Banner
Banner dưới menu

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC

(Cập nhật: 26/11/2017)

VIÊM LOÉT GIÁC MẠC

Viêm loét giác mạc là hiện tượng mất biểu mô và tổ chức dưới biểu mô giác mạc. Biểu hiện bằng dấu hiệu Fluorescin ( + ).

I. Nguyên nhân:

- Do vi khuẩn: Tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn.

- Do nấm.

- Do Herpes, Zona.

II. Triệu chứng học.

1. Triệu chứng cơ năng

- Đau nhức: Chói sợ ánh sáng, chảy nước mắt, giảm thị lực ( với vi khuẩn mức độ rầm rộ hơn so với nấm…)

2. Triệu chứng thực thể.

- Mi co quắp, kết mạc cương tụ rìa rõ ( ++ ).

- Trên giác mạc có tổn thương mất chất, dấu hiệu Fluo ( + ).

+ Vị trí: ở bất kỳ.

+ Hình dạng: Rộng hẹp, nông sâu tuỳ giai đoạn và nguyên nhân gây bệnh.

* Vi khuẩn:

- Bờ ổ loét không rõ ràng.

- Đáy ổ loét hoại tử màu vàng, lầy nhầy.

* Nấm:

 - Bờ ổ loét có ranh giới rõ ràng.

- Đáy ổ loét có chất hoại tử khô chắc, gồ cao trên diện loét.

* Herpes: 

- Thường tổn thương nằm trong lớp nhu mô giác mạc.

- Nếu nông có hình cành cây địa đồ sâu có hình đĩa.

- Trường hợp không điển hình có hình chấm nông, hình sao.

- Xung quanh ổ loét có thẩm lậu, phù nề hay tân mạch.

- Tiền phòng: Mủ tiền phòng thường xuất hiện trong các trường hợp loét giác mạc.

Nếu do:

- Vi khuẩn: Sau điều trị thường hết mủ.

- Nấm: Mủ thường tái phát đi tái phát lại.

3. Xét nghiệm cận lâm sàng:

Nạo ổ loét lấy tổ chức hoại tử để phân biệt vi khuẩn hay nấm.

- Soi tươi: Phân biệt vi khuẩn hay nấm.

- Soi trực tiếp: Cho biết vi khuẩn thuộc nhóm nào.

- Nuôi cấy + KSĐ: Cho biết nấm, vi khuẩn hướng điều trị…

- Với Herpes: Soi tìm tế bào biểu mô thoái hoá và nhiều nhân.

III. Điều trị:

A.Nguyên tắc chung

- Điều trị sớm, đặc hiệu ngay từ đầu khi có kết quả soi tươi với kháng sinh phổ rộng liều cao.

- Khi có kháng sinh đồ : Dùng thuốc theo kết quả.

- Điều trị toàn thân và tại chỗ.

B.Cụ thể

1.Chống hoại tử giác mạc:

- Tiêm huyết thanh tự thân dưới kết mạc.

2.Chống dính:

- Nhỏ mắt dung dịch Atropin 1%.

3.Điều trị nguyên nhân:

Kháng sinh đặc hiệu tại chỗ và toàn thân.

- Vi khuẩn : Dựa và kháng sinh đồ.

- Nấm : Kháng sinh chống nấm.

- Herpes : Uống Acyclovir

(Lượt đọc: 8038)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ