Banner
Banner dưới menu

KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁPCÓ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM

KỸ THUẬT CHỌC HÚT DỊCH ĐIỀU TRỊ U NANG GIÁPCÓ HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM

I. ĐẠI CƯƠNG
U nang giáp hay còn được một số tác giả gọi là u nang giả chảy máu tuyến
giáp.
Theo hình thái tổn thương u nang giáp được chia làm 2 loại: u nang đơn
thuần và u nang trên một bệnh lý khác của tuyến giáp như bướu nhân, u tuyến,
ung thư giáp…
Trong kỹ thuật này chỉ đề cập đến u nang đơn thuần và u nang trên bướu
nhân:
+ U nang đơn thuần chỉ là một khối máu tụ, do chảy máu.
+ U nang trên bướu nhân được tạo nên do chảy máu và thoái hóa trong nhân
giáp.
U nang giáp không phải trong mọi trường hợp đều dễ sờ thấy trên lâm sàng
vì vậy để chọc đúng vị trí cần có sự hướng dẫn của siêu âm.
Chẩn đoán u nang giáp: Khám lâm sàng; siêu âm; xét nghiệm hormon; xạ
hình tuyến giáp.
II. CHỈ ĐỊNH CỦA PHÃU THUẬT
- Các trường hợp u nang tuyến giáp (Đơn thuần và trên bướu nhân)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Các trường hợp tăng năng giáp.
- Các trường hợp u tuyến và ung thư giáp
- Các trường hợp bị các bệnh về máu không đông
- Các trường hợp đang trong tình trạng cấp cứu
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
+ 1 bác sĩ được đào tạo về chọc hút dịch nang giáp và siêu âm tuyến giáp.
+ 1 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh
+ 1 kỹ thuật viên
2. Phƣơng tiện
+ Bông, cồn, pince
+ Bơm tiêm 10 ml, kim tiêm 20G
+ Máy siêu âm tuyến giáp
+ Phòng thủ thuật vô trùng.
3. Ngƣời bệnh
- Người bệnh được khám kỹ tuyến giáp.
- Giải thích cho người bệnh về việc bác sỹ sẽ tiến hành thủ thuật để người
bệnh an tâm và hợp tác trong quá trình chọc hút.
- Người bệnh được ăn no, nghỉ ngơi 10 phút trước khi tiến hành thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án: Làm hồ sơ bệnh án theo mẫu qui định chung của Bộ Y tế
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 223
- Sát trùng vùng tuyến giáp chọc hút mà đã được xác định trên lâm sàng và
trên siêu âm.
- Xác định lại vị trí u nang giáp trên siêu âm và đường vào u nang gần nhất
và dễ nhất.
- Chọc thẳng kim qua da và theo dõi đường đi của kim chọc trên màn hình
siêu âm.
- Dùng áp lực âm tính trong bơm tiêm hút hết dịch trong nang giáp ra.
VI. TAI BIẾN VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Chảy máu trong: Đây là tai biến thường gặp sau khi chọc hút dịch. Để xử
lý và phòng chống dùng 1 cục bông khô vô trùng ép chặt vào vùng chọc hút
trong 10 phút.
- Choáng: Xẩy ra trong quá trình chọc hút dịch hoặc ngay sau khi hút dịch,
xử lý bằng cách cho người bệnh nằm nghỉ.
- Nhiễm trùng: Để phòng chống nhiễm trùng thì thủ thuật phải được thực
hiện trong điều kiện vô trùng. Nếu có bội nhiễm cần cho kháng sinh.

(Lượt đọc: 3150)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ