Banner
Banner dưới menu

ĐỤC THỂ THỦY TINH

(Cập nhật: 26/11/2017)

ĐỤC THỂ THỦY TINH

Đục thể thuỷ tinh là đục một phần hay toàn bộ kèm theo giảm thị lực.

Triệu chứng chủ yếu là giảm thị lực tuỳ theo mức độ đục. Người bệnh thấy mắt mờ từ từ đến không nhìn thấy. Mắt không đau đỏ, sưng nề.

I. Khám thể thuỷ tinh: (Nhỏ giãn đồng tử trước khi khám)

1. Phát hiện bóng treo đồng tử, tuỳ theo mức độ mà bóng treo còn hay mất.

- Ánh đồng tử:

+ Xám có ánh hồng, đục chưa hoàn toàn.

+ Xám: đục hoàn toàn.

- Qua sinh hiển vi để đánh giá các lớp đục thể thuỷ tinh: Đục cả nhân, vỏ, bao.

- Siêu âm để phát hiện các thay đổi thể thuỷ tinh.

2. Hình thái lâm sàng:

- Đục hoàn toàn: có thể đục vỏ hay nhân.

- Đục tiến triển: Còn phần thị lực, ánh đồng tử hồng xám.

- Đục thể thuỷ tinh căng phồng do thể thuỷ tinh ngấm nước để lâu dẫn đến tăng nhãn áp hay viêm màng bồ đào.

3. Đánh giá sơ bộ chức năng qua:

- Thị lực.

- Hướng ánh sáng.

- Nhãn áp.

- Phản xạ đồng tử.

II. Nguyên nhân đục thể thuỷ tinh

1. Đục thể thuỷ tinh do tuổi già.

2. Đục thể thuỷ tinh do chấn thương.

3. Đục thể thuỷ tinh do bẩm sinh.

4. Đục thể thuỷ tinh do bệnh toàn thân: Đái tháo đường, tetani.

5. Đục thể thuỷ tinh do các biến chứng bệnh mắt: Viêm màng bồ đào, cận thị nặng, bong võng mạc, viêm võng mạc sắc tố, Glocom.

6. Đục thể thuỷ tinh do thuốc: Coctiron, thuốc tránh thai, thuốc co đồng tử.

III. Điều trị.

A. Điều trị ngoai khoa là những phương pháp tốt nhất mang lại kết quả.

1. Khám chức năng:

- Thị lực, thị trường, nhãn áp.

- Phản xạ đồng tử đáp ứng với ánh sáng.

- Điện võng mạch, siêu âm, nhãn cầu.

2. Khám thực thể:

- Đánh giá mức độ đục, các tổn thương nhãn cầu kèm theo các bệnh khác của mắt.

3. Cận lâm sàng cho phẫu thuật thể thuỷ tinh:

- Khám toàn thân: Tim, phổi, HA, tai mũi họng.

- XN: CTM, đường máu, TS, TC, nhóm máu.

- Có điều kiện: Chụp XQuang tim phổi, siêu âm tim, ĐTĐ.

- Nuôi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ.

B.Chọn các phương pháp phẫu thuật phù hợp với bệnh  và người bệnh

- Mổ thể thủy tinh trong bao.

- Ngoài bao đặt IOL.

- Phaco IOL

C.Thuốc sau mổ: Toàn thân – Tại chỗ

- Kháng sinh chống nhiễm trùng.

- Chống viêm.

- Giảm phù nề.

D.Chăm sóc sau mổ:

- Thay băng tra thuốc.

- Giữ gìn vệ sinh.

- Dinh dưỡng toàn thân.

(Lượt đọc: 4408)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ