Banner
Banner dưới menu

ĐAU DÂY THẦN KINH V

ĐAU DÂY THẦN KINH V

1. Đại cương :

Đau dây thần kinh số V( còn gọi là dây tam thoa), là chứng đau ở vùng da mặt, đặc trưng bởi các cơn đau ngắn, cảm giác đau dữ dội như điện giật hay dao đâm, đau chói. Đau ở một bên mặt và chỉ một phần của da mặt: chỉ ở một bên gò má hay một bên cằm, hay thái dương và trán, không lan sang phía bên kia. Các cơn đau xuất hiện tự phát, hay do kích thích như khi sờ nhẹ vào một điểm nào đó trên da mặt hay cằm, khi nhai hoặc gặp gió lạnh…Có khi đau tới mức gần như không thể chịu đựng được. Có dạng đau không điển hình: đau ê ẩm nặng nề, thỉnh thoảng lại có cơn đau chói.

2. Chẩn đoán:

2.1. Lâm sàng :

-Toàn thân: không có biểu hiện gì đặc biệt.

- Cơ năng: Đau kịch phát  một vài giây đến vài phút :

+ Thường khu trú một bên mặt.

+ Vùng đau là vùng chi phối một nhánh hoặc nhiều nhánh thần kinh.

+ Đau khởi phát đột ngột, với tính chất đau buốt, như dao đâm, cháy bỏng, hay như điện giật.

+ Đau khởi phát từ vùng bị kích thích khi: ăn nhai, đánh răng, rửa mặt…

+ Giữa các cơn đau là khoảng im lặng hoàn toàn không có triệu chứng.Tuy nhiên, một vài bệnh nhân có đau đầu âm ỉ vào những thời điểm khác.

+  Không kèm theo rối loạn cảm giác; kiểu đau là cố định trên mỗi bệnh nhân; ngoài ra có thể kèm theo những dấu hiệu bệnh lý do nguyên nhân gây nên.

 - Thực thể: Trong cơn đau khi sờ nắn vùng mặt bên đau làm cơn đau tăng lên dữ dội.

2. Cận lâm sàng:

 - Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện hình ảnh: U thần kinh V hoặc hình ảnh các khối u chèn ép dây hoặc thấy có bệnh mảng xơ rải rác, hoặc có thể là do một mạch máu nhỏ ( thường là động mạch, đôi khi là tĩnh mạch ) đè vào vùng đi, vào rễ của đây thần kinh số V tại thân não.

 - Xét nghiệm máu: ít thấy biến đổi máu lắng, thành phần bạch cầu.

3. Điều trị:

3.1.Nội khoa:

-      Carbamazepin 200mg 2 viên/ ngày/2 lần(người lớn). Nếu chưa giảm đau có thể tăng dần liều tới 800mg-1600mg/24 giờ/3 lần.Trẻ em: 20mg/kg/ngày/2-3 lần.

+ Chống chỉ định: Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, block nhĩ thất, mẫn cảm với thuốc, suy gan, Glocom, thiểu niệu.

-   Khi Carbamazepin đơn trị liệu không đạt được tác dụng, có thể điều trị kết hợp với một trong các loại thuốc sau:

+ Thuốc chống động kinh cổ điển: Dyhydan, Gabapentin.

+ Thuốc chẹn beta: Propanolol 40mg/ ngày (CCĐ: hen phế quản, loét dạ dày, tăng huyết áp):.

-  Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh: Nivalin 2,5mg x 1- 2 ống/ ngày,Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.

-  Vitamin nhóm B.

3.2.Điều trị ngoại khoa: Khi điều trị nội khoa không kết quả.

- Cắt rễ bằng tần số phóng xạ nhiệt.

- Phẫu thuật phóng xạ bằng tia Gamma.

- Giải áp vi mạch.

- Tiêm cồn tuyệt đối diệt hạch dưới hướng dẫn của chụp mạch số hóa xóa nền (DSA)

(Lượt đọc: 8116)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ