Banner
Banner dưới menu

NỘI SOI CAN THIỆP – CẮT POLYP ỐNG TIÊU HÓA >1 CM HOẶC NHIỀU POLYP

(Cập nhật: 26/11/2017)

NỘI SOI CAN THIỆP – CẮT POLYP ỐNG TIÊU HÓA >1 CM HOẶC NHIỀU POLYP

I.    ĐỊNH NGHĨA

Cắt polyp qua nội soi là phương pháp điều trị, thường là cắt poyp ở trực tràng, đại tràng. Polyp dạ dày hành tá tràng ít gặp hơn. Kỹ thuật cắt polyp còn có ý nghĩa ngăn ngừa biến chứng ung thư hóa của các polyp này

II.CHỈ ĐỊNH

Nội soi ống tiêu hóa phát hiện tổn thương polyp >1cm, hoặc nhiều polyp

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Rối loạn đông máu cầm máu

Người bệnh đang dùng thuốc chống đông

Người bệnh có chống chỉ định nội soi dạ dày (xin xem quy trình nội soi dạ dày) Người bệnh có chống chỉ định soi đại tràng (xin xem quy trình nội soi đại tràng)

IV. CHUẨN BỊ

1.  Người thực hiện

-  01 Bác sĩ đã được đào tạo về  nội soi đại tràng và đã được cấp chứng chỉ nội soi

-  02 điều dưỡng

2. Phương tiện

- 1 máy nội soi dạ dày,  đại tràng ống mềm có kênh hoạt động > 9,8mm.

-  Thòng lọng cắt polyp bằng nhiệt điện với kích thước khác nhau và các loại dây khác nhau.

-  Tay nắm điều khiển

-  Các kìm nhiệt

-  Kim gắp polyp ra ngoài

-  Lưới đựng polyp

-  Dụng cụ cầm máu; clip, đầu dò nhiệt, máy APC

-  Catheter để bơm chất nhuộm máu khi cần

-  Nguồn  cắt  điện: sử dụng dòng  điện xoay chiều  với  tần  số  cao trên  106  chu  k /giây. Với tần số này không gây ra điện giật, không kých thích sợi thần kinh cơ nên không gây rung thất. Nguồn cắt có nhiều công suất khác nhau. Để cắt polyp thường dùng công suất 175w.

3. Người bệnh

Phải làm sạch vùng polyp cần cắt

Nếu là polyp ở thực quản, dạ dày điều dưỡng tràng: Người bệnh phải nhịn ăn trước đó ít nhất 6 giờ

Nếu là polyp ở đại tràng: chuẩn bị giống soi đại tràng

Nếu là polyp ở trực tràng: phải thụt tháo sạch phân

V.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Kiểm tra hồ sơ

-  Kiểm tra xét nghiệm

-  Nhóm máu

-  Công thức máu Tiểu cầu >50G/l

-  Đông máu cơ bản PT>60%

-  Xét nghiệm HIV, HbsAg, Anti HCV.

2.  Kiểm tra người bệnh

-  Người bệnh đã được làm sạch vùng polyp cần cắt

-  Đã được giải thích đầy đủ về quá trình làm kỹ thuật và các biến chứng có thể xảy ra.

3.  Thực hiện kỹ thuật

3.1.     Loại polyp có cuống

-  Kích thước polyp phải được đo bằng tay cầm của thòng lọng.

-  Đưa thòng lọng đến vị trí polyp, mở thòng lọng ôm lấy đầu polyp rồi tụt xuống ôm lấy cuống polyp. Đẩy vỏ ngoài của thòng lọng sát với cuống của polyp.

-  Thắt từ từ thòng lọng cho đến khi có cảm giác chặt tay rồi kéo nhẹ đầu polyp lên

-  Kiểm tra xem niêm mạc thành ống tiêu hóa có chui vào trong thòng lọng hay không. Nếu có nhiêm mạc nằm trong thòng lọng phải để thòng lọng ra khỏi vỏ catheter rồi mở thòng lọng ra và nhấc thòng ra khỏi đầu polyp. Thắt lại polyp.

-  Cũng có thể đầy vỏ catheter của thòng lọng vượt lên vị trí của đầu polyp rồi mở thòng lọng ra trùm vào đầu polyp

-  Nguồn cắt điện được sử dụng trong vòng 2-3 giây, xen kẽ giữa pha cầm máu và pha cắt. Thời gian cầm máu phải dài và có thể sử dụng thòng lọng loại lưỡng cực, thời gian cắt cuống polp phải dài hơn

-  Trong khi thòng lọng sẽ từ từ thắt chặt lại cho đến khi polyp bị cắt rời hoàn toàn

-  Lấy polyp ra ngoài để xét nghiệm mô bệnh học.

-  Dùng thòng lọng kéo polyp ra ngoài

-  Dùng kìm kẹp gắp polyp rồi kéo nó ra ngoài

-  Hút áp lực cao để polyp dính chặt vào đầu đèn sơi và kéo ra ngoài cùng máy soi

-  Nếu polyp có kých thước nhỏ có thể hút polyp và hứng bằng lưới mà không cần phải rút máy soi

-  Phải ghi rõ vị trí của polyp vào giấy xét nghiệm mô bệnh học

3.2.     Loại polyp không cuống

-  Dùng Adrenalin 1/10.000 và Natriclorua bơm xuống dưới niêm mạc. Đầu tiên dùng thòng lọng thắt từng phần của polyp rồi vừa thắt chặt thòng lọng vừa cắt điện. Chú ý không được cắt gọn một nhát vì nguy cơ chảy máu cao do thời gian cắt quá nhanh nên nhiệt độ tạo ra không đủ để cầm máu. Cắt từng phần như vậy cho đến khi cắt hết polyp và còn trơ lai phần niêm mạc.

-  Hoặc phải cắt polyp làm nhiều mảnh nhỏ, có thể cắt polyp trong một buổi hoặc nhiều buổi

VI. THEO DÕI

1.  Theo dõi ngay sau cắt

Người bệnh nằm nội trú tại bệnh viện trong 24 giờ

Dặn người bệnh các triệu chứng báo động: đau bụng đi ngoài ra máu

2.  Theo dõi lâu dài: Tùy theo mô bệnh học mà có kế hoạch theo dõi thích hợp

VII.   TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1.  Chảy máu:

-  Hay gặp nhất

-  Xử trí:

+ Truyền máu và máu tự cầm

+ Áp dụng các phương pháp cầm máu qua nội soi

+ Tiêm cầm máu, clip cầm máu

+ Đốt điện hay máy APC; Đầu dò nhiệt

2.  Thủng

-  Điều trị bảo tồn: khi đại tràng chuẩn bị sạch, kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, hút dạ dày liên tục.

-  Phẫu thuật sớm.

3.  Hội chứng sau cắt polyp

Kháng sinh, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch và hút dạ dày liên tục.

(Lượt đọc: 7338)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ