Banner
Banner dưới menu

VIÊM CƠ TIM

VIÊM CƠ TIM

Viêm cơ tim là sự viêm nhiễm cấp tính hay mạn tính ở cơ tim (bao gồm tế bào cơ tim, khoảng kẽ và các mạch máu ở tim).
          Bệnh thường kèm theo viêm màng trong tim, viêm màng ngoài tim; ít khi viêm cơ tim đơn độc..
          I. Triệu chứng lâm sàng:
          - Triệu chứng lâm sàng của viêm cơ tim phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm cơ tim, không có triệu chứng đặc hiệu.

-         Giai đoạn đầu, triệu chứng lâm sàng thường nhẹ dễ bỏ qua; giai đoạn sau có thể có suy tim gây tử vong.

-          Sau đây là triệu chứng của viêm cơ tim do bệnh viêm nhiễm:
       1. Triệu chứng toàn thân:
       + Sốt cao 39- 41°C
       + Mệt mỏi, đau cơ khớp...
       2. Triệu chứng tim mạch:
       + Tiếng tim mờ, đầu tiên là mờ tiếng thứ nhất, sau mờ cả tiếng thứ 2. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm và có giá trị trong chẩn đoán.
       + Nhịp tim nhanh, mạch yếu, huyết áp hạ, nhất là huyết áp tối đa; hồi hộp trống ngực, đau tức ngực; khó thở khi gắng sức, có khi khó thở cả khi nghỉ ngơi....
       + Đôi khi có tiếng ngựa phi, tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim do buồng thất trái giãn gây hở van 2 lá cơ năng.
       + Các triệu chứng của suy tim xuất hiện khi viêm cơ tim lan rộng.

I.                   Cận lâm sàng:

               1. Điện tim:
               Điện tim có giá trị trong chẩn đoán :
               - Rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất: blốc nhĩ thất độ I, II, III hoặc rối loạn dẫn truyền trong thất (blốc nhánh bó His).
               - Rối loạn nhịp tim: nhịp thường nhanh mặc dù đã hết sốt; cũng có khi nhịp chậm, ngoại tâm thu đa dạng, đa ổ; đôi khi có rung nhĩ và các rối loạn nhịp khác.
               - Sóng T thường dẹt hoặc âm tính; đoạn ST chênh lên hoặc hạ thấp; QRS biên độ thấp.
               2. X quang:
               - Tim to toàn bộ và to rất nhanh.
               - Biểu hiện ứ trệ tuần hoàn ở phổi.
               - Sau điều trị, diện tim trở về bình thường. 
               3  Siêu âm tim:
               - Vận động thành tim giảm đều, các buồng tim giãn to, giảm cả chức năng tâm thu và tâm trương thất trái, hở cơ năng các van do buồng tim giãn to, có thể có cục máu đông ở thành tim. Hình ảnh siêu âm của bệnh viêm cơ tim giống bệnh cơ tim thể giãn.
               - Có thể có tràn dịch màng ngoài tim.
               4. Xét nghiệm máu:
               - Bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính thường tăng.
               - Tốc độ máu lắng tăng. 
               - Xét nghiệm tìm hiệu giá kháng thể với vi khuẩn hoặc virut tăng (tùy theo nguyên nhân gây bệnh). 
               III. Chẩn đoán:
               1. Chẩn đoán xác định dựa vào:
               - Tiếng tim mờ.
               - Tiếng ngựa phi.
               - Huyết áp hạ.
               - Điện tim: với các biểu hiện rối loạn dẫn truyền nhĩ-thất, rối loạn dẫn truyền trong thất, rối loạn nhịp tim, điện thế thấp, T dẹt hoặc âm, ST chênh lên hoặc chênh xuống.
               - X quang: tim to, nhưng sau điều trị diện tim nhỏ lại.
               - Siêu âm tim: các buồng tim giãn, giảm vận động thành lan toả, có thể có cục máu đông ở thành tim.
               - Xét nghiệm tìm hiệu giá kháng thể với vi khuẩn, virut thấy tăng.
               - Sinh thiết màng trong tim.
               2. Chẩn đoán phân biệt:
               Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh tim có các triệu chứng loạn nhịp, suy tim, giãn các buồng tim như:
               - Viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.
               - Viêm màng ngoài tim.
               - Các bệnh van tim.
               - Bệnh cơ tim thể giãn (dilated cardiomyopathy).
               - Thiếu máu cơ tim.
               - Bệnh tim-phổi mạn tính hoặc cấp tính.
               - Nhiễm độc giáp trạng.

IV. Điều trị:
          Tùy theo nguyên nhân gây viêm cơ tim mà có hướng điều trị riêng. Chú ý phải điều trị sớm và điều trị đủ thời gian.
          1. Điều trị triệu chứng:
          -  Nghỉ ngơi, ăn giảm muối, nhất là khi đã có suy tim. Khi viêm cơ tim do bạch hầu, thấp tim thì phải bất động tuyệt đối để tránh tai biến trong thời kỳ bệnh tiến triển.
          - Thở oxy ngắt quãng.
          -  Điều trị các rối loạn nhịp tim.
          -  Điều trị suy tim bằng:
          + Thuốc cường tim (ouabain, digoxin... nhưng không được dùng khi có blốc nhĩ-thất và phải theo dõi sát các triệu chứng của ngộ độc thuốc):
Ouabain 0,25 mg x 1 ống/ngày, tiêm tĩnh mạch chậm.
Digoxin 0,25 mg x 1 viên/ngày, uống.
          + Thuốc lợi tiểu: dùng từng đợt 2- 3 ngày.
          . Lợi tiểu thải muối như: lasix, hypothiazide.
Lasix 40 mg x 1-2 viên/ngày, uống hoặc lasix 20 mg x 1 ống/ngày, tiêm bắp thịt hoặc tĩnh mạch.
Hypothiazide 50- 100 mg/ ngày, uống.
          . Lợi tiểu giữ K+:
Aldacton 25mg x 1-2 viên/ngày, uống.
          +Bồi phụ đủ kali bằng:
Kaleorid 0,6 g x 1-2 viên/ngày.
Panangin x 3-4 viên/ngày.
          -  Dự phòng tắc mạch bằng: Aspegic 0,1g x 1 gói/ ngày.
Sintrom 4 mg x 1/4-1/5 viên/ngày, theo dõi tỷ lệ prothrombin của bệnh nhân so với người bình thường (INR): dùng khi có cục máu đông ở thành tim.

2.Điều trị nguyên nhân:

a. Viêm cơ tim do thấp:

- Penicillin 1-2 triệu đơnvị x 1-2 ống, tiêm bắp thịt trong 7-10 ngày; Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày trong 10-15 ngày rồi giảm dần liều, duy trì 5-10 mg/ngày trong 6-8 tuần. Aspirin pH8 0,5 g x 2-4 g/ngày trong 6-8 tuần, uống lúc no. Sau đó phải phòng thấp tim tái phát bằng Bezathine penicillin 1,2 triệu đơn vị, tiêm bắp thịt, cứ 28 ngày tiêm một lần. Nếu bị dị ứng Penicillin thì dùng Erythromycin 1,5-2 g/24h.

b. Viêm cơ tim do bạch hầu:

- Điều trị: dùng thuốc chống độc tố bạch hầu càng sớm càng tốt, dùng kháng sinh và điều trị suy tim. Nếu có blốc nhĩ thất cấp III thì đặt máy tạo nhịp tạm thời. Không dùng Corticoid.

c. Viêm cơ tim do bệnh Lyme:

- Kháng sinh liều cao như penixilin 20 triệu đơn vị/ngày hoặc Tetracyclin 1g/ngày chia 4 lần. Tạo nhịp tim tạm thời khi có blốc nhĩ-thất cấp II, III.

(Lượt đọc: 12472)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ