Banner
Banner dưới menu

QUY TRÌNH KỸ THUẬT LÃO KHOA 2021

(Cập nhật: 28/6/2022)

QUY TRÌNH KỸ THUẬT LÃO KHOA 2021

1. KỸ THUẬT BÓP BÓNG AM BU

  1.  MỤC ĐÍCH

Đưa một lượng không khí qua bóng Ambu vào phổi người bệnh bằng cách áp mặt nạ của bóng vào miệng và mũi người bệnh và bóp bóng.

II. CHỈ ĐỊNH.

  • Ngừng thở, ngừng tim đột ngột do điện giật, ngạt nước, ngộ độc thuốc ngủ, thuốc phiện...
  • Sơ sinh bị ngạt do đẻ khó, ngạt nước ối.
  • Suy hô hấp cấp nguy kịch.
  • Liệt hô hấp do các nguyên nhân khác nhau,

III. CHUẨN BỊ

  1. Dụng cụ:
  • Bóng Ambuvà mặt nạ cho người lớn.
  • Bóng Ambu và mặt nạ cho trẻ em.
  • Máy hút đờm dãi (cơ sở ytế).
  • Bộ dụng cụ hút đờm dãi.
  • Hệ thống o xy.
  1. Chuẩn bị người bệnh

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên, ưỡn cổ, kê gối dưới vai.

       IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Móc họng lấy dị vật hoặc hút sạch đờm dãi khai thông đường thở.
  • Lau sạch miệng, mũi người bệnh (nạn nhân), để người bệnh ở tư thế nằm ngửa, ưỡn cổ, lấy tay đầy hàm dưới ra phía trước. Nối oxy với bóng Ambu (ôxy 100%) áp sát mặt nạ vào miệng, mũi người bệnh rồi bóp bóng:

+ 12-14 lần/phút ở người lớn.

+ 25-30 lần/phút ờ trẻ em.

  • Nếu người bệnh còn tự thở: bóp bóng đẩy khí vào đồng thời với nhịp hít vào của người bệnh.
  • Bóp bóng cho đến khi người bệnh tỉnh lại hoặc thở lại, đồng tử co (trừ trường hợp rắn cắn đồng tử không' co).
  • Phối hợp bóp bóng Ambu với ép tim ngoài lồng ngực nếu có ngừng tuần hoàn.
  1. ĐÁNH GIÁ, GHI HỔ SƠ VÀ BÁO CÁO

- Đánh giá tình trạng người bệnh sau cấp cứu.

  • Theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp nhịp thở, nước tiểu và đồng tử ghi phiếu theo dõi - chăm sóc.
  • Phát hiện dấu hiệu bất thường như trán khí màng phổi hoặc các dấu hiệu khác báo cáo bác sĩ xử trí kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. KỸ THUẬT THỞ ÔXY

I. MỤC ĐÍCH

  • Cung cấp đủ oxy cho cơ thể khi người bệnh mắc một số bệnh nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh đường hô hấp có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì.
  • Hạn chế hoạt động của lồng ngực.
  • Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh tham gia vào quá trình hô hấp.
  • Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi.
  • Thiếu oxy trong không khí do hoàn cảnh, điều kiện môi trường

III. CHUẢN BỊ

1. Người bệnh

  • Thông báo và giải thích cho người bệnh về thủ thuật sắp làm, động viên người bệnh.
  • Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp, đảm bảo đường hô hấp phải thông thoáng.

2. Dụng cụ

a. Hệ thống oxy.

  • Oxy trung tâm hoặc
  • Bình chứa oxy
  • Đồng hồ áp suất
  • Đồng hồ lưu lượng
  • Bình làm ẩm ô xy
  • Dây dẫn oxy

b. Dụng cụ vô khuần

  • Ồng thông Nelaton hoặc ống thông dung 1 lần có cỡ sô thích hợp.
  • Ống thông mũi 2 đường ( gọng kính)
  • Ống thông hút đờm dãi (nếu cần)
  • Khay chữ nhật
  • Gạc miếng.
  • Đè lưỡi

c. Dụng cụ khác

  • Cốc nước sạch
  • Tăm bông, khăn bông nhỏ
  • Kéo cắt băng, bắng dính
  • Khay chữ nhật
  • Khay quả đậu
  • Máy hút (nếu cần)
  • Găng tay (nếu có hút đờm dãi)

3. Đia diểm

Buông bệnh hoặc buông câp cứu có hệ thông oxy.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

A. PHƯƠNG PHÁP THỞ OXY MŨI HẦU

1. Rửa tay, đội mũ mang khẩu trang, mang dụng cụ đến giường bệnh.

2. Thông báo và giải thích cho người bệnh và gia đình.

3. Vệ sinh mũi miệng.

4. Mang găng tay- hút đờm dãi (nếu có)

5. Nói ống thông vào hệ thống oxy, mở khóa oxy và kiểm tra bằng cách thử trên mu tay hoặc đưa đàu ông thông vào cốc nước chin nếu thấy nối bong lên là đảm bảo sự thông suốt của hệ thống oxy.

6. Khóa hệ thống oxy và tháo rời ống thông khỏi dây dẫn oxy.

7. Đo ống thông từ cách mũi đến dái tai đánh dấu bằng băng dính và làm trơn ống thông bằng nước chín hoặc nước cất.

8. Từ từ đưa ống thông vào một bên mũi người bệnh đến vạch đánh dấu.

9. Dùng đè lưỡi mở miệng và đèn soi kiểm tra vị trí đầu ống thông.

10. Cố định ống thông vào mũi – má bằng băng dính.

11. Điều chỉnh oxy theo y lệnh – nối đầu ống thông với hệ thống dây dẫn oxy.

12. Giúp người bệnh nằm tư thế tiện nghi.

13. Theo dõi tình trạng người bệnh .

14. Thu dọn dụng cụ - rửa tay

15. Ghi phiếu theo dõi chăm sóc.

 

 

 

 

 

3. KỸ THUẬT THỎI NGẠT - ÉP TIM NGOÀI LỒNG NGỰC

  • • •

I. MỤC ĐÍCH

Thiết lập lại tuần hoàn trong cơ thể, bằng cách tạo một sức ép vào tim qua lồng ngực. Ép tim ngoài lồng ngực không thể tách rời thổi ngạt hoặc bóp bóng Ambu

II. CHỈ ĐỊNH

Ngừng tuần hoàn gây chết lâm sàng

III. CHUẨN BỊ

1. Dụng cụ:

  • Đè lưỡi, kìm mở rộng
  • Gạc sạch hoặc khăn lau
  • Bóp bóng Ambu có mặt nạ ( nếu có )

2. Người bệnh:

- Nằm ngửa ưỡn cổ trên một mặt phẳng cứng

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  • Điều dưỡng hoặc nhân viên cấp cứu quỳ ngang đầu nạn nhân
  • Kiểm tra dấu hiệu sống :

+ Nghe hơi thở, quan sát lồng ngực, bắt mạch cảnh hoặc mạch bẹn, kiểm tra đồng tử

+ Các dấu hiệu khác : da trắng bệch hoặc tím ngất, máu ngừng chảy từ các vết thương

  • Khai thông đường thở : nói rộng quần áo người bệnh ( nạn nhân), móc sạch đờm dãi hoặc dị vật, tháo răng giả (nếu có ), đặt người bệnh nằm ngửa cổ ướn tối đa, nếu nghi ngờ có chấn thương cột sống cổ chỉ nâng hàm dưới lên, tránh di chuyển đầu cổ nhiều.

Đấm thức tỉnh tim vào vùng trước tim 3- 5 cái thật mạnh. Thổi ngạt 2 cái ( bóp chặt mũi nạn nhân trong lúc thở vào, mắt nhìn ngực nạn nhân xem có phồng lên không)

  • Nhịp thổi ngạt: 10-12 lần/ phút
  • Sờ mạch cảnh, nếu không đập tiến hành ép tim.

+ Vị trí ép tim: 1/3 dưới xương ức.

+ Người thực hiện: quỳ nang ngực nạn nhân, đặt hai lòng bàn tay chồng lên nhau, áp cườm tay ( mô cái và mô út) vào 1/3 dưới xương ức nạn nhân, khuỷu tay duỗi thẳng ép thẳng góc với lồng ngực.

+ tần số ép 80-100 lần/ phút ở người lớn.

+ không nhấc tay lên sau khi ấn, lồng ngực phải lún xuống khoảng 3 cm ở người lớn.

Phối họp thổi ngạt (hoặc bóp bóng Ambu)

+ một người cứu: cứ 2 lần thổi ngạt, 15 ép tim + hai người cứu: cứ 1 lần thổi ngạt 5 làn ép tim.

Kiểm tra mạch bẹn để đánh giá hiệu quả ép tim (1 phút kiểm tra 1 lần). Tiếp tục cấp cứu đến khi mạch đập trở lại, nạn nhân thở lại.

Trẻ em:

+ Sơ sinh: thổi ngạt nhanh và nhẹ hơn (301aanf/ phút) ép tim bằng hai ngón tay cái 100- 120 lần/ phút

+ Trẻ lớn: lấy 1/3 trên lòng bàn tay ép

+ Tỷ lệ ép tim/ thổi ngạt giống như người lớn.

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO.

  • Đánh giá tình trạng nạn nhân sau cấp cứu:
  • Hồi sinh tim phổi có kết quả: đồng tử co nhỏ lại, có phản xạ ánh sáng, có loạn nhịp tim, mạch bẹn, nhịp thở, huyết áp.

-Vận chuyển nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất có đủ điều kiện tiếp tục cấp cứu và điều trị. |Đảm bảo duy trì hô hấp và nhịp tim trong suốt quá trình vận chuyển.

Thời gian cấp cứu khoảng 60 phút mà không có kết quả: đồng tử giãn to, mất phản xạ ánh sáng, tim không đập trở lại ngừng cấp cứu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC

 

I. MỤC ĐÍCH

  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Điều tiị bệnh.

II. CHỈ ĐỊNII VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

1. Chỉ định

Cho tất cả các người bệnh có thể uống được và uống các loại thuốc không bị dịch tiêu hoá phá huỷ.

2. Chống chỉ định.

  • Người bệnh mê man.
  • Nôn mửa liên tục.
  • Bị bệnh ở thực quản.
  • Người bệnh tâm thần không chịu uống thuốc

III . CHUẨN BỊ.

1. Người bệnh.

  • Xem hồ sơ bệnh án, thực hiện 3 kiểm tra 5 đối chiếu.
  • Giải thích cho người bệnh yên tâm và căn dặn người bệnh những điều cần thiết.

2.  Dụng cụ và thuốc:

- Đựng trong 1 khay sạch.

  • Thuốc theo chỉ định: thuốc viên, thuốc nước, thuốc bột...
  • Cốc đựng thuốc.
  • Cốc đựng nước uống.
  • Bình đựng nước uống.
  • Dụng cụ đo lường: cốc chia độ, thìa canh, thìa cà phê, ống đếm giọt.
  • Dao cưa, ống hút thuốc (nếụ cần).
  • Phiếu cho thuốc.
  • Khay quả đậu.
  • Vài miếng gạc

3. Địa điểm

Thường cho người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN IIÀNH

1. Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.

2. Xem lại y lệnh điều trị và phiếu cho thuốc (áp dụng kiểm tra 5 đối chiếu trong suốt thời gian người bệnh dùng thuốc) sau đó kiểm tra nhãn thuốc lần thứ 1.

3. Lấy thuốc:

  • Thuốc viên:
  • Dùng nắp chai để hứng thuốc.             .    -
  • Dùng thìa đếm đủ số lượng thuốc cho vào cốc hoặc giấy (không dùng tay bốc thuốc).
  • Thuốc nước:
  • Lắc chai thuốc, xoay nhãn hiệu lên trên để khỏi ướt khi rót  thuốc.
  • Mở nắp chai để ngửa trên mặt bàn.
  • Một tay cầm cốc đưa ngang tầm mắt, đầu ngón tay cái để ngang mức số lượng chỉ định.
  • Rót thuốc không để chai thuốc chạm vào miệng cốc (trước khi rót thuốc, đọc lại nhãn thuốc lần 2).
  • Lau miệng chai thuốc, đậy nắp, trả chai thuốc về vị trí cũ.
  • Thuốc giọt:

Cho 1 ít nước vàọ cốc, để thẳng ống đếm giọt, vừa nhỏ giọt, vừa đếm.

4. Đặt thuốc lên khay, kèm theo mỗi cốc thuốc là 1 phiếu thuốc, bình nước và cốc nước uống.

5. Đẩy xe hoặc mang khay thuốc đến bên giường bệnh.

6. Thực hiện 5 đúng.

  • Đúng người bệnh.
  • Đúng thuốc.
  • Đúng liều                 
  • Đúng đường dùng
  • Đúng thời gian.

7. Báo và giải thích cho người bệnh:

8.  Cho người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cạo.

9. Đưa thuốc và nước uống cho người bệnh (nếu người bệnh không uống được thuốc viên nên tán nhẻ cho người bệnh.

10. Ở bên cạnh người bệnh cho tới khi người bỊnh uống thuốc xong.

11.Thu dọn dụng cụ.

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO.

1. Đánh giá.

  • Người bệnh uống hết thuốc ? hay từ chối không uống ?
  • Sau khi uống không bị nôn ?
  • Không bị sặc khi uống thuốc.

2. Ghi hồ sơ

- Ngày giờ cho người bệnh uống thuốc.

- Tên thuốc, liều dùng, thời gian dùng thuốc.

- Phản ứng của người bệnh (nếu có)

- Tên người thực hiện.

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH.

Nếu có gì bất thường thì phải báo ngay cho điều dưỡng ví dụ: nôn, chóng mặt, nhức đầu, nôn ra máu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH ĂN ỐNG THÔNG

 

I. MỤC ĐÍCH

  • Cung cấp các chất và năng lượng để cơ thể tồn tại, phát triển và chống lại bệnh tật, phục hồi sức khoẻ.
  • Ản uống đóng góp vai trò không nhỏ trong việc điều trị bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Chỉ định

  • Trẻ đẻ non, phản xạ mút kém.
  • Chấn thương vùng hàm mặt: Gẫỵ xưorig hàm
  • Người bệnh hôn mê, co giật-.
  • U thực quản, u lưỡi.
  • Dị dạng đường tiêu hoá nặng.
  • Ăn bằng miệng có nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt.

2. Chống chỉ định:

  • Bỏng thực quản do kiềm, acid.

- Áp xe thành họng.

  • Hóc xương cá.
  • Teo thực quản.
  • Các lỗ thông thực quản..

III. CHUẨN BỊ

3. Người bệnh:

  • Thông báo và giảị thỉch cho người bệnh hoặc người nhà (trẻ em, hôn mê...) để người bệnh yên tâm tin tưởng và hợp tác khi tiến hành thủ thuật.
  • Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.
  • Tư thế người bệnh thoải máỉ, thuận tiện cho kỹ thuật.

2. Dụng cụ và thức ăn

2.1. Dụng cụ vô khuẩn:

  • Ông thông Levin (có nhiều cơ số khác nhau).
  • Ông thông Nelatol (dùng cho tủ sơ sinh).
  • Bơm tiêm; 20ml, 50ml.
  • Gạc
  • Đè lưỡi.
  • Cốc dựng dầu nhờn Paraíin.
  • Phễu

 

2.2. Dụng cụ sạch:

  • Lọ cắm hai pince.
  • Bình hoặc cốc đựng thức ăn (số lượng tuỳ thuộc vào bệnh lý và chỉ định của bác sĩ nhiệt độ thức ăn 37°c có trường hợp phải cho thức ăn lạnh.
  • Cốc nước chín.
  • Lọ dầu nhờn Paraffin.
  • Một tấm nylon.
  • Một khăn ăn bằng vải.
  • Một khăn lau miệng, mũi.
  • Cốc đựng tăm bông.
  • Cốc nước muối sinh lý 0,9% để làm vệ sinh mũi (nếu cần).
  • Ống nghe, băng dính, kéo, kim băng.
  • Khay quả đậu.

2.3. Các dụng cụ khác

  • Phiếu theo dõi
  • Số thủ thuật
  • Bình phong
  • Xô đựng rác thải y tế, rác thải sinh hoạt.

3. Địa điểm:

Thường làm tại giường bệnh nhưng buồng sạch sẽ, thoáng, mát, tránh gió lùa.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay.
  2. Kiểm tra lại dụng cụ, thức ăn và cắt băng dính, đổ dầu nhơn ra cốc.
  3. Đưa dụng cụ đến giường bệnh.
  4. Kéo bình phong.
  5. Cho người bệnh quay mặt về phía người làm thủ thuật (nếu người bệnh ngồi được hoặc nằm đầu cao tuỳ thuộc vào tình trạng người bệnh).
  6. Choàng tấm nylon và phủ khăn ăn trước ngực người bệnh.
  7. Đặt khăn quả đậu canh cằm và má người bệnh, vệ sinh mũi (nếu đưa qua mũi).
  8. Đo ống thông từ cánh mũi đến thuỳ tai đến mũi ức,đánh dấu mức đo sau đó cuộn ống lại (Khi đo tránh chạm vào người bệnh).
  9. Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông.
  10. Đưa ống thông nhẹ nhàng vào dạ dày tới vạch đánh dấu.
  11. Bảo người bệnh há miệng xem ống có bị cuộn lại ở trong miệng không, nếu người bẹnh hôn mê thì dùng đè lưỡi để kiểm tra.
  12. Kiểm tra ống thông đã vào đúng dạ dày bằng một trong ba cách:
  • Cho một đầu ngoài ống thông vào cốc nước nếu không sủi bọt là được.
  • Nghe hơi ở vùng thượng vị.
  • Dùng bơm tiêm hút dịch dạ dày.
  1. Nút đầu ống thông, cố định ống thông bằng băng dính vào mũi người bệnh.
  2. Lấy thức ăn vào bơm tiêm, đẩy hết không khí, bơm thức ăn từ từ vào ống thông đồng thời theo dõi sắc mặt người bệnh.
  • Hoặc lắp phễu vào đầu ngoài ống thông, đổ vào phễu một ít nước chín rồi đổ thức ăn vào phiếu có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao phễu hoặc hạ thấp.

Đổ từ từ, liên tục không ngắt quặng để tránh đưa không khí vào dạ dày.

  1. Tráng ống thông bằng nước chín.
  • Hoặc đổ một ít nước chính vào phễu để làm sạch lòng ống tránh thức ăn lên mên, làm tắc ống.
  1. Đậy nút ống thông lại, cố định ống thông vào áo người bệnh bằng kim băng (lưu ống).
  • Rút ống thông: dùng gạc thấm dịch khi còn khoảng 10-15cm dùng panh kẹp lại rút từ từ.
  1. Tháo bỏ tấm nylon, khăn ăn.
  2. Lau miệng, mũi, cảm ơn
  3. Giúp người bệnh nằm' lại thoải .mái.
  4. Thu dọn dụng cụ.           •:            ’

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỚ sơ VÀ BÁO CÁO.

1. Đánh giá:

  • Khi bơm thức ăn không xảy ra tai biến gì.
  • Sau khi bơm thức ăn người bệnh không nôn.

2. Ghi hồ sơ:

  • Ngày giờ cho ăn
  • Loại thức ăn, số lượng.
  • Tình trạng chung của người bệnh khi đặt ống.
  • Tên người làm thủ thuật

3. Báo cáo điều dưỡng trưởng

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH.

  • Khi lưu ống thông: Người bệnh không tự ý rút ống thông ra, đẩy ống thông vào sâu hơn.
  • Người nhà không được tự ý bơm thức ăn hoặc các loại nước quả vào dạ dày.
  • Nếu người bệnh có biểu hiện bất thường ví dụ nôn...phải báo ngay điều dưỡng.

 

6. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM NGOÀI MÀNG CỨNG

 

 I. ĐẠI CƯƠNG

Tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật đưa thuốc vào khoang ngoài màng cứng vùng thất lưng để điều trị các chứng đau rễ thần kinh thắt lưng- cùng.

Đây là một kỹ thuật đơn giản và rất có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau cấp tính. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng có thể có các biến chứng nặng nề đòi hỏi phải thận trọng khi chỉ định và tiến hành thủ thuật.

II. CHỈ ĐỊNH

Các trường hợp đau rễ thần kinh vùng thắt lưng cùng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

1. Viêm, loét, nhiễm khuẩn vùng tiêm.

2. Tổn thương nặng cột sống thắt lưng cùng: viêm đốt sống, ung thư đốt sống..

3. Rối loạn đông máu, đang dùng thuốc chống đông.

4. Các chống chỉ định liên quan đến thuốc: loét dạ dày tiến triển, chảy máu đường tiêu hóa, tiểu đường khó kiểm soát.

IV. CHUẢN BỊ

1. Người thực hiện:

+ 01 bác sỹ chuyên khoa TK,

+ 01 điều dưỡng.

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc:

2.1. Phương tiện, dụng cụ

- Buồng tiêm vô khuẩn, giường tiêm, ghế cho thủ thuật viên.

- Bơm tiêm 5ml.

- Kim tiêm ngoài màng cứng, hoặc kim chọc dò dịch não tủy.

- Dụng cụ sát trùng, gạc vô trùng, băng dính.

- Phương tiện chống sốc.

2.2. Thuốc

  • Hydrocortison acetate 1-3 ml; Depomedrol 40mg.

3. Người bệnh

- Được thăm khám lâm sàng và xem xét các chống chỉ định một cách thận trọng.

- Được giải thích rõ về thủ thuật.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Tư thế người bệnh: nằm nghiêng ở trạng thái thư giãn, lưng quay ra ngoài sát thành giường, chân co vào ngực để làm cong giãn đoạn cột sống thắt lưng.

2. Vi trí choc kim

Khoang liên đốt L5- Sl.

3. Tiến hành kỹ thuật

- Sát khuẩn:

+ Bác sỹ rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đeo găng vô trùng.

+ Điều dưỡng sát khuẩn vùng tiêm 2 lần bằng cồn I-ôd, sau đó sát khuẩn lại lần 3 bằng cồn 70°.

  • Chọn vị trí chọc kim: thầy thuốc dùng ngón cái bàn tay trái ấn dọc theo các mỏm gai vùng thắt lưng, xác định khoảng liên đốt L5- SI (tương đương đường liên mào chậu).
  • Chọc kim vào khoang ngoài màng cứng: thầy thuốc dùng tay phải cầm kim chọc dò, đưa nhanh kim qua da ở khoang liên đốt L5- SI sau đó nhẹ nhàng đưa dần vào, sau khi qua dây chằng vàng sẽ có cảm giác kim bị hẫng, dừng lại, rút nòng kim nếu không có dịch chảy ra thì kiểm tra xem kim đã vào đúng vị trí ngoài màng cứng chưa.
  • Kiếm tra kim đã đúng vị trí ngoài màng cứng.
  • Bơm thuốc vào khoang ngoài màng cứng: Khi đã đảm bảo chắc chắn kim vào khoang ngoài màng cứng, bơm từ từ khoảng 3ml Hydrocortison acetate hoặc 40mg Depomedrol.
  • Rút kim, ép cầm máu tại chỗ, sát khuẩn lại, dùng gạc vô khuẩn băng vết chọc.
  • Để người bệnh nằm nghỉ khoảng 10-15 phút trên giường.
  • Không rửa nước vào vùng tiêm trong vòng 24 giờ, bóc băng gạc sau 24 giờ, tránh các động tác quá mạnh trong những ngày đầu sau điều trị.

VI. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Trong lúc tiến hành thủ thuật

  • Chọc vào khoang dưới nhện và đưa thuốc vào dịch não tủy. Thường không gây khó chịu cho người bệnh. Một số người bệnh có thể thấy tê bì hai chân hay bí tiểu tạm thời, cần để người bệnh nghỉ ngơi và giải thích để người bệnh yên tâm. Đe tránh sai sót này cần rút nòng kim đợi xem dịch não tủy có chảy ra không trước khi bơm thuốc vào.
  • Chảy máu tại chỗ tiêm: Dùng bông gạc ấn chặt trong 10 phút.
  • Sốc: Có thế xảy ra do tâm lý người bệnh hoặc do tác động của thủ thuật. Xử trí theo phác đồ chống sốc, truyền dịch, ủ ấm.

2. Tai biến sau thủ thuật:

  • Nhiễm khuẩn gây viêm màng não mủ:
  • Đây là một tai biến rất nghiêm trọng. Biểu hiện lâm sàng bằng sốt cao, các dấu hiệu cơ năng và thực thể của hội chứng màng não.
  • Xử trí: Xét nghiệm dịch não tủy. Điều trị kháng sinh.
  • Dự phòng: Tuân thủ tuyệt đối qụi tắc vô trùng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. QUY TRINH KỸ THUẬT GHI ĐIỆN NÃO ĐỒ

 

I. ĐẠI CƯƠNG

  • Ghi điện não đồ là phương pháp ghi hoạt động điện học của não bằng các điện cực đặt ở da đầu một cách chuẩn mực.
  • Giá trị của ghi điện não chủ yếu với chẩn đoán bệnh động kinh.

II. CHỈ ĐỊNH

  • Bệnh động kinh.
  • Các nghi ngờ tốn thương não
  • Chẩn đoán chết não.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

  • Các tổn thương không phải của não bộ.

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- 01 bác sĩ chuyên khoa thần kinh

-01 điều dưỡng viên

2. Phương tiện , dụng cụ, thuốc

  • Ngoài buồng ghi điện não yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ, thì cần phải có:
  • Máy ghi điện não: 01 (mỗi máy ghi điện não gồm 1 máy khuếch đại và một bộ phận ghi cơ hoặc số hóa).

3. Người bệnh

  • Phải nằm yên trong quá trình ghi điện não.
  • Phải họp tác được với người ghi để thực hiện một số biện pháp hoạt hóa.
  • Da đầu sạch

4. Hồ sơ bệnh án

  • Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, chẩn đoán bệnh
  • Tiền sử sản khoa và tiền sử bệnh tật liên quan.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

- Đối chiếu hồ sơ bệnh án và người bệnh

2. Kiểm tra người bệnh

- Phù hợp với tiêu chuẩn đề ra.

- Tình trạng sức khỏe trước khi làm.

3. Thực hiên kỹ thuật

- Người bệnh có thể nằm hoặc nửa nằm nửa ngồi.

- Điều dưỡng mắc điện cực theo vị trí chuẩn.

- Test chuẩn máy.

- Ghi điện não theo các đạo trình chuẩn, thời gian ghi ít nhất 20 phút. Trong quá trình ghi có thực hiện 1 số nghiệm pháp hoạt hóa như thở sâu, nhấm mở mắt, nháy đèn...

- In bản ghi điện não.

- Đọc kết quả điện não.

VI. THEO DÕI

- Sự hợp tác của người bệnh trong quá trình ghi.

- Quan sát người bệnh để phát hiện nhiễu bản ghi.

- Có cơn co giật trong quá trinh ghi.

- Có các biểu hiện bất thường nguy hiểm về bệnh của người bệnh.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Không có tai biến của quá trình ghi điện não thông thường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. KỸ THUẬT CHỌC DỊCH NÃO TỦY

 

I. CHUẨN BỊ:

1. Cán bộ chuyên khoa.

- 01 Bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu, hoặc bác sĩ nội khoa.

- 01 điều dưỡng chuyên khoa hồi sức.

Phải đeo găng tay vô khuẩn.

2. Phương tiện.

- Bộ dụng cụ chọc dò thắt lưng vô khuẩn gồm

- Khăn mổ, khăn có lỗ.

- Bơm tiêm 2ml và kim tiêm số 22, 24 để gây tê.

- Kim chọc dò thắt lưng có nòng thông cỡ 18, 20, 22.

- Áp kế Clôt (Claude) hoặc một ống thuỷ tinh hay chất dẻo có chia ngấn theo mm, một đoạn ống thông vô khuẩn để nối áp kế với kim chọc dò, có khoá 3 chạc.

- Ống nghiệm (4 ống).

- Dung dịch xylocain 1% để gây tê.

- Gạc phủ lên vị trí chọc dò sau thủ thuật.

- Khẩu trang cho thủ thuật viêm và người phụ.

- Găng vô khuẩn cho thủ thuật viên.

- Phiếu xét nghiệm và bút ghi.

- Dung dịch sát khuẩn: bông, gạc, kẹp dụng cụ, khay chữ nhật và khay quả đậu giá đỡ ống xét nghiệm.

3. Người bệnh.

a. Được giải thích biết:

- Mục đích của thủ thuật.

- Vị trí làm thủ thuật, có thuốc tê không đau.

- Người thực hiện.

- Nơi thực hiện thủ thuật.

b. Cho người bệnh đại tiểu tiện trước khi làm và dặn người bệnh không ăn uống gì ngay trước hoặc sau khi tiến hành thủ thuật.

II. CÁCH BƯỚC TIẾN HÀNH:

  • Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, cong lưng về phía thầy thuốc, cúi gập đầu về phía ngực, co hai đùi và cẳng chân về phía bụng. Nếu là trẻ em hoặc là người bệnh dễ có phản ứng thì cần có điều dưỡng phụ đứng phía trước người bệnh, một tay giữ gáy người bệnh, một tay giữ khoeo chân người bệnh.

- Điều dưỡng trực tiếp phục vụ thủ thuật mở khăn phủ bộ chọc dò thắt lưng, sát khuẩn vùng thắt lưng nơi sẽ chọc dò, phủ khăn mổ lên lưng người bệnh, đưa găng tay cho thủ thuật viên.

- Điều dưỡng đưa bơm, kim tiêm và thuốc tê để thủ thuật viên gây tê cho người bệnh.

- Sau khi người bệnh đã được gây tê, điều dưỡng đưa kim chọc dò thắt lưng có kèm nòng thông cho thủ thuật viên.

- Thủ thuật viêm tiến hành chọc dò thắt lưng, thông thường ở vị trí liên đốt thắt lưng L4-L5, L3 - L4, hoặc L2-L3.

- Khi kim đã ở vào khoang dưới nhện, điều dưỡng đưa áp kế Clôt cho thủ thuật viên đo áp lực của dịch não tuỷ trước khi lấy dịch não tuỷ.

+ Tiếp đó điều dưỡng đưa lần lượt từng ống nghiệm để hứng dịch não tuỷ.

+ Sau khi đã lấy đủ số lượng dịch não tuỷ dự kiến, điều dưỡng lại đưa áp kế Clôt theo yêu cầu của thủ thuật viên để đo áp lực dịch não tuỷ sau chọc dò (nếu cần).

- Sau khi thủ thuật viên rút kim khỏi vị trí chọc dò, điều dưỡng dùng miếng gạc vô khuẩn phủ che lên vùng lưng vừa được chọc dò và dán băng giữ bên ngoài.

- Để người bệnh nằm sấp hoặc nghiêng sấp sau chọc dò. Theo dõi toàn trạng người bệnh, chú ý tới tình trạng ý thức, sẳc mặt, mồ hôi, mạch, huyết áp ... Đắp một chăn mỏng cho người bệnh.

- Thủ thuật viên ghi kết quả việc chọc dò vào hồ sơ của người bệnh. Điều dưỡng kiểm tra họ tên người bệnh trên ống xét nghiệm, các phiếu gửi xét nghiệm và ghi vào phiếu chăm sóc theo dõi người bệnh.

- Thu xếp dụng cụ sau chọc dò. Rửa tay và sát khuẩn bàn tay.

III. THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:

- Thoát vị não (lọt hạnh nhân tiểu não, hoặc lọt cực thái dương) đặc biệt trong trường hợp áp lực quá cao trong sọ (phù gai thị trên 2 đi ốp) hoặc có thể do khối u choán chỗ.

- Nhức đầu sau chọc dò thất lưng (10 - 15%): nằm nghỉ, cho thuốc giảm đau.

- Chảy máu ở vị trí chọc kim.

- Nhiễm khuẩn cục bộ.

- Choáng, ngất (do đau, do sợ hãi)

9. KỸ THUẬT GỘI ĐẦU CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG

 

I. MỤC ĐÍCH

- Làm sạch tóc và da đầu máy giúp cho ngưòi bệnh dễ chịu, thoải mái.

- Phòng chống các bệnh về tốc và da đầu.

- Kích thích tuần hoàn vùng đầu.

II. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

1. Chỉ định

- Người bệnh nằm lâu tại chỗ không tự gội được.

2. Chống chỉ định

- Không gội đầu cho những người bệnh đang trong tình trạng nặng, người bệnh sốt cao.

III. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh.

- Báo cho người bệnh biết việc sắp làm.

- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp.

2. Dụng cụ

- Chậu (xô) đựng nước ấm.

- Ca múc nước.

- Dầu gội đầu hoặc bồ kết, chanh...

- Khăn bông nhỏ 1 chiếc.

- Khăn bông to 2 chiếc.

- Máy sấy tóc.

- Kim băng.

- Máng chữ u có bọc nylon để dẫn nước chảy xuống thùng đựng nước bẩn

- Mảnh nylon.

- Lược chải tóc: lược thưa, lược mau.

- Thùng đựng nước bẩn.

3. Địa điểm:

- Tiến hành tại giường người bệnh, đảm bảo ấm, tránh gió lùa.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Mang dụng cụ đến giường người bệnh.

- Phủ nylon lên gối, giường người bệnh.

- Cho người bệnh nằm chéo trên giường đầu thấp hơn vai.

- Choàng một khăn bông ở cổ, ngực và một khăn che vai và lưng người bệnh

- Nhét bông vào 2 lỗ tai người bệnh.

- Chải tóc: chải từng nắm tóc nhỏ một và chải từ ngọn tóc đến chân tóc để tránh co kéo tóc quá nhiều gây đau đớn cho người bệnh.

- Nếu tóc rối nhiều nên xoa cồn 50° cho dễ chải.

- Đặt máng chữ u dưới đầu người bệnh, đầu dưới của màng đặt gọn vào thùng đựng nước bẩn.

- Đổ nước ấm ướt đều tóc.

- Nếu người bệnh dùng dầu gội đầu: xoa dầu gội đầu lẽn tóc. Nếu người bệnh dùng nước bồ kết: dội nước bổ kết lên tóc nhiều lần.

- Chà sát khắp da đầu và tóc bằng những đầu ngón tay, tránh làm sây sát da đầu người bệnh.

- Dội nước lên tóc nhiều lần cho sạch.

- Nếu người bệnh gội đầu với bồ kết và chanh thì xoa nước chanh lên tóc rồi dội nước lại cho sạch.

- Lấy khăn nhỏ lau mặt, bỏ bông ở 2 lỗ tai người bệnh ra.

- Kéo khăn quàng ở lưng, vai lau tóc. Sau đọ dùng máy sấy, sấy tóc cho khô

- Chảy tóc cho người bệnh.

- Tháo máng chữ Ư cho vào thùng.

- Cho người bệnh nằm hoặc ngồi thoải mái.

- Sắp xếp lại giường, tủ đầu giường gọn gàng..

- Thu dọn dụng cụ.

Lưu ý: khi gội đầu cho người bệnh cần phải:.

+ Tránh cho người bệnh bị nhiễm lạnh.

+ Tránh dầu gội đầu, nước bồ kết, chanh vào tai, mắt người bệnh.

+ Trường hợp đầu người bệnh có vết thương nên đắp gạch có chất trơn lên rồi gội.

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO.

- Ngày giờ tiến hành gội đầu cho người bệnh.

- Tình trạng người bệnh.

- Những quan sát về tóc và da đầu người bệnh

- Tên người thực hiện.

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH.

- Hướng dẫn người nhà người bệnh hàng ngày nên chải tóc cho người bệnh, nếu phát hiện những bất thường về tóc và da đầu phải báo cho nhân viên y tế.

 

 

 

10. KỸ THUẬT TẮM CHO NGƯỜI BỆNH NẶNG TẠI GIƯỜNG

 

I. MỤC ĐÍCH

- Giữ da luôn sạch sẽ, đem lại sự thoải mái cho người bệnh.

- Giúp cho sự bài tiết qua da được dễ dàng.

- Phòng tránh được lở loét, nhiễm khuẩn qua da và các bệnh ngoài da.

II. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

1. Chỉ định

Tắm tại giường áp dụng trong trường hợp người bệnh không tự làm được như:

- Người bệnh nặng, phải nằm lâu trên giường không đi lại được.

- Người bệnh sau phẫu thuật, người bệnh bị gẫy xương (đã ổn định mạch, nhiệt độ, huyết áp).

2. Chống chỉ định

- Người bệnh đang truỵ mạch, đang sốc...

- Người bệnh đa vết thương,

III. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh:

- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp, ổn định.

- Báo trước, giải thích cho người bệnh và gia đình để có thể phối hợp với điều dưỡng trong khi tắm.

- Giúp người bệnh những việc cần thiết như cho người bệnh đi đại tiểu tiệ

2. Dụng cụ

- Quần áo sạch phù hợp với người bệnh.

- Hai khăn bông to, 2 khăn mặt.

- Vải trải giường, áo gối, mảnh ny lon.

- Thùng nước ấm, chậu, xà phòng.

- Bình phong, khăn đắp cho người bệnh.

- Bấm móng tay, kẹp Kocher, bông cầu.

- Thùng đựng đồ bẩn hoặc túi đựng đồ bẩn.

- Bô dẹt, khay quả đậu.

3. Địa điểm.

- Tại giường người bệnh. Đảm bảo kín đáo, ấm áp.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đem dụng cụ tới giường bệnh, đóng cửa sổ, tắt quạt (nếu có)

- Che bình phong kín giường người bệnh.

- Phủ khăn đắp lên người bệnh.

- Cởi quần áo dưới khăn đắp cho vào túi đựng đồ bẩn.

- Dùng khăn rửa mặt cho người bệnh (như trong quy trình rửa mặt).

- Lau tai, cổ, gáy...

- Kéo khăn đắp để lộ phần tay.

- Trải khăn bông to từ cẳng tay đến nách, lau nhiều lần bằng xà phòng và nước đến khi sạch, lau khô. Tắm 2 tay như nhau.

- Lót nylon đặt chậu nựớc lên sát người bệnh rửa sạch 2 bàn tay, lau khô. Nếu móng tai dài, cắt móng tay cho người bệnh.

- Chú ý thay nước mỗi khi bẩn.

- Kéo khăn đắp để lộ phần ngực, bụng và hõm nách.

- Tắm ngực, bụng, lau hõm nách cho người bệnh bằng xà phòng, nước sạch, rồi lau khô. Người bệnh nữ phải chú ý lau kỹ dưới vũ, lau từng bên một cho người bệnh.

- Lót nyon và khăn bông dọc theo lưng, mông, nghiêng người bệnh về một bên. - Tắm lưng từ thắt lưng trở lên, tắm mông từ thắt lưng trở xuống, tắm sạch, lau khô.

- Đặt nylon và khăn từ cẳng chân đến bẹn, tắm cẳng chân, đùi, bẹn, lau khô, tắm 2 chân như nhau.

- Lót nylon đặt chậu lên giường, rửa sạch 2 bàn chân, lau khô. Nếu móng chân dài, cắt móng chân cho người bệnh.

- Dùng cồn hoặc bột talc xoa bóp các vùng bị tỳ đè.

- Lót nylon, đặt bô dẹt dưới mông người bệnh, rửa vùng hậu môn sinh dục cho người bệnh. (Tham khảo thêm quỳ trình rửa hậu môn sinh dục).

- Cho người bệnh nằm lại thoải mái, mặc quần áo cho người bệnh.

- Thay vải trải giường, khăn đắp cho người bệnh.

- Sắp xếp lại ghế, tủ đầu giường gọn gàng, sạch sẽ.

- Thu dọn dụng cụ: đồ vải gửi đi giặt. Các dụng khác rửa bằng xà phòng nước sạch, lau khô cất vào nơi quy định.

V. ĐÁNH GIÁ, GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO.

- Ngày giờ tắm cho người bệnh.

- Tình trạng người bệnh.

- Tên người thực hiện.

VI. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH.

Hướng dẫn người nhà giữ vệ sinh cho người bệnh bằng cách vệ sinh răng miệng, lau rửa, thay quần áo cho người bệnh hàng ngày. Theo dõi, phát hỉện những bất thường trên da người bệnh để báo cho nhân viên.

11. KỸ THUẬT THÔNG TIÊU, DẪN LƯU NƯỚC TIỂU

VÀ RỬA BÀNG QUANG

 

I. MỤC ĐÍCH:

Đặt thông tiểu là biện pháp đặt 1 ống thông tiểu qua đường niệu đạo và bang quang nhắm :

- Làm giảm sự khó chịu và căng quá mức do ứ đọng nước tiếu trong bàng quang.

- Đo lường khối lượng và tính chất nước tiểu lưu trú trong bàng quang

- Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm

- Làm sạch bàng quang trong những trường hợp cần thiết như phẫu thuật vùng hậu môn sinh dục, phẫu thuật hoặc soi đường bàng quang tiết niệu.

- Theo dõi lượng nước tiểu ở người bệnh sốc, ngộ độc, bỏng nặng

II. CHỈ ĐỊNH

- Khi người bệnh bí tiểu đã áp dụng các biện pháp kích thích tiểu tiện không hiệu quả.

- Theo dõi khối lượng nước tiểu trong 1 số trường họp

- Lấy mẫu nước tiểu vô khuẩn làm xét nghiệm chẩn đoán.

- Chuẩn bị người bệnh trước mổ tiết niệu hay sinh dục hậu môn mà trước mổ người bệnh có cầu bàng quang và không đi tiêu được.

- Dẫn lưu nước tiểu gián đoạn hoặc liên tục trong trường hợp người bệnh hôn mê liệt giường có tiểu tiện không tự chủ ( để giữ vùng sinh dục và vùng xung quanh sinh dục, hậu môn sạch sẽ, khô ráo, đề phòng loét mục ), sau phẫu thuật vùng đáy chậu (phòng nước tiểu tiếp xúc với vết mổ ).

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Nhiễm khuẩn niệu đạo

- Dập và rách niệu đạo

- Chấn thương tuyến tiền liệt

IV. CHUẨN BỊ

1. Địa điểm

- Tại phòng thủ thuật hoặc tại giường nếu người bậnh đảm bảo vệ sinh, có bình phong hoặc màn che giường, đảm bảo sự kín đáo, riêng tư khi tiến hành thủ thuật.

2. Người bệnh:

- Được thông báo trước về thời gian tiến hành thủ thuật và giải thích lý do mục địch, sự cần thiết và cảm giác khó chịu khi ống thông đưa vào.

- Trải vải nilon dưới mông người bệnh

- Người bệnh nằm ngửa, sát mép giường đúng tư thể để điều dưỡng viên thuận tiện khi tiến hành thủ thuật:

+ Nam : Nằm ngửa , kê gối dưới đầu gối cho thoải mái, bỏ quần hoặc quẩn kéo xuống quá gối

+ Nữ : Bỏ quần nằm ngửa chống chân, bàn chân đặt lên giường đùi hơi dạng.

3. Dụng cụ:

a. Xe thủ thuật 2 ngăn : chứa dụng cụ và các vật sử dụng cho thủ thuật, trật tự sắp xếp dụng cụ phải để trong phạm vi thuận tiện tầm tay cho người thực hiện thủ thuật

- Ngăn trên sắp xếp dụng cụ vô khuẩn:

- Găng tay vô khuẩn

- Ống thông vô khuẩn với loại hoặc cỡ số thích hợp với mục đích hoặc người bệnh (thông tiểu : thông netanon hoặc Foley, rửa bàng quang: dùng thông Folay 3 chạc, dẫn lưu nước tiểu : thông Foley 2 hoặc 3 chạc )

- Một khăn có lỗ vô khuẩn đủ rộng dể che phủ vùng sinh dục, hậu môn.

- Dung dịch sát khuấn ngoài da.

- Bông cầu, gạc miếng chữ nhật vô khuẩn.

- Kẹp Kocher và kẹp phẫu tích vô khuẩn.

- Dầu nhờn vô khuẩn để bôi trơn thông tiểu.

- Dung dịch rửa bàng quang (theo chỉ định của bác sĩ), bơm tiêm 20-5Oml để bơm rửa theo bộ cọc, quang treo, chai dịch rửa bàng quang theo chỉ định của bác sĩ, dây truyền dịch (trong trường hợp bơm rửa thường xuyên )

- Bơm tiêm vô khuẩn và nước bơm bóng (để bơm bóng cố định trong trường họp sử dụng Folay để đặt dẫn lưu nước tiểu).

Ngăn dưới gồm :

- Khay quả đậu túi và dây dẫn lưu nước tiểu vô khuẩn ( phục vụ cho mục đich của thủ thuật)

- Ông nghiệm( nếu cần )

- Túi hoặc vật dụng đựng chất thải.

- Băng dính, kéo

- Vải ni lon

b. Vật dụng khác : đèn di động để chiếu sáng lỗ niệu đạo ( nếu cần ), bình phong hoặc màn che.

4. Nhân viên y tế

- Mang áo choàng, mũ, khẩu trang.

- Trường họp nếu người bệnh không tự chống chân được hoặc không tự duy trì được tư thế trong thời gian tiến hành thủ thuật thì cần chuẩn bị 1 người trợ giúp.

- Rửa tay sạch trước khi chuẩn bị người bệnh và dụng cụ

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Giải thích động viên người bệnh hiểu mục đích, lý do thông tiêu và hiểu ràng đây là thủ thuật cần thiết cho điều trị và chẩn đoán, thủ thuật này sẽ được tiến hành thuận tiện, không gây đau đớn mà chỉ khó chịu 1 chút khi đưa thông vào, bệnh nhân nên họp tác, thở đều, mềm bụng và làm theo hướng dẫn của điều dưỡng viên.

2. Kiểm tra lại dụng cụ, đẩu xe dụng cụ đến bên người bệnh, thu xếp tất cả các dụng cụ trong phạm vi dễ lấy cho người thực hiện thủ thuật.

3. Kém rèm hoặc che bình phong cho người bệnh, đặt tư thế cho người bệnh thích hợp.

4. Rửa tay

5. Mang găng

6. Rửa sạch vung sinh dục (Từ lỗ niệu đạo ra) bằng nước và xà phòng, thấm khô, sát khuẩn lỗ niệu đạo và vùng lân cận niệu đạo bằng dung dịch sát khuẩn

7. Chải khăn có lỗ che 2 bên đùi sát với phần xương mu, đặt lỗ khăn vào đúng âm hộ( hoặc dương vật), khăn kéo dài bao phủ xuống phía hậu môn đẻ che khuất hậu môn.

8. Cầm ống thông tiểu, khóa hoặc kẹp đàu dưới thông tiểu, bôi trơn thông tiểu bằng dầu nhờn.

* Với bệnh nhân nữ:

Đứng bên cạnh hông người bệnh, một tay vành 2 môi nhỏ để nhìn rõ niệu đạo, một tay còn lại cầm ống thông tiệu như kiểu cầm bút, từ từ đưa thông vào qua lỗ niệu đạo sâu 4-5 cm sẽ có nước tiểu chảy ra

* Với bệnh nhân nam:

Đứng bên cạnh hông người bệnh, 1 tay cầm dương vật thẳng đứng, 1 tay cầm thông tiểu đã bôi dầu nhờn đưa từ từ vào lỗ niệu đạo khoang 10 cm thì hạ dương vật xuống, tiếp tục đẩy ống thông vào tới khi có nước tiểu chảy ra.

Trường họp ống thông tiểu bằng kim loại hay ống thông cứng đầu cong thì phải hướng đầu cong vào vị trí 12 giờ, 1 tay cầm dương vật sang ngang khi đưa ống thông vào ngang tới túi bịt hành xốp (hết niệu đạo di động ), đưa dương vật và ống thông trở về đường giữa, song song với thành bụng, sau đó nâng dương vật thẳng lên để ống thông trôi vào niệu đạo, gặp dương vật xuống vị trí 6 giờ là ống thông sẽ trôi vào bàng quang.

9. Túy mục đích đặt thông mà :

- Thông tiểu: mở ống cho nước tiểu dẫn lưu hết khỏi bàng quang. Khi kết thúc, gập dầu dưới của ống và rút ống, để vào khay quả đậu.

- Xét nghiệm: bỏ nước tiểu chảy ban đầu và lấy nước tiểu giữa dòng vào ống nghiệm để làm xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

- Dẫn lưu: phải dùng ống thông Folay, dùng bơm tiêm để hút 1 lượng dung dịch bằng thế tích quả bóng ( được ghi ở đầu dưới ống thông ) bơm bóng phồng lên, bơm hết tháo bơm tiêm ra, rút nhẹ thông, thấy đầu không mắc không trôi ra là được, nối đầu dưới ống thông với dây dẫn nước tiểu, mở khóa hoặc kep ống thông để dẫn lưu nước tiểu và túi hoặc vật chứa để treo ở thành giường ( thấp hơn người bệnh để nước tiểu chảy tự do mà không trào ngược nước tiểu ở ống vào bàng quang ). cố định ống thông vào bụng ( người bệnh nam) hoặc vào cạnh đùi ( người bệnh nữ ), và ống dẫn lưu vào đùi của người bệnh bằng băng dính.

- Tiến hành quy trình rửa bàng quang: Có thể sử dụng bơm tiêm bơm từ từ mỗi lần từ 200 - 250 ml dung dịch rửa bàng quang, sau đó rút bơm tiêm cho nước tiểu chảy tự do vào vật chứa hoặc dùng hệ thống truyền dịch cho dịch chảy vào bàng quang, sau đó tháo dây truyền cho nước tiểu chảy tự do vào vật chứa

10. Lau khô vùng đáy chậu của người bệnh và giúp người bệnh mặc quẩn, nằm lại tư thế thoải mái.

11.Thu dọn dụng cụ: Kéo màn che hoặc cất bình phong, tắt đèn chiếu sáng và tiền hành quy trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ theo quy định, gửi nước tiểu tới nơi xét nghiệm (tùy mục đích đặt thông )

VI. GHI HỒ SƠ VÀ BÁO CÁO:

Ngày giờ tiến hành thủ thuật, diễn biến trước, trong và sau khi tiến hành thủ thuật, kết quả thủ thuật, tình trạng nước tiểu ( khối lượng, độ đậm đặc ), người tiến hành thủ thuật ( ký tên, ghi rõ tên ).

 

VII. HƯỚNG DẪN NGƯỜI BỆNH VÀ GIA ĐÌNH

- Cần giải thích cho người bệnh và gia đình họ hiểu rõ lý do, mục đích của thủ thuật và 1 vài nguyên tắc để họ hợp tác trong quá trình điều trị.

- Không tự ý mở hệ thống dẫn lưu, di chuyển ống dẫn lưu, túi hoặc vật chứa nước tiểu, không được đẩy ống dẫn lưu nước tiểu sâu vào bàng quang trong trường hợp ghi ngờ thông tuột để đề phòng nhiễm khuẩn.

- Vệ sinh vùng sinh dục, hậu môn 3 làn hoặc sau mỗi lần đại tiện

Thường xuyên quan sát ống dẫn lưu, nếu có dấu hiệu khác thường báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng biết.

Nên lưu ý không để dây dẫn lưu xoắn, vặn cản trở lưu thông nước tiểu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12.  KỸ THUẬT THỤT THÁO CHO NGƯỜI BỆNH

 

I. MỤC ĐÍCH:

Thụt tháo là phương pháp đưa nước qua trực tràng vào kết tràng nhằm làm mềm lỏng những cục phân cứng và làm thành ruột nở rộng, thành ruột được kích thích sẽ co lại đẩy phân và hơi ra ngoài trong trường hợp người bệnh không đại tiện được và để làm sạch khung đại tràng.

II. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH.

1. Chỉ định

- Người bệnh táo bón lâu ngày.

- Trước khi phẫu thuật đường tiêu hoá.

- Trước khi thụt chất cản quang vào ruột.

- Trước khi thụt giữ

- Trước khi đẻ

- Trước khi soi trực tràng.

2. Chống chỉ định.

- Bệnh thương hàn.

- Viêm ruột.

- Tắc ruột, xoắn ruột.

- Tổn thương hậu môn, trực tràng

III. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh.

- Báo trước và giải thích cho người bệnh biết cảm giác khi thụt.

- Hướng dẫn người bệnh cố gắng nhịn đi ngoài sau khi thụt 10 phút.

- Động viên người bệnh yên tâm và cộng tác trong khi làm thủ thuật.

- Hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết.

- Không thụt vào giờ người bệnh ăn hoặc giờ thăm người bệnh.

2. Dụng cụ

2.1. Nước thụt

- Nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước đun sôi để nguội khoảng 37°c. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dùng nước muối sinh lý.

- Lượng nước tuỳ theo chỉ định. Người lớn bình thường từ 500 - lOOOml, không quá 1500ml. Trẻ em 200-500ml tuỳ theo tuổi. Trường hợp đặc biệt theo chỉ đinh của bác sĩ

2.2. Dụng cụ:

- Bốc sạch đựng nước thụt có chia vạch.

- Dây dẫn cao su dài 1,2 - l,5m.

- Canyun thụt.

- Quả bóp bằng cao su hoặc ống thông Nelaton để thụt cho trẻ em.

- Hai khay chữ nhật.

- Lọ đựng kẹp Kocher + 2 kẹp Kocher.

- Ca múc nước, chậu hoặc xô sạch đựạg nước.

- Dầu nhờn (paraffin, vaselin).

- Cốc đựng bông cầu.

- Gạch, giấy gói vòi thụt, giấy vệ sinh.

- Gối kê mông, mảnh nylon, vải đắp.

- Cột treo bốc.

- Bình phong (nếu làm tại phòng bệnh).

- Bô, khay quả đậu.

3. Địa điểm

- Tiến hành tại phòng thụt.       

- Tại phòng bệnh trong trường hơp đặc 'biệt.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

- Mang dụng cụ tới nơi làm thử thuật.

- Động viên người bệnh cố gắng chịu đựng khi nước chảy vào.

- Cởi quần giúp người bệnh (nếu người bệnh không tự làm được).

- Đặt người bệnh nằm tữ thế thích hợp tuỳ theo tình trạng bệnh:

+ Thông thường cho người bệnh nằm nghiêng bên trái.

+ Trường hợp người bệnh liệt cho người bệnh nằm ngửa.

- Kê gối và lót nylon vào dưới mông người bệnh.

- Phủ vải đắp cho người bệnh.

- Lắp canun vào ống cao su, lắp ống cao su nối với vòi bốc.

- Đổ nước vào bốc.

- Treo bốc lên cột cách mặt giường 50-80cm.

- Kiểm tra lại nước và thử vòi thụt.

- Bôi dầu nhờn vào đầu canun hoặc ống thông.

13. CHĂM SÓC MẮT Ở NGƯỜI BỆNH LIỆT VII

NGOẠI BIÊN (1 LÀN)

I. ĐẠI CƯƠNG

Liệt VII ngoại biên là bệnh lý thần kinh thường gặp, nguyên nhân có thể:

+ Do virus, do lạnh, u nền sọ, u cầu não, u góc cầu tiểu não.

+ Do chấn thương: đụng dập, rạn, nứt xương đá.

+ Do viêm nhiễm: viêm màng não, lao màng não, viêm xương đả, viêm tai cấp hoặc mạn tính, viêm đa rễ dây thần kinh, viêm tủy lan lên, tổn thương thân não.

Dấu hiệu lâm sàng bao gồm:

+ Mắt nhắm không kín bên liệt (dấu hiệu Charles Bell)

+ Mất hoặc mờ nếp nhăn trán bên liệt

+ Nhân trung lệch về bên lành

+ Mờ rãnh mũi, má bên liệt

+ Mép bên tổn thương xệ xuống

+ Không chúm miệng thổi hơi được

+ Nhe răng miệng lệch về bên lành

+ Mất phản xạ mũi - mi bên liệt

+ Có thể có rối loạn vị giác ở 2/3 trước lưỡi

- Chăm sóc người bệnh để dự phòng và tránh các các biến chửng có thể: loét giác mạc, di chứng co thắt cơ mặt.

- Hầu hết người bệnh hồi phục trong vòng 3-5 tuần. Việc chăm sóc mắt cho người bệnh là hết sức quan trọng đối với điều dưỡng.

II. CHỈ ĐỊNH

- Liệt VII ngoại biên 1 bên hoặc 2 bên

- Các trường hợp tổn thương mắt khác có liên quan

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Ngưòi thực hiện: 01 điều dưỡng

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

2.1 Dụng cụ vô khuẩn

 

- Gói chăm sóc (lkhay hạt đậu, 1 bát kền, gạc củ ấu, kìm Kocher, kẹp phẫu tích).

- Gạc miếng (dùng dể băng mắt), bông cầu.

2.2. Dụng cụ khác

- Khay chữ nhật, băng dính, kéo

- Khăn bông nhỏ

- Găng tay

- Túi nilon dựng gạc bẩn

2.3. Thuốc và các dung dịch

- Thuốc tra (nhỏ) mắt theo chỉ định

- Dung dịch Natriclorua 0,9%

- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh

3. Người bệnh

- Điều dưỡng: thăm hỏi ngưừi bệnh, giới thiệu lên, chức danh của mình.

- Thông báo, giải thích cho người bệnh hoặc người nhà biết về kỹ thuật sắp làm.

- Hồ sơ bệnh án: có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bệnh.

V. CÁC BƯỚC TIÉN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiểm tra người bệnh

- Đối chiếu với hồ sơ bệnh án

- Kiểm tra mạch, nhiệt độ, huyết áp

- Nhận định tình trạng mắt của người bệnh

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đco khẩu trang.

3.2. Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh.

3.3. Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu cao 30°.

3.4. Điều dưỡng sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ, rót nước muối ra bát kền, đi găng.

3.5. Dùng kẹp cặp bông cầu nhúng nước muối sinh lý vệ sinh mắt cho người bệnh, thấm khô bằng gạc củ ấu.

3.6. Dùng khăn bông lau mặt cho người bệnh .

3.7. Tra thuốc mắt cho người bệnh theo chỉ định.

3.8. Dùng gạc miếng che mắt cho người bệnh rồi băng lại.

3.9. Đặt người bệnh về tư thế thoải mái.

- Hướng dẫn người bệnh dùng ngón tay sạch đổ nhắm, mở mắt hàng ngày.

3.10. Thu dọn dụng cụ, tháo bỏ găng tay, rửa tay.

3.11. Ghi phiếu theo dõi và chăm sóc: ngày giờ chăm sóc, tình trạng mắt của người bệnh, các dung dịch đã dùng, tên điều dưỡng chăm sóc.

VI. THEO DÕI

- Theo dõi tình trạng mắt, diễn biến của người bệnli thường xuyên sau mỗi lần chăm sóc măt và tra thuốc mắt.

- Tình trạng loét giác mạc hoặc giảm thị lực do khô mắt.

Lưu ý:  Khuyên người bệnh:

- Yên tâm điều trị, nên nghỉ ngưi và ăn uống đủ chất, chú ý sinh tố, trái cây.

- Để tránh khô mắt nên:

+ Sử dụng nước mắt nhân tạo vào ban ngày và tra thuốc mỡ vào ban đêm.

+ Tránh ngồi gần cửa sổ hoặc nằm phòng có điều hòa nhiệt độ.

- Đeo kính bảo vệ mắt thường xuyên.

- Tránh nơi có nhiều bụi bẩn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14. KỸ THUẬT VỆ SINH RĂNG MIỆNG

 CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG

 

I. ĐẠI CƯƠNG

Khi bị bệnh sức đề kháng của cơ thể giảm, việc vệ sinh răng miệng cho người bệnh nhằm mục đích:

- Giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ đề phòng nhiễm         khuẩn răng miệng

- Tránh nhiễm khuẩn khi có tổn thương ở miệng

- Giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu

II. CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh tỉnh táo nhưng không tự làm được.

- Người bệnh nặng, hôn mê, sót cao, tổn thương ở miệng như gãy xương hàm, vết thương ở miệng.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối

IV. CHUẢN BỊ

1. Người thực hiện: Một điều dưỡng viên

2. Phương tiện, dụng cụ, thuốc

3. Dụng cụ vô khuẩn

+ Gói chăm sóc (1 khay hạt đậu, 1 bát kền, gạc củ ấu, gạc miếng, kẹp Kose, kẹp phẫu tích).

+ Gạc, bông cầu, canun mayo hoặc đè lưỡi (nếu cần).

4. Dụng cụ khác

- Khay chữ nhật, kem đánh răng, bàn chải đánh răng (loại dùng cho trẻ em)

- Cốc sạch 02 chiếc

- Ống thông hút, máy hút, găng tay sạch

- Khăn bông nhỏ, tấm nilon nliỏ

- Túi nilon đựng gạc bẩn

- Thuốc và các dung dịch

- Dung dịch Natriclorua 0,9%

- Dung dịch đổ súc miệng hoặc bơm rửa (có thổ dùng có thể dùng Natriclorua 9%)

- Glycerin (nếu cần)

3. Chuẩn bị người bệnh:

- Điều dưỡng: Tiếp xúc, thăm hỏi người bệnh, giới thiệu tên, chức danh của mình.

- Thông báo, giải thích cho nguừi bệnh hoặc ngưừi nhà biết về kỹ thuật sắp làm

4. Hồ sơ bệnh án: có kèm theo phiếu theo dõi và chăm sóc người bộiih

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ

2. Kiếm tra nguòi bệnh: Đối chiếu với hồ sơ bệnh án nhận định người bệnh:

- Nếu người bệnh cỏ răng giả nên tháo rạ và vệ sinh hàm giả ricng.

- Nếu môi khô nứt nẻ, lười trắng thì bôi glycerin 15 phút trước khi chăm sóc.

3. Thực hiện kỹ thuật

3.1. Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đco khẩu trang

3.2. Mang dụng cụ đến bên giường người bệnh

3.3. Đặt người bệnh nằm, mặt nghiêng về một bên (quay về phía Điều dưỡng). Choàng nilon và khăn qua cổ người bệnh.

3.4. Điều dưỡng sát khuẩn tay, mở gói dụng cụ, rót nước muối ra bát kền. Đặt khay quả đậu dưới má người bệnh, đi găng, bôi glyccrin nếu lưỡi trắng và môi khô nứt, tháo răng giả (nếu có).

3.5. Lấy kem đánh răng ra bàn chải, làm ướt bàn chải. Mở miệng người bệnh.

3.6. Tiến hành đánh răng cho người bệnh theo thứ tự: mặt ngoài  ¦ mặt trong ¦ mặt nhai (chải hàm trên trước, hàm dưới sau), mỗi vị trí chải từ 6 đến 10 lần

3.7. Dùng kẹp cặp gạc củ ấu thấm và lau hết bọt kem đánh răng. Sau đó, cặp gạc củ ấu nhúng nước muối sinh lỷ rửa hàm răng nhiều lần theo thứ tự như trên (bước 3.6) cho đến khi sạch.

3.8. Rửa sạch lưỡi người bệnh, vòm họng, 2 góc hàm phía trong má lợi, môi.

(Cho người bệnh súc miệng (nếu người bệnh tỉnh), dùng máy hút sạch (nếu người bệnh hôn mô).

3.9. Lau khô miệng bằng gạc, bôi glycerin vào lưỡi, lợi, môi (nếu cần)

3.10. Bỏ khay hạt đậu, tháo bỏ khăn, tấm nilon trước ngực người bệnh

3.11. Đặt người bệnh về tư thế thoải mái.

3.12. Thu dọn dụng cụ.

3.13. Ghi phiếu chăm sóc và theo dõi: ngày giờ chăm sóc, tỉnh trạng răng miệng của người bệnh, các dung dịch đã dùng, tên điều dưỡng chăm sóc.

 

VI. THEO DÕI

Theo dõi sắc mặt, diễn biến của người bệnh trong và sau khi tiến hành kỹ thuật

VII. TAI B1ẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Xây xước, chảy máu niêm mạc miệng: do kỹ thuật thô bạo

Xử trí: Điều chỉnh lại kỹ thuật. Dùng bông, gạc khô cầm máu cho người bệnh

2. Người bệnh bị sặc: do gạc dùng để vệ sinh răng miệng-thấm nhiều dung dịch nước muối sinh lý hoặc bơm rửa nhiều nhưng hút không hết.

Xử trí:

- Dùng máy hút để hút sạch dịch. Gho người bệnh nằm đầu cao 30 - 45 độ

- Theo dõi SpO­2 và toàn trạng của người bệnh để có hướng xử tri phù hợp, kịp thời.

Lưu ý: Để chải răng đúng kỹ thuật cần:

- Luôn giữ lông bàn chải tiếp xúc với mặt răng.

- Khi chải mặt ngoài: để nghiêng bàn chải một góc 30 - 45 độ so với mặt ngoài của răng, cp nhẹ lông bàn chải một phần lcn nướu, một phần lên cố răng sao cho lông bàn chải chui vào rãnh nướu và kẽ răng. Sau đó làm động tác rung nhẹ tại chỗ, đổ lông bàn chải vừa xoa nắn nướu vừa làm sạch mảng bám, lấy sạch thức ăn giăt ở co răng và kẽ răng.

 

(Lượt đọc: 1239)

File đính kèm: 202262875232.doc

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ