Banner
Banner dưới menu

SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN

SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN

I. ĐẠI CƯƠNG   

 

      Siêu âm tim qua thực quản (SÂTQTQ) là phư­ơng pháp thăm dò Siêu âm - Doppler tim và các mạch máu lớn trong trung thất bằng đầu dò đư­ợc đ­ưa vào trong lòng thực quản và dạ dày giúp chẩn đoán các bệnh tim mạch: van tim, cơ tim, màng ngoài tim, các mạch máu cạnh tim, bệnh động mạch chủ, các bệnh tim bẩm sinh... với độ chính xác cao do ưu điểm chính là độ phân giải hình ảnh rất cao. Ưu điểm chính: chất lư­ợng hình ảnh tốt do chùm tia SÂ không bị cản trở (thành ngực, phổi, mỡ...), đầu dò siêu âm có tần số cao (5-7 MHz) để thăm dò gần, do vậy cho hình ảnh với độ phân giải cao.Nhưng cũng có những hạn chế là: đầu dò siêu âm thực quản rất đắt: 20.000 - 35.000 USD, rất dễ hỏng; máy Siêu âm phải có phần mềm chức năng chuyên dụng (đắt); đào tạo ng­ười làm SÂQTG phải có chương trình riêng, thời gian dài; chuẩn bị bệnh nhân phải rất cẩn thận và kỹ thuật bán “xâm”, có thể có biến chứng, tuy rất hiếm.

 

II. CHỈ ĐỊNH

1. Các bệnh van tim

2. Bệnh lý động mạch chủ ngực

3. Các khối u, huyết khối trong tim

4. Bệnh lý vách liên nhĩ

5. Các bệnh tim bẩm sinh

6. Đánh giá chức năng thất trái, vận động cơ tim

7. Thông tim: nong van, bít các lỗ thông

8. Theo rõi trong mổ tim, hồi sức

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1.  Các bệnh lý thực quản:

    - Nuốt khó

    - Túi thừa TQ, giãn thực quản

    - Khối u...

    - Dò TQ

    - Giãn tĩnh mạch TQ

    - Mới phẫu thuật TQ

2. Bệnh lý nặng ở cột sống cổ

    - Viêm khớp dạng thấp,

    - Gù vẹo

    - Sai khớp...

3. Một số tình trạng khác:

+ Bệnh nhân sau chiếu tia xạ trung thất

+ Huyết động không ổn định

 

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ chuyên khoa:

     Thăm dò siêu âm qua thực quản phải được thực hiện bởi:

- 01 bác sĩ được đào tạo về siêu âm tim nói chung và SÂTQTQ nói riêng.

- 01 điều dưỡng được đào tạo về cách chuẩn bị bệnh nhân để SÂTQTQ.

- Khi cần thiết phải tiền mê (bệnh nhân khó hợp tác do phản xạ nôn quá mức...): cần 01 bác sĩ gây mê.

2. Phương tiện

+ Máy siêu âm màu, có chương trình Tim mạch và chương trình phần mềm siêu âm qua thực quản với 1 đầu ghi hình Video.

+ Đầu dò siêu âm tim qua thực quản.

+ Máy đo huyết áp

+ Máy theo dõi độ bão hòa Oxy

+ Các thuốc gây tê họng: Xylocain dạng xịt họng và dạng Gel

+ Thuốc an thần: Midazolam ống 1 ml – 5 mg

+ Oxy thở mask

3. Người bệnh

+ B.n phải nhịn ăn ít nhất 4 tiếng trước thủ thuật

+ Xem bệnh án, phim X-quang...

+ Giải thích cho bn. về thủ thuật

+ Hỏi và khám bn. về các bệnh thực quản, răng miệng, suy hô hấp ...

+ Phòng viêm nội tâm mạc nếu bệnh nhân có tiền sử viêm nội tâm mạc hoặc bn. có van nhân tạo: theo phác đồ của Hội tim mạch Mỹ (30 phút trước thủ thuật tiêm TM lần lượt: 2g Ampicillin + 50 ml dịch đẳng trương và sau đó Gentamycine 1,5mg/kg; sau 6 tiếng: uống 1,5g Amoxicillin).

4. Hồ sơ bệnh án:

      Bác sĩ Siêu âm tim cần nắm rõ về chỉ định cụ thể cho bệnh nhân, về lâm sàng, điện tim đồ, X-quang tim phổi … để có định hướng rõ về phương pháp làm siêu âm thực quản, kết quả mong đợi …

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

+ Kiểm tra lại các thiết bị: máy siêu âm, đầu dò thực quản, băng và máy ghi hình Video

+ Gây tê họng: (bệnh nhân có thể ngồi hoặc nằm ngửa)

      - Bằng Xylocain dạng xịt (xịt vào họng bệnh nhân 2-3 xịt, đề nghị bn làm động tác xúc họng 10 lần rồi nuốt), nhắc lại 2-3 lần.

      - Trước khi đưa đầu dò thực quản vào: bơm 2-3 ml Gel Xylocain vào họng bệnh nhân và đề nghị bệnh nhân xúc họng 10 lần rồi nuốt.

+ Đặt bn nằm:

     - Mắc Monitor theo dõi: huyết áp, nhịp tim, SaO2

     - Đặt kim luồn vào tĩnh mạch để tiêm thuốc và cấp cứu (nếu cần)

     - Nằm nghiêng trái, đầu gập xuống ngực

     - Cắn chặt cái "chẹn răng"

     - Hướng dẫn bệnh nhân cách nuốt đầu dò

+ Tiêm TM thuốc Hypnovel (Midazolam): từ 2 đến 5 mg để bệnh nhân đỡ kích thích, bớt phản xạ nôn và về sau này không bị ám ảnh cảm giác khó chịu do nội soi.

+ Bắt đầu đặt đầu dò thực quản qua miệng bệnh nhân, đề nghị bệnh nhân nuốt đầu dò, bác sĩ chỉ hướng đầu dò và đẩy nhẹ.

+ Ghi hình Video song song với việc nhận định các hình ảnh siêu âm ở các mặt cắt khác nhau, tùy thuộc chỉ định. Tuy nhiên cần thăm dò toàn diện để tránh bỏ xót những bệnh lỹ ít biểu hiện trên lâm sàng.

Chú ý:

Để tránh hỏng đầu dò thực quản, cần hết sức cẩn thận:

- Giữ để bệnh nhân phải cắn chặt vào cái "chẹn răng" từ khi đưa đầu dò vào đến khi rút đầu dò ra

- Nhẹ nhàng khi sử dụng đầu dò (đồng thời để tránh làm tổn thương bệnh nhân)

- Khi rửa và ngâm sát trùng đầu dò phải có 2 người cùng tham gia

VI. THEO DÕI

Trong quá trình làm SAAQTQ cần theo dõi sát thể trạng bệnh nhân, sắc mặt, nhịp tim trên máy siêu âm hoặc trên Monitor, độ bão hòa Oxy.

      Nếu bệnh nhân có phản xạ nôn nhiều, cần luôn hướng dẫn bệnh nhân thở bằng mũi, bình tĩnh và tiêm thêm 2-3 mg Midazolam.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ LÝ

+ Th­ường gặp

- Buồn nôn, nôn

- Tổn th­ương hầu - họng: xước, chảy máu

- Nhịp nhanh xoang

- Tăng huyết áp:

+ Ít gặp:

- Co thắt thanh quản

- Rối loạn nhịp tim thoáng qua: ngoại tâm thu nhĩ/thất, cơn nhịp nhanh

- Cơn đau thắt ngực

- Tụt huyết áp

- Viêm nội tâm mạc

- Long huyết khối nhĩ trái gây tắc mạch, tai biến mạch não

+ Rất ít gặp:

- Tử vong (1/1000): do phù phổi cấp, loạn nhịp

- Thủng thực quản (2-3/10.000): thường do túi thừa TQ

 

Đây là một kỹ thuật hiện đại, có giá trị cao trong chẩn đoán và giúp cho chỉ định điều trị các bệnh tim mạch. Kỹ thuật hoàn toàn có thể được ứng dụng ở các cơ sở y tế chuyên ngành tim mạch có điều kiện về thiết bị và bác sĩ chuyên sâu về siêu âm tim.

(Lượt đọc: 5469)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ