Banner
Banner dưới menu

SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 99mTc-SECTAMIBI

(Cập nhật: 27/11/2019)

SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 99mTc-SECTAMIBI

SPECT TƯỚI MÁU CƠ TIM KHÔNG GẮNG SỨC (STRESS) VỚI 99mTc-SECTAMIBI

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Xạ hình tưới máu cơ tim dựa trên nguyên tắc sestamibi gắn với 99mTc sau khi tiêm tĩnh mạch sẽ được tập trung, phân bố vào cơ tim tương ứng với lưu lượng của từng nhánh động mạch vành. Những vùng cơ tim được tưới máu bình thường thể hiện trên xạ hình tưới máu cơ tim là những vùng có tập trung hoạt độ phóng xạ đồng đều. Trái lại, những vùng cơ tim được tưới máu kém hoặc không được tưới máu sẽ giảm hoặc mất hoạt độ phóng xạ do thuốc phóng xạ không đến được hoặc đến ít. Để đánh giá chính xác tình trạng tưới máu cơ tim, người ta thường tiến hành ghi hình ở hai trạng thái nghỉ và gắng sức thể lực hoặc bằng thuốc. Như vậy, ghi hình tưới máu cơ tim sẽ giúp ta đánh giá tình trạng tưới máu, tình trạng bắt giữ thuốc phóng xạ và khả năng sống của từng vùng cơ tim.

II. CHỈ ĐỊNH

- Chẩn đoán bệnh động mạch vành

- Đánh giá nguy cơ ở bệnh nhân đã xác định bệnh động mạch vành

- Đánh giá nguy cơ sau tái tưới máu động mạch vành (can thiệp đặt stent, bắc cầu nối chủ - vành)

- Đánh giá nguy cơ bệnh động mạch vành trước phẫu thuật, thủ thuật

- Đánh giá khả năng sống của cơ tim

III. HẠN CHẾ VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh đang đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim cấp 2 - 4 ngày.

- Người bệnh có tiền sử, dị ứng với thuốc.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện quy trình kỹ thuật: (7 nhân viên)

- 01 bác sĩ Tim mạch có chứng chỉ đạo tạo Spect tim

- 01 bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh có chứng chỉ đạo tạo Spect tim

- 01 kỹ thuật viên Tim mạch có chứng chỉ đào tạo Spect tim.

- 01 kỹ thuật viên Chẩn đoán hình ảnh có chứng chỉ đạo tạo Spect tim

- 01 cán bộ hóa dược phóng xạ có chứng chỉ đạo tạo Spect tim

- 01 kỹ thuật viên Y học hạt nhân có chứng chỉ đạo tạo Spect tim

- 01 cán bộ an toàn bức xạ.

2. Phương tiện:

2.1 Thiết bị:

- Máy ghi đo: Máy Spect chuyên tim Discoverry NM 530c có gắn cổng điện tim. Sử dụng bao định hướng độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR), cửa sổ năng lượng 20%.

- Máy điện tim , thảm chạy gắng sức.

2.2. Chất phóng xạ:

- Thuốc phóng xạ:

- Tc99m – sestamibi với quy trình 2 ngày: pha không gắng sức liều Tc99m – sestamibi 0,31mCi/kg cân nặng

- Tc99m – sestamibi với quy trình một ngày (gắng sức – không gắng sức, không gắng sức - gắng sức), pha đầu: liều Tc99m – sestamibi 7 - 12 mCi; pha sau : liều Tc99m – sestamibi 21 - 36 mCi

Tiêm tĩnh mạch.

2.3 Dụng cụ, Thuốc và vật tư tiêu hao:

2.3.1. Dụng cụ:

- Áo chì:                       3 chiếc ( 1 pha chế, 1 tiêm, 1 vận hành máy)

- Kính chì bảo vệ mắt: 3 chiếc ( 1 pha chế, 1 tiêm, 1 vận hành máy)

- Găng tay chì:             1 đôi   ( 1 pha chế )   

- Bao chì tuyến giáp:    3 chiếc ( 1 pha chế, 1 tiêm, 1 vận hành máy)

- Liều kế cá nhân :       7 chiếc

2.3.2. Thuốc và Vật tư tiêu hao:

- Kim bướm, Bơm tiêm 10 ml , Bơm tiêm 1 ml. Kim lấy thuốc

- Găng tay, Mũ, Khẩu trang

- Nước muối NaCl 0,9%/1

- Bông tiêm, Cồn 70 độ, Cồn tuyệt đối, Băng dính.

- Điện cực điện tim          

- Giấy ảnh, Giấy trả kết quả A4 , Bao đựng phim.   

- Cột sep_pak, Ống nghiệm để QC

- Giấy chỉ thị độ pH

3. Chuẩn bị người bệnh:

  • Gặp bệnh nhân và đối chiếu các thông tin (Họ - tên bệnh nhân, giới, năm sinh, địa chỉ / nơi gửi) trong tờ chỉ định và kết hoạch chụp hình (thứ tự / thời gian chụp hình, pha không gắng sức).
  • Hướng dẫn các bước tiến hành quy trình chụp hình và yêu cầu bệnh nhân hợp tác phối hợp. Sau tiêm DCPX 15 phút, BN nên ăn trứng, uống sữa và đi lại nhe nhàng, kết hợp dùng tay xoa vùng bụng trong khoảng 60 phút giúp chất lượng hình ảnh tốt hơn.
  • Tư vấn hoạt động thể lực phù hợp đối với BN khó thở, đau  ngực nặng, suy tim nặng.
  • Bệnh nhân đi tiểu trước khi vào buồng chụp xạ hình. Đối với bệnh nhân được đặt sonde niệu đạo – bàng quang, dẫn lưu nước tiểu, cần hướng dẫn bệnh nhân thay - đổ túi đựng nước tiểu. Đối với bệnh nhân không đi tiểu được hoặc đi tiểu không tự chủ, cần đặt sonde dẫn lưu nước tiểu theo chỉ định của bác sĩ (Hạn chế sử dụng bỉm, tấm lót trong chụp hình).
  • Đối với bệnh nhân không hợp tác chụp hình được, phải có kế hoạch phối hợp với nhân viên y tế chuyên khoa để gây ngủ, theo dõi diễn tiến trong suốt thời gian chụp.

4. Hồ sơ bệnh án:

  -  Kiểm tra y lệnh.

  - Cam đoan theo quy định.

  - Kiểm tra bệnh án, Đầy đủ xét nghiệm cần thiết.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ:

- Thực hiện quy tắc 3 kiểm tra 5 đối chiếu. 

2. Kiểm tra người bệnh:

  - Kiểm tra người bệnh , các chỉ số : mạch, nhiệt độ , huyết áp.

3. Thực hiện kỹ thuật

- Tư thế người bệnh: Nằm ngửa (có thể nằm sấp), để tay trái lên trên đầu.

- Thời điểm ghi: 60 phút sau tiêm thuốc phóng xạ. Cho người bệnh ăn trứng, sữa sau tiêm thuốc phóng xạ 15 phút để tăng đào thải thuốc phóng xạ từ gan - mật xuống ruột non.

- Thông thường, chụp xạ hình với 99mTc-sestamibi thực hiện quy trình 2 ngày hoặc 1 ngày có gắng sức và nghỉ.

- Thu nhận theo quy trình chụp Spect tim của gamma camera Spect.

4. Đánh giá kết quả:

4.1. Hình ảnh bình thường:

Phân bố mật độ phóng xạ đồng đều các vùng cơ tim tương ứng với chi phối của các nhánh chính động mạch vành: động mạch liên thất trước, động mạch mũ, động mạch vành phải. Vận động và độ dày thành tim đồng đều, chức năng thất trái bình thường.

4.2. Hình ảnh bệnh lý:

- Đánh giá hình ảnh khuyết xạ (defect) có hồi phục (reversible) hoặc không hồi phục không thay đổi (cố định: íỉxed defect) giữa pha gắng sức và nghỉ, theo mức độ (nhẹ, vừa, nặng, theo độ rộng (hẹp, vừa, rộng) và theo vị trí (thành trước, mỏm, vách liên thất, thành bên và thành sau).

- Kích thước buồng thất phải và thất trái giãn, rối loạn vận đồng thành, chức năng thất trái giảm ...

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

- Bệnh nhân chụp xạ hình tưới máu cơ tim có thể có những diễn biến bất thường, cần theo dõi chặt chẽ, tư vấn hoạt động thể lực, uống nước phù hợp. Các phương tiện phục vụ cấp cứu phải sẵn sàng, kỹ thuật viên phải nắm được các biện pháp cấp cứu ban đầu.

- Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim khi ghi hình.

(Lượt đọc: 1696)

File đính kèm: 20191127143631.pdf

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ