Banner
Banner dưới menu

TẬP VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ

(Cập nhật: 15/11/2017)

TẬP VẬN ĐỘNG CHO BỆNH NHÂN XƠ CỨNG BÌ

I.            ĐỊNH NGHĨA

-         Tập vận động cho bệnh nhân xơ cứng bì là phương pháp tập chủ động do chính người bệnh chủ động mà không cần sự trợ giúp, có hiệu quả nhằm mục đích duy trì và tăng vận động của cơ, khớp, tăng cường tuần hoàn nơi bị tổn thương.

II.            CHỈ ĐỊNH

-         Người bệnh xơ cứng bì tự thực hiện được vận động.

III.            CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp. Tình trạng tim mạch không ổn định.

-         Khi vận động khớp làm tổn thương các phần khác của cơ thể.

-         Ngay sau phẫu thuật khớp, gân, cơ, dây chằng hoặc vá da ngang qua khớp.

-         Gãy xương, trật khớp chưa xử trí.

IV.            CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện: Bác sỹ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu và người bệnh đã được tập huấn.

2.     Phương tiện: Bài tập

3.     Người bệnh:

-         Lượng giá người bệnh để xác định loại vận động cần áp dụng.

-         Người bệnh ở tư thế thoải mái, không ảnh hưởng đến tầm vận động của các khớp và chi, đã được giải thích về mục đích, thời gian, mức độ luyện tập.

4.     Chuẩn bị bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa.

-         Chuẩn đoán bệnh chính.

-         Chỉ định phương pháp tập.

-         Phiếu theo dõi kết quả tập.

   V.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

-         Người bệnh: Tư thế thoải mái, phù hợp với mục đích, kỹ thuật và các phần của cơ thể cần tập, cho phép vận động của khớp, chi trong tầm vận động bình thường. Động viên người bệnh chủ động vận động hết tầm vận động.

-         Người hướng dẫn tập: Tư thế thoải mái thuận tiện cho các thao tác, làm động tác mẫu hướng dẫn người bệnh tập.

-         Kỹ thuật: Tập vận động theo các mẫu và tầm vận đông bình thường của khớp, chi, phần cơ thể.

-         Mỗi động tác lặp lại nhiều lần tùy theo khả năng người bệnh. Thời gian tập và mức độ vận động vận tăng dần, bắt đầu từ 5 đến 10 vận động. Vận động hết tầm là vận động bình thường cho phép. Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần.

VI.            THEO DÕI

1.     Trong khi tập: Chất lượng của vận động, phản ứng của người bệnh, huyết áp, nhịp thở.

2.     Sau khi tập:  Mạch, huyết áp, nhịp thở, đau kéo dài qua 3 4 giờ sau tập coi như tập quá mức, tiến triển của vận động.

VII.            TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1.     Trong khi tập

-         Đau: Không vận động quá tầm cho phép của khớp hoặc phần cơ thể cần tập.

-         Gãy xương, trật khớp: ngừng tập, xử trí gãy xương, trật khớp.

-         Hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở: ngừng tập, cấp cứu hạ huyết áp,ngừng tin, ngừng thở.

2.     Sau khi tập: Đau kéo dài quá 3 4 giờ sau khi tập, do tập quá mức, tạm thời ngừng tập đến khi hết đau rồi tiếp tục tập trở lại.

(Lượt đọc: 3134)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ