nâng mi ra khỏi chỗ bám vào sụn mi trên.

             - Nếu mi vẫn co rút, tìm và cắt buông cơ Mũller.

             - Khâu da bằng chỉ vicryl 6-0, tạo nếp mi sao cho cân xứng hai mắt (xem bài tạo nếp mi).

VI.     THEO DÕI

             - Ngưòi bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 1 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

             - Cắt chỉ sau 1 tuần.

VII.     XỬ TRÍ TAI BIẾN

             - Nếu còn hỏ mi: xem xét và mổ bổ sung.

             - Nếu còn sụp mi theo dõi và tìm phương pháp điều trị thích hợp.

 

 PHẪU THUẬT ĐIỂU TRỊ HỞ MI

I.    ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật điều trị hỏ mi là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giải quyết tình trạng hỏ mi.

II.     CHỈ ĐỊNH

Các tình trạng hỏ mi gây ảnh hưỏng đến chức năng và thẩm mĩ.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-        Các tổn thương chưa được điều trị ổn định.

-        Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

I.         CHUẨN BỊ

1.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.    Phương tiện

-        Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.

-        Cầm máu hai cực.

3.    Người bệnh

-        Giải thích cho ngưòi bệnh.

-        Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

-        Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.

4.    Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V.     CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1.    Kiểm tra hồ sơ

2.    Kiểm tra người bệnh

3.    Thực hiện kỹ thuật

3.1.     Vô cảm

-        Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.

-        Gây mê nếu ngưòi bệnh kém hợp tác.

-        Gây tê tại chỗ bằng.

3.2.     Kỹ thuật

Cách thức phẫu thuật điều trị hỏ mi tùy thuộc nguyên ngân gây hỏ mi. Trong bài này chúng tôi mô tả những phương pháp thưòng được áp dụng là: Phẫu thuật hỏ mi do sẹo, hỏ mi do liệt dây VII.

3.2.1.     Hở mi do sẹo gây lật mi

-        Đánh dấu vùng có sẹo mi và vùng dự định lấy da hay làm vạt da.

-        Gây tê tại chỗ.

-       Rạch da, cắt bỏ sẹo mi hay giải phóng các chỗ dính sao cho bò mi trỏ lại vị trí giải phẫu bình thưòng của nó.

-        Khâu cò mi tạm thòi.

-        Lấy dấu vùng bị khuyết da mi.

-       Lấy da ghép (sau tai, trước tai, thượng đòn và mặt trong cánh tay) và ghép da.

-        Dùng vạt da nếu vùng khuyết da mi nhỏ.

3.2.2.     Hở mi do liệt dây VII (nhánh mì trên)

Có hai phương pháp hay được áp dụng:

*                            Khâu cò mi

-       Cắt bỏ phần bò mi tự do đối xứng của mi trên và mi dưới dài 4-5mm, rộng lmm, sâu khoảng 0,5-lmm (tránh xâm phạm vào hàng chân lông mi).

-       Khâu trực tiếp hai mép cắt mi trên và mi dưới xuyên qua sụn bằng chỉ vicryl 6/0.

*                           Làm yếu cơ nâng mi (cắt hay kéo dài cơ nâng mi ỏ bài phẫu thuật điều trị co rút cơ nâng mi).

VI.     THEO DÕI

Ngưòi bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

VII.     TAI BIÊN VÀ XỬ TRÍ

Còn hỏ mi: theo dõi và khâu lại nếu cần.

 

GHÉP DA MI  HAY VẠT DA ĐIỀU TRỊ LẬT MI DƯỚI DO SẸO

 

I.                  ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật ghép da hay vạt da điều trị hỏ mi do sẹo là phương pháp phục hồi cấu tạo giải phẫu mi nhằm giải quyết tình trạng hỏ mi.

IV.  CHỈ ĐỊNH

Các tình trạng hỏ mi gây ảnh hưỏng đến chức năng và thẩm mĩ.

V.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-                              Các tổn thương chưa được điều trị ổn định.

-                              Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

II.       CHUẨN BỊ

5.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

6.    Phương tiện

-                              Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.

-                              Cầm máu hai cực.

7.    Người bệnh

-                              Giải thích cho ngưòi bệnh.

-                              Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

-                              Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.

8.    Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

VIII. CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

4.    Kiểm tra hồ sơ

5.    Kiểm tra người bệnh

6.    Thực hiện kỹ thuật

6.1.     Vô cảm

-                              Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.

-                              Gây mê nếu ngưòi bệnh kém hợp tác.

-                              Gây tê tại chỗ bằng.

6.2.     Kỹ thuật

-                              Đánh dấu vùng có sẹo mi và vùng dự định lấy da hay làm vạt da.

-                              Gây tê tại chỗ.

-                             Rạch da, cắt bỏ sẹo mi hay giải phóng các chỗ dính sao cho bò mi trỏ lại vị trí giải phẫu bình thưòng của nó.

-                              Khâu cò mi tạm thòi.

-                              Lấy dấu vùng bị khuyết da mi.

-                             Lấy da ghép (sau tai, trước tai, thượng đòn và mặt trong cánh tay) và ghép da.

-                              Dùng vạt da nếu vùng khuyết da mi nhỏ.

IX.     THEO DÕI

Ngưòi bệnh được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau phẫu thuật.

X.        XỬ TRÍ TAI BIẾN

             Còn hở mi: theo dõi và khâu lại nếu cần.

 

PHÂU THUẬT ĐIỀU TRỊ  EPICANTHUS

I.    ĐẠI CƯƠNG

Phẫu thuật quặm là phẫu thuật tạo hình giải quyết tình trạng lông mi cọ vào giác mạc do biến chứng của bệnh mắt hột gây sẹo kết mạc, biến dạng sụn mi, co quắp cơ vòng cung....

II.     CHỈ ĐỊNH

Quặm mi do sẹo kết mạc biến dạng sụn mi.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-       Đang có nhiễm khuẩn nặng tại mắt như viêm kết mạc cấp, viêm mủ túi lệ, viêm loét giác mạc cấp, loét giác mạc thủng.

-       Bò mi có biến dạng như hỏ mi, hếch mi dẫn đến thất bại của phẫu thuật. Trong trưòng hợp này cần phẫu thuật quặm phối hợp với tạo hình mi.

IV.    CHUẨN BỊ

1.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.    Phương tiện

-        Bộ dụng cụ mổ quặm.

-        Dụng cụ cầm máu.

-        Thuốc tê, thuốc sát trùng, mỡ kháng sinh tra mắt.

3.    Người bệnh

Chuẩn bị như các trưòng hợp phẫu thuật mắt thông thưòng.

4.    Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung.

V.      CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH 1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ

2.     Kỹ thuật

2.1.     Phương pháp Epicanthus

Hiện nay phương pháp này thưòng được áp dụng nhiều hơn vì ít biến chứng.

-        Rạch bò tự do mi mắt bằng dao lam có cán hoặc dao lưỡi nhỏ, đưòng rạch sâu khoảng lmm.

-       Rạch da cách hàng lông mi 2mm, đưòng rạch da đi song song với bò mi từ góc trong ra góc ngoài.

-       Bộc lộ sụn, cắt gọt bớt sụn bị cuộn dày lên và thoái hóa theo hình lòng máng dọc theo chiều dài sụn.

-       Khâu hình chữ U: đưòng kim chỉ đi từ bò mi, móc tựa vào bò trên của sụn và quay kim trỏ ra bò mi, đáy chữ u ỏ phần trên của sụn.

-        Kéo 4 chỉ chữ u nếu chưa đủ vểnh có thể bổ sung:

+ Cắt thêm tam giác da ỏ phiá góc ngoài của mắt tiếp nối đưòng da đã rạch + Hoặc dùng kéo bấm vào bò mi ỏ 2 góc mi.

-        Khâu da 3-4 nốt chỉ mũi ròi hoặc khâu vắt.

-        Báng mắt.

-       Chú ý: khi da mi của ngưòi bệnh có hiện tượng thừa da có thể cắt bỏ bớt mảnh da thừa theo hình múi cam, chiều cao của phần da cắt bỏ nhiều hay ít tùy theo độ thừa của da mi.

VI.     THEO DÕI

-        Thay báng hàng ngày.

-        Tra và uống kháng sinh.

-        Cắt chỉ sau 5 - 7 ngày.

VII.     TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1.    Trong mổ

-        Chảy máu: cầm máu tốt bằng đốt điện 2 cực.

-       Thủng kết mạc sụn nếu gọt sụn quá sâu: phải dừng lại không làm thủng tiếp.

2.    Sau mổ

-       Chảy máu vết mổ: báng ép và theo dõi. Nếu chảy nhiều đốt cầm máu tại phòng phẫu thuật.

-        Nhiễm trùng vết mổ: dùng kháng sinh và vệ sinh vết mổ.

 

 

PHẪU THUẬT CẮT BỎ KHỐI U DA MI LÀNH TÍNH

I. ĐẠI CƯƠNG

 Phẫu thuật cắt bỏ khối u da mi lành tính  là một phẫu thuật loại bỏ khối u da mi lành tính của mi mắt và để đảm bảo tính thẩm mỹ của mi mắt

II. CHỈ ĐỊNH

U da mi lành tính

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Người bệnh có bệnh lý toàn thân nặng

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2. Phương tiện

-  Hiển vi phẫu thuật và bộ dụng cụ vi phẫu.

- Bộ dụng cụ trung phẫu, các loại chỉ tiêu, chỉ không tiêu (thường dùng

6-0 nilon, 5-0 vicryl, 6-0 vicryl).

3. Người bệnh

-  Khám mắt toàn diện: theo mẫu chung.

-  Người bệnh được tư vấn trước phẫu thuật.

4. Hồ sơ bệnh án

Theo quy định chung của Bộ Y tế.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Vô cảm

Gây tê tại chỗ hoặc gây mê

3.2. Kỹ thuật

Xác định giới hạn u da lành tính

Cắt đến vùng da mi lành cách u da mi 1-2 mm

Cắt bỏ toàn bộ khối u da mi

Đốt cầm máu

Khâu phục hồi da mi chỉ dafilon 6-7,0

Kết thúc phẫu thuật: tra dung dịch betadin 5% hoặc 10%, mỡ kháng sinh, băng mắt.

Cắt chỉ da mi sau 7- 10 ngày.

VI. THEO DÕI

Tình trạng mi: mi khép, hở hay biến dạng.

Tình trạng nhiễm khuẩn

Tình trạng phục hồi giải phẫu mi tốt hay xấu.

Điều trị nội khoa:

Tại chỗ: tra kháng sinh tại chỗ + corticoid (Ví dụ: maxitrol 4l/ngày).

Toàn thân: kháng sinh uống toàn thân (Ví dụ: zinnat 0,25g x 2 viên /ngày, người lớn).

Giảm phù, chống viêm (Ví dụ: amitase 10mg, 4 viên /ngày).

VII. XỬ LÝ TAI BIẾN

Chảy máu: do cầm máu không tốt, có thể băng ép; trường hợp chảy máu nhiều có thể mở lại vết phẫu thuật, cầm máu bằng đốt điện hoặc buộc chỉ nút mạch.

Nhiễm khuẩn hoặc áp xe mi:

 

 

PHẪU THUẬT GHÉP MỠ TỰ THÂN COLEMAM  ĐIỂU TRỊ LÕM MẮT

I.    ĐẠI CƯƠNG

Lõm mắt có thể xuất hiện nguyên phát hay thứ phát sau vỡ sàn hốc mắt hay khoét bỏ nhãn cầu. Trong bài này chúng tôi mô tả cách thức phẫu thuật điều trị: lõm mắt nguyên phát do teo mỡ hốc mắt và lõm mắt do vỡ sàn hốc mắt.

Phẫu thuật điều trị lõm mắt nhằm bù đắp thể tích bị thiếu hụt do một sô" bệnh lý hốc mắt.

II.     CHỈ ĐỊNH

-        Lõm mắt do teo mỡ hốc mắt.

-        Vỡ sàn hốc mắt gây lõm mắt (> 2mm).

-        Lõm mắt sau khoét bỏ nhãn cầu.

III.     CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Tình trạng toàn thân không cho phép phẫu thuật.

IV.    CHUẨN BỊ

1.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.    Phương tiện

-        Bộ dụng cụ hốc mắt.

-        Đốt điện hai cực.

-        Vật liệu để vá sàn hốc mắt: tấm lưới titan.

3.    Người bệnh

-        Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

-        Chụp ảnh trước phẫu thuật (nếu có thể).

-        Chụp CT sọ não - hốc mắt để thấy rõ được tổn thương vỡ sàn hốc mắt.

-        Tư vấn cho ngưòi bệnh trước phẫu thuật.

4.    Hồ sơ bệnh án

Theo quy định của Bộ Y tế.

V.     CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1.    Kiểm tra hồ sơ

2.    Kiểm tra người bệnh

3.    Thực hiện kỹ thuật

3.1.     Vô cảm

-        Uống hay tiêm thuốc an thần, giảm đau.

-        Gây mê nếu phẫu thuật dự định kéo dài, ngưòi bệnh không hợp tác.

-        Gây tê tại chỗ.

3.2.     Kỹ thuật

3.2.1.     Ghép mỡ mi mắt (lõm mi mắt)

-        Sát khuẩn vùng mông hay thành bụng trái.

-        Rạch da và lấy bỏ lớp thượng bì.

-        Lấy mỡ (thưòng ỏ thành bụng bên trái hay mông ngang mức gai chậu trước trên) cho vào dung dịch NaCl 0,9% có pha kháng sinh.

-        Đánh dấu nếp gấp mi.

-        Gây tê tại chỗ: tiêm dưới da mi và cạnh nhãn cầu.

-        Rạch da mi, cơ vòng mi và cân vách hốc mắt, bộc lộ túi mỡ mi sau cân vách hốc mắt.

-        Ghép mỡ và khâu lớp hạ bì của mảnh ghép vào cân vách hốc mắt bằng chỉ vicryl 6.0.

-        Có thể khâu phục hồi cân vách hốc mắt hoặc không.

-        Khâu da mi và tạo nếp mí.

3.2.2.     Ghép mỡ và vá sàn hốc mắt

-        Gây mê.

-        Rạch da mi cách bò mi dưới lmm.

-        Rạch qua cơ vòng mi, cân vách hốc mắt.

-        Rạch và tách màng xương hốc mắt.

-        Bộc lộ vùng vỡ xương.

-        Vá sàn hốc mắt bằng Medpore hay tấm lưới titan tùy theo diện vỡ sàn hốc mắt.

-        Nếu mắt còn lõm nhiều, lấy mỡ và ghép mỡ hốc mắt.

-                  Khâu vết phẫu thuật bằng chỉ vicryl 6-0.

VI.      XỬ TRÍ TAI BIÊN

-        Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chưòm lạnh.

-        Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết.

-        Thải vật liệu vá sàn hốc mắt: phẫu thuật lại.

-        Mất thị lực do đặt miếng vật liệu quá sâu về phía sau gây tổn thương dây thị giác: lấy bỏ tấm vá sàn hốc mắt hay đặt lại

 

XXVIII.74. PHẪU THUẬT LÀM HẸP KHE MI, RÚT NGẮN DÂY CHẰNG MI NGOÀI, MI TRONG ĐIỀU TRỊ HỞ MI DO LIỆT VII

I. ĐẠI CƯƠNG

Hở mi do liệt dây VII gây ra viêm giác mạc kéo dài và loét giác mạc. Liệt dây VII nhánh chi phối mi dưới gây lật mi dưới nhiều..

III.   CHỈ ĐỊNH

-                              Hở mi dưới do liệt dây VII.

IV.    CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-                             Các tổn thương mới xuất hiện (sẹo mi chưa đủ 6 tháng ổn định, liệt dây VII chưa đủ 3 tháng theo dõi).

-                              Bệnh lý toàn thân chưa cho phép phẫu thuật.

VI. CHUẨN BỊ

1.    Người thực hiện

Bác sĩ chuyên khoa Mắt.

2.    Phương tiện

-                              Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình mi mắt.

-                              Cầm máu hai cực.

3.    Người bệnh

-                              Làm vệ sinh tại chỗ và toàn thân.

-                              Chụp ảnh tổn thương trước khi phẫu thuật.

4.    Hồ sơ bệnh án

-                              Mô tả tổn thương bằng hình vẽ.

-                              Ghi rõ dự kiến phương pháp định thực hiện

V.CÁC BƯỚC TIÊN HÀNH

1.    Vô cảm

-                              Gây tê tại chỗ.

-                              Gây mê nếu bệnh nhân kém hợp tác.

2.    Kỹ thuật

-                              Gây tê góc ngoài mi.

-                              Mỏ góc ngoài mi.

-                              Cắt nhánh dưới của dây chằng mi ngoài và cầm máu.

-                              Bộc lộ thành ngoài hốc mắt, bộc lộ màng xương.

-                             Tạo vạt sụn mi dưới và khâu đính vạt sụn vào màng xương bằng chỉ prolene 5/0.

-                              Khâu cơ, da theo từng bình diện.

V.      THEO DÕI

Bệnh nhân được hẹn khám lại 1 ngày, 2 tuần và 1 tháng sau mổ.

VI.      TAI BIÊN VÀ XỬ TRÍ

-                              Xuất huyết trước cân vách hốc mắt: theo dõi, chưòm lạnh.

Xuất huyết hốc mắt: theo dõi và dẫn lưu máu tụ hốc mắt nếu cần thiết.

(Lượt đọc: 3957)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ