Banner
Banner dưới menu

TIỀN MẪN CẢM BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH GẮN MEN (ELISA) (Panel reactive antibody test by ELISA)

TIỀN MẪN CẢM BẰNG KỸ THUẬT MIỄN DỊCH GẮN MEN (ELISA) (Panel reactive antibody test by ELISA)

I. NGUYÊN LÝ

Kháng thể kháng HLA có thể hình thành trong cơ thể người bệnh do đã được tiếp xúc với kháng nguyên trước.

Huyết thanh của người bệnh được ủ với một phiến phản ứng gồm nhiều giếng, các giếng đó được phủ các loại kháng nguyên hệ HLA khác nhau. Nếu có phản ứng kháng nguyên - kháng thể đặc hiệu xảy ra, kháng thể đó sẽ được phát hiện bằng hệ thống kháng thể thứ hai kháng IgG người vì hệ thống phát hiện bao gồm có cơ chất tạo màu và enzym xúc tác (theo nguyên lý ELISA). Nếu phản ứng tạo màu xảy ra ở giếng nào (có màu xuất hiện) thì chứng tỏ trong huyết thanh người bệnh có kháng thể đặc hiệu phản ứng với một hoặc một vài kháng nguyên có trong giếng đó. Xét nghiệm này thường được chỉ định để phát hiện kháng thể kháng HLA bất thường trước ghép bộ phận, hoặc để kiểm tra đánh giá sự hình thành của kháng thể kháng HLA sau ghép bộ phận.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp chuẩn bị ghép bộ phận đồng loại.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- Kỹ thuật viên và cử nhân xét nghiệm được đào tạo thực hiện kỹ thuật;

- Bác sĩ: đọc kết quả, đánh giá, kiểm tra chất lượng.

2. Phương tiện - Hóa chất

2.1. Phương tiện

- Máy đọc ELISA vi giếng (đọc được phiến Terasaki);

- Bộ pipet man 10, 20, 200, và 1000 µl;

- Máy ly tâm ống máu;

- Que thủy tinh.

- Găng tay, giấy thấm.

2.2. Hóa chất

- Bộ kít tiền mẫn cảm bao gồm:

+ Dung dịch rửa;

 + Dung dịch pha loãng mẫu;

+ Huyết thanh chứng dương;

+ Dung dịch cộng hợp;

+ Dung dịch cơ chất tạo màu;

+ Dung dịch ngưng phản ứng;

+ Phiến nhựa vi giếng có gắn sẵn các hỗn hợp kháng nguyên hệ HLA. (thường hãng sản xuất cung cấp tài liệu dạng sơ đồ cho biết kháng nguyên trong có từng giếng).

- Nước cất, hóa chất khử trùng Natri hypoClorite.

3. Mẫu bệnh phẩm

- Mẫu dùng là mẫu huyết thanh tách từ máu không chống đông.

- Mẫu cho xét nghiệm có thể bảo quản 7 ngày ở nhiệt độ 2-80C. Muốn bảo quản lâu hơn, mẫu huyết thanh phải được giữ âm sâu (≤ -200C).

4. Người bệnh

Thông báo trước khi thực hiện xét nghiệm.

5. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán…

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Chuẩn bị mẫu

- Lấy 2ml máu ngoại vi vào ống nghiệm không chống đông, ghi rõ thông tin người bệnh: tên, tuổi, số giường, khoa phòng, đúng với thông tin trên phiếu chỉ định.

- Tách huyết thanh: để mẫu đông tự nhiên. Dùng que thủy tinh tách lớp huyết thanh đông khỏi thành ống.

- Ly tâm ống máu đông 2000 vòng/phút trong 3 phút, sẽ thu được lớp huyết thanh màu vàng nổi lên phía trên.

- Pha loãng huyết thanh người bệnh bằng dung dịch pha loãng mẫu theo hướng dẫn của nhà sản xuất kít.

2. Chuẩn bị hóa chất

- Đưa hóa chất ra nhiệt độ phòng, pha dung dịch rửa, huyết thanh chứng, cộng hợp, và cơ chất tạo mầu về nồng độ phản ứng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Tiến hành xét nghiệm

- Đưa phiến phản ứng ra nhiệt độ phòng 15 phút.

- Nhỏ bệnh phẩm, dung dịch pha loãng kháng thể (giếng blank), và huyết thanh chứng vào các vị trí đã quy định trên phiến (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

- Ủ 1 giờ ở nhiệt độ phòng.

 - Rửa 3 lần bằng dung dịch rửa, 20 uL/giếng, mỗi lần để 2 phút.

- Nhỏ 10 uL cộng hợp vào mỗi giếng, ủ 40 phút.

- Rửa 2 lần bằng dung dịch rửa, 20 uL/giếng, mỗi lần để 2 phút.

- Nhỏ 10 uL Substrate vào mỗi giếng, ủ 15 phút.

- Nhỏ 10 uL dung dịch ngưng phản ứng vào mỗi giếng. Đọc kết quả trên máy đo ELISA dùng cho phiến Terasaki, dùng phần mềm của hãng sản xuất kít. Kết quả được xuất dưới dạng các giếng âm tính và dương tính.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

- Mẫu xét nghiệm được đọc kết quả như sau:

+ Các giếng chứng dương xuất hiện màu rõ (thường là màu xanh lam).

+ Các giếng chứng âm không bắt màu.

- Nếu không đạt các yêu cầu trên thì xét nghiệm phải tiến hành lại.

- Cách đọc kết quả: Kết quả được đọc dưới dạng «âm tính» hoặc «% dương tính». Cách tính toán như sau:

% dương tính = (Số giếng dương tính)/Tổng số giếng phản ứng cho 1 người bệnh.

Ghi chú:      Giếng dương tính là giếng có phản ứng cho màu xanh lam.

Tổng số giếng phản ứng: là tổng số giếng dùng cho 1 người bệnh

đã loại đi các giếng dùng làm chứng âm, chứng dương và chứng

blank.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

- Sai sót mẫu bệnh phẩm: Tên bệnh nhân trên giấy xét nghiệm và trên ống mẫu không thống nhất, mẫu bị đông, mẫu không ghi giờ lấy.

àXử trí: yêu cầu nơi đưa mẫu xác minh lại các thông tin cần thiết, nếu mẫu bị đông hoặc đã để quá lâu thì phải lấy lại mẫu bệnh phẩm.

- Các mẫu chứng dương lại âm tính dương hoặc mẫu chứng âm lại dương tính. Thường do hóa chất hết hạn hoặc do chuẩn bị hóa chất sai.

àXử trí: kiểm tra hạn sử dụng của hóa chất, không dùng hóa chất hết hạn. Làm lại xét nghiệm và tuân thủ đúng các bước trong quy trình.

(Lượt đọc: 3492)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ