Banner
Banner dưới menu

LÀM THUỐC TAI

(Cập nhật: 10/12/2019)

LÀM THUỐC TAI

LÀM THUỐC TAI

 

1.ĐẠI CƯƠNG:

Làm thuốc tai:  Kĩ thuật được thực hiện trong các trường hợp chảy mủ tai hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật tai, xương chũm (bệnh tích chưa lành). Tuỳ theo mức độ, tình hình tổn thương mà thời gian tiến hành, thuốc dùng khác nhau nhằm đảm bảo mục đích làm sạch, giảm tiến tới hết chảy mủ tai.

2. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN:

Bệnh nhân được giải thích trước khi làm thủ thuật và ngồi đúng tư thế

3. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:

- Đèn Clar

- Hộp dụng cụ làm thuốc tai: loa soi tai, que tăm bông, kẹp khuỷu, bát đựng dung dịch

- Thuốc: nước oxy già, nước muối sinh lý và các thuốc theo chỉ định của bác sĩ

4.KỸ THUẬT:

Làm thuốc tai bao gồm:

4.1.Rửa tai:

 Nhằm làm sạch hết mủ ở tai

 Cách làm:

     - Rỏ hoặc bơm nhẹ dịch rửa vào tai.

     - Kéo vành tai, day nhẹ nắp tai cho dịch thấm vào sâu hoặc dùng que bông lau rửa cho sạch mủ.

      - Làm như trên vài lần, cuối cùng dùng que bông lau không để dịch rửa ứ đọng lại trong tai.

4.2. Rỏ thuốc tại chỗ:

Rỏ thuốc nước: Tuỳ theo tình trạng chảy tai có thể dùng thuốc

      - Thuốc sát khuẩn: Cồn boric 2-5% .

      - Thuốc giảm đau tại chỗ.

      - Kháng sinh: Cloramphenicol 4%, ofloxacin 0,3% …

      Cách làm:

      - Ngửa, hướng ống tai lên trên, nhỏ 3-5 giọt thuốc qua ống tai, kéo nhẹ vành tai ra sau và day nhẹ nắp tai vào cửa ống tai để đẩy thuốc vào sâu.

     - Bảo bệnh nhân giữ nguyên đầu vài phút hoặc bịt bông ngoài ống tai để giữ thuốc trong tai.

4.3.Phun thuốc, bôi thuốc tại chỗ:

Các thuốc thường dùng:  Bột acid boric, cloramphenicol khi tai còn ẩm. Thuốc mỡ, thuốc nước bôi tại chỗ

Cách làm:

- Kéo nhẹ vành tai lên trên, ra sau để thuốc dễ đi thẳng vào tai. 

                    - Với thuốc bột: Dùng bình phun thuốc hay để một ít bột thuốc ở ống tai, dùng bóng cao su bóp nhẹ đẩy thuốc vào sâu, đều khắp thùng tai.

               - Với thuốc nước, thuốc mỡ: dùng tăm bông nhúng vào dung dịch hay bôi mỡ đưa vào ống tai, chấm đều các vị trí tổn thương cần thiết 1 lớp mỏng.

5.TAI BIẾN, XỬ TRÍ

Chảy máu: làm sạch máu, đặt mèche cầm máu

Chóng mặt: cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, theo dõi để xử trí tiếp theo

 

(Lượt đọc: 13773)

File đính kèm: 201912101447.pdf

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ