Banner
Banner dưới menu

BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH THẬN

(Cập nhật: 2/12/2022)

BỆNH LÝ ĐỘNG MẠCH THẬN

1. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh động  mạch thận là tình trạng tổn thương hẹp hoặc tắc động mạch thận. Hẹp

động mạch thận là nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp. Nguyên nhân

gây hẹp động mạch thận tới 90% do xơ vữa động mạch và khoảng 10% do các bệnh

lý khác như loạn sản xơ cơ, viêm động mạch, phình động mạch thận hay chèn ép từ

bên ngoài…

 

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện thường gặp là tăng huyết áp  (THA), 1/3 số bệnh nhân có THA ác tính hoặc

không được kiểm soát dù đã dùng nhiều loại thuốc. Có thể gặp hẹp động mạch thận

ở những bệnh nhân bệnh thận mạn tính hoặc suy thận giai đoạn cuối có hoặc không

kèm theo tăng huyết áp.

Các tình huống lâm sàng gợi ý hẹp động mạch thận bao gồm:

-  Khởi phát THA ở người trẻ (dưới 40 tuổi).

-  Khởi phát THA nặng ở tuổi trên 55, kèm theo suy tim, suy thận mạn.

-  THA kèm theo tiếng thổi ở động mạch chủ bụng.

-  THA tiến triển nhanh, khó kiểm soát ở bệnh nhân THA trước đó vẫn kiểm  soát

tốt và tuân thủ điều trị.

-  THA kháng trị (loại trừ nguyên nhân THA khác, không kiểm soát được huyết áp

mặc dù đã dùng 3 nhóm thuốc huyết áp đủ liều, trong đó có 1 thuốc lợi tiểu).

-  Cơn THA cấp cứu (suy thận cấp, suy tim cấp, bệnh não THA, bệnh võng mạc độ

3 - 4).

-  Suy thận cấp hoặc tăng creatinin huyết thanh khi dùng thuốc ức chế men chuyển

hoặc ức chế thụ thể.

-  Teo thận không rõ nguyên nhân, hoặc chênh lệch kích thước thận, hoặc suy thận

không rõ nguyên nhân.

-  Phù phổi thoáng qua tái phát.

2.2. Thăm dò cận lâm sàng

2.2.1. Siêu âm Doppler động mạch thận

Được hướng dẫn là phương tiện chẩn đoán hình ảnh đầu tiên để chẩn đoán và đánh

giá mức độ hẹp động mạch thận, theo dõi sau can thiệp động mạch thận.

Chẩn đoán hẹp động mạch thận trên siêu âm:

-  Hẹp dưới 60%:

+  PSVs > 180 cm/s.

+  RAR: 1,5 - 2,5.

+  Không có dòng loạn sắc sau vị trí hẹp.

-  Hẹp trên 60%:

+  PSVs > 180 cm/s.

+  RAR > 3,5.

+  Có dòng loạn sắc sau vị trí hẹp.

+  Hiện tượng “chảy chậm - đến muộn" (tardus parvus) ở mạch phía xa sau vị trí

hẹp: AT > 100 ms.

Chẩn đoán tắc hoàn toàn động mạch thận trên siêu âm:

-  Nhìn thấy rõ hình ảnh động mạch thận trên siêu âm 2D, nhưng không ghi được

tín hiệu dòng chảy.

-  Tốc độ dòng chảy tại nhu mô thận < 10 cm/s.

Chỉ số sức cản từ động mạch nhu mô thận > 0,8 giúp xác định bệnh nhân có bệnh lý

thận có thể không được hưởng lợi từ điều trị tái thông mạch qua da.

2.2.2. Chụp cắt lớp vi tính mạch máu

Đánh giá hình ảnh giải phẫu động mạch thận rất tốt nhưng không có các thông số về

huyết động như vận tốc dòng chảy. Lưu ý chức năng thận và dị ứng thuốc cản quang

trước khi chụp.

2.2.3. Chụp cộng hưởng từ mạch máu

Có độ nhạy và độ đặc hiệu tương đương với chụp động mạch mã hoá xoá nền, có thể

xác định chính xác các động mạch thận phụ, đánh giá tưới máu thận và kích thước

thận, thậm chí có thể đánh giá mức lọc cầu thận. Lưu ý chức năng thận trước khi

chụp.

2.2.4. Chụp động mạch thận qua da

Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán hẹp động mạch thận, được chỉ định trong trường

hợp có kế hoạch điều trị can thiệp tái thông mạch  động mạch thận, hoặc để chẩn đoán

khi nghi ngờ có bệnh động mạch thận nhưng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác

không kết luận được.

 

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Điều trị nội khoa

Dự phòng thứ phát biến cố tim mạch và cải thiện tiên lượng, bao gồm:

-  Kiểm soát tốt huyết áp:

+  Thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể được khuyến cáo

điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp có hẹp động mạch thận một bên.

+  Thuốc hạ áp nhóm chẹn kênh canxi, chẹn beta giao cảm và lợi tiểu được

khuyến cáo điều trị bệnh nhân tăng huyết áp có hẹp động mạch thận

-  Ngừng hút thuốc lá.

-  Kiểm soát cân nặng.

-  Kiểm soát chặt chẽ đường huyết nếu có tiểu đường.

-  Kháng kết tập tiểu cầu: Aspirin 75 - 100 mg/24h hoặc clopidogrel 75 mg/24h

-  Statin: Mức LDL-C cần đạt dựa vào phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân.

3.2. Điều trị tái thông mạch

-  Không chỉ định điều trị tái thông mạch một cách thường quy với hẹp động mạch

thận do xơ vữa.

-  Hiện nay, với mức độ bằng chứng thấp về lợi ích khi so với điều trị nội khoa, điều

trị tái thông mạch chỉ nên cân nhắc ở những bệnh nhân hẹp động mạch thận có ý

nghĩa về mặt giải phẫu (hẹp trên 70% đường kính) và chức năng (giảm tưới máu

thận, đo dự trữ dòng chảy mạch thận giảm) với bệnh cảnh lâm sàng đặc biệt, như:

+  Hẹp động mạch thận có ý nghĩa về huyết động kèm theo suy tim sung huyết tái

phát không lý giải được.

+  Hoặc phù phổi cấp đột ngột.

+  Tăng huyết áp và/hoặc suy thận kèm theo hẹp động mạch thận do loạn sản xơ

cơ.

3.2.1. Can thiệp mạch thận qua da (nong mạch thận bằng bóng và/hoặc đặt stent)

-  Là phương pháp tái thông mạch hàng đầu hiện nay khi có chỉ định.

-  Với hẹp động mạch thận do xơ vữa: Thường kết hợp nong bóng và đặt stent.

-  Với hẹp do loạn sản xơ cơ: Thường chỉ cần nong bóng, có thể sử dụng bóng phủ

thuốc và có thể đặt stent cứu vãn khi có tách thành động mạch hoặc nong bóng

thất bại.

-  Biến chứng: Tắc động mạch thận do xơ vữa, tách thành động mạch chủ, hội chứng

ngón chân xanh do tắc mạch ngoại biên, tụ máu bao thận do thủng nhánh động

mạch thận, tái hẹp (< 20%).

3.2.2. Phẫu thuật

-  Chỉ định giới hạn: Được đặt ra khi có bệnh lý của động mạch thận do loạn sản xơ

cơ không thể điều trị được bằng nong bóng tạo hình, tái hẹp sau đặt stent, hoặc

phẫu thuật động mạch chủ bụng đồng thời.

-  Phẫu thuật có tỷ lệ thành công về kỹ thuật cao với tỷ lệ huyết khối hoặc  hẹp sau

phẫu thuật < 10%. Đáp ứng huyết áp sau phẫu thuật tương tự như sau can thiệp.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên – Bộ Y Tế

 

(Lượt đọc: 1425)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ