Banner
Banner dưới menu

BỆNH ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG

(Cập nhật: 1/12/2022)

BỆNH ĐỘNG MẠCH ĐỐT SỐNG

1. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh động mạch đốt sống do xơ vữa là tình trạng hẹp hoặc tắc động mạch đốt sống

do xơ vữa. Bệnh diễn biến từ từ, đa phần bệnh không gây triệu chứng hoặc có triệu

chứng đột quỵ thiếu máu não.

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Triệu chứng lâm sàng

Đa phần bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng: đột quỵ thiếu máu não của hệ tuần  hoàn não sau, bệnh nhân

có thể xuất hiện các triệu chứng nhìn mờ hoặc mất thị lực đột ngột, liệt vận động, rối

loạn cảm giác, thất điều, chóng mặt, hoặc co giật ….

Khám lâm sàng: không đặc hiệu, thường phát hiện các triệu chứng của đột quỵ thiếu

máu não.

2.2. Chẩn đoán hình ảnh

CLVT/CHT có độ nhạy (94%) và độ đặc hiệu (95%) cao hơn siêu âm Doppler mạch

máu (độ nhạy 70%) trong phát hiện hẹp hoặc tắc động mạch đốt sống. Chụp DSA

hiếm khi được sử dụng để chẩn đoán, nhưng được chỉ định cho trường hợp có hẹp/tắc

động mạch đốt sống có triệu chứng lâm sàng.

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Nội khoa

Điều chỉnh các yếu tố nguy cơ của bệnh lý xơ vữa động mạch và sử dụng thuốc kháng

kết tập tiểu cầu:

-  Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào.

-  Kiểm soát huyết áp, duy trì huyết áp nhỏ hơn 140/90 mmHg.

-  Kiểm soát đường máu chặt chẽ nếu bệnh nhân bị đái tháo đường.

-  Kiểm soát lipid máu: Hướng dẫn dùng statin để kiểu soát lipid máu tích cực ở

những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu não do xơ vữa hoặc cơn thiếu máu não cục

bộ thoáng qua để làm giảm nguy cơ đột quỵ và biến cố tim mạch. Mục tiêu giảm

LDL-C ≥ 50% so với mức nền (khi bệnh nhân chưa được điều trị bằng bất kì

thuốc hạ lipid máu nào) và đích LDL-C < 1,4 mmol/L (< 55 mg/dL).

-  Thuốc kháng kết tập tiểu cầu:

+  Aspirin 75 - 100 mg/24h.

+  Clopidogrel 75 mg/24h (nếu dị ứng, hoặc kháng aspirin, viêm dạ dày).

3.2. Tái thông mạch động mạch đốt sống

Bệnh nhân hẹp động mạch đốt sống ngoài sọ có triệu chứng, tái thông mạch có thể

được cân nhắc với tổn tổn thương hẹp động mạch đốt sống > 50% trên bệnh nhân có

triệu chứng tái phát mặc dù đã được điều trị nội khoa tối ưu.

Không có chỉ định tái thông mạch thường quy cho bệnh nhân hẹp động mạch đốt

sống không có triệu chứng.

Có 2 phương pháp điều trị tái thông mạch bao gồm:

-  Phẫu thuật: các phương pháp chuyển vị trí động mạch đốt sống, bóc nội mạc động

mạch đốt sống, bắc cầu bằng tĩnh mạch hiển

-  Can thiệp: Nong bóng thường kết hợp với đặt stent động mạch đốt sống

 

Tài liệu tham khảo

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên – Bộ Y Tế

(Lượt đọc: 1814)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ