Banner
Banner dưới menu

KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁP

KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁP

I. ĐẠI CƯƠNG
U nang giáp hay còn được một số tác giả gọi là u nang giả chảy máu tuyến
giáp.
Theo hình thái tổn thương u nang giáp được chia làm 2 loại: u nang đơn
thuần và u nang trên một bệnh lý khác của tuyến giáp như bướu nhân, u tuyến,
ung thư giáp…
Trong kỹ thuật này chỉ đề cập đến u nang đơn thuần và u nang trên bướu
nhân:
+ U nang đơn thuần chỉ là một khối máu tụ, do chảy máu.
+ U nang trên bướu nhân được tạo nên do chảy máu và thoái hóa trong nhân
giáp.
Chẩn đoán u nang giáp: Khám lâm sàng; siêu âm; xét nghiệm hormon; xạ
hình tuyến giáp; tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ để chẩn đoán xác định và phân
loại.
II. CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp u nang tuyến giáp (Đơn thuần và trên bướu nhân)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp tăng năng giáp.
- Các trường hợp u tuyến và ung thư giáp
- Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
- Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
+ 1 bác sĩ được đào tạo về chọc hút dịch nang giáp và siêu âm tuyến giáp.
+ 1 kỹ thuật viên
2. Phƣơng tiện
+ Bông, cồn, pince
+ Bơm tiêm 10 ml, kim tiêm 20G
+ Phòng thủ thuật vô trùng.
3. Ngƣời bệnh
- Người bệnh được khám kỹ tuyến giáp.
- Giải thích cho người bệnh về việc bác sỹ sẽ tiến hành thủ thuật để người
bệnh an tâm và hợp tác trong quá trình chọc hút.
- Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án: Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và
trên siêu âm.
- Chọc thẳng kim qua vào nang giáp.
- Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút hết dịch trong nang giáp ra.
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ 221
Chảy máu trong: Đây là tai biến thường gặp sau khi chọc hút dịch. Để xử
lý và phòng chống dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút
trong 10 phút.
- Choáng:
Xẩy ra trong quá trình chọc hút dịch hoặc ngay sau khi hút dịch, xử lý bằng
cách cho người bệnh nằm nghỉ.
- Nhiễm trùng:
Để phòng chống nhiễm trùng thì thủ thuật phải được thực hiện trong điều
kiện vô trùng. Nếu có bội nhiễm cần cho kháng sinh.

(Lượt đọc: 12497)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ