Banner
Banner dưới menu

TẬP HO CÓ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI BỆNH XƠ CỨNG BÌ

(Cập nhật: 15/11/2017)

TẬP HO CÓ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI BỆNH XƠ CỨNG BÌ

 I.            ĐẠI CƯƠNG

-         Ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể nhằm tống vật “lạ” ra khỏi cơ thể.

II.            CHỈ ĐỊNH

-         Người bệnh có nhiều đờm gây cản trở hô hấp hoặc gặp khó khăn khi khạc đờm của bệnh nhân bị xơ cứng bì .

III.            CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Thận trọng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, các bệnh lý thoát vị,
chảy máu lồng ngực, ổ bụng…

IV.            CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện:

-         Bệnh nhân thực hiện theo hướng dẫn của bác sỹ hoặc kỹ thuật viên.

2.     Phương tiện

-         Ghế ngồi.

-         Khay quả đậu, khăn tay.

-         Máy đo huyết áp, ống nghe…

3.     Người bệnh: chuẩn bị tư thế ngồi thoải mái, dễ chịu, thuận tiện và phù hợp.

4.      Hồ sơ bệnh án

-         Ghi chép đầy đủ tình trạng của người bệnh trước trong và sau khi tập ho.

V.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Tâm lý tiếp xúc: giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh mục đích, mục tiêu tập ho để cùng hợp tác.

2.     Kỹ thuật:

-         Người bệnh ngồi trên giường hoặc ghế với hai chân chạm đất, người hơi ngả về phía trước, thư giãn thoải mái.

-         Hít thở sâu cơ hoành 3-4 lần.

-         Khoanh hai tay trước bụng và hít vào chậm và thật sâu bằng mũi, nín thở trong 3 giây.

-         Để thở ra: ngả người về phía trước, hai tay ép vào bụng. Ho mạnh 2 lần với miệng hơi mở, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài.

-         Hít vào chậm và nhẹ nhàng bằng mũi. Động tác này sẽ giúp ngăn ngừa đờm di chuyển ngược lại vào đường hô hấp.

-         Nghỉ ngơi vài phút và thực hiện lại các bước trên nếu cần.

VI.            THEO DÕI

1.     Trước và sau khi làm kỹ thuật: theo dõi tình trạng toàn thân, sắc mặt, tím tái, kiểu thở, người bệnh mệt, mạch, huyết áp.

2.     Sau khi ho có thể tự khạc dịch tiết:

-         Cần theo dõi số lượng, máu sắc, độ quánh, mùi vị dịch tiết.

VII.            TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

-         Mệt, sắc da tím, nôn mửa, thở nhanh: Ngừng tập thở và báo cáo bác sỹ chuyên khoa để xử trí ngay.

(Lượt đọc: 6000)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ