Banner
Banner dưới menu

KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PEMPHIGUS

KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PEMPHIGUS

I.            ĐỊNH NGHĨA:

Kỹ thuật chăm sóc người bệnh pemphigus bao gồm nhiều quy trình nhằm.

-         Làm sạch các thương tổn da và niêm mạc.

-         Bảo vệ tốt vùng da lành.

-         Chống nhiễm trùng.

-         Bồi phụ nước điện giải.

-         Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nâng cao thể trạng.

II.            CHUẨN BỊ

1.     Người bệnh:

Giải thích cho người bệnh, hoặc người nhà người bệnh biết việc mình sắp làm để họ yên tâm, hợp tác.

2.     Người thực hiện:

-         Điều dưỡng viên.

-         Đảm bảo vô khuẩn khi chăm sóc người bệnh.

-         Có thái độ ân cần, thông cảm với người bệnh.

3.     Dụng cụ:

-         Tùy theo nhận định người bệnh mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp. Dụng cụ cơ bản gồm:

-         Ống nghe, nhiệt kế, huyết áp kế.

-         Khay đựng dụng cụ.

-         Kẹp, bông, gạc vô khuẩn, găng tay sạch.

-         Chậu nước ấm, khăn mặt bông to.

-         Tấm vải trải giường, quần áo sạch (nếu người bệnh còn mặc được quần áo), tấm vải trải giường phủ.

-         Túi đựng đồ bẩn.

-         Quạt sưởi (nếu là mùa đông).

-         Thuốc và dung dịch sát khuẩn: nước muối 9‰, dung dịch Jarich, dung dịch eosin 2%, milian, glycerinborat, thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

III.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Theo dõi tình trạng toàn thân và các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh

-         Quan sát người bệnh: sắc mặt, vùng da tổn thương, mức độ tổn thương.

-         Tình trạng tiêu hoá.

-         Đo mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng).

-         Tình trạng tinh thần của người bệnh.

2.     Chăm sóc cơ bản và đặc biệt

2.1. Chăm sóc thương tổn niêm mạc, hốc tự nhiên

-         Lau rửa niêm mạc mắt, mũi bằng muối sinh lý, tra thuốc mắt theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt (nếu có).

-         Nếu có trợt niêm mạc miệng: lau rửa miệng bằng muối sinh lý và bôi glycerinborat 2%.

-         Nếu có trợt niêm mạc sinh dục: rửa bằng muối sinh lý, thuốc tím pha loãng 1/10.000, bôi glycerinborat 2%, dung dịch eosin 2%, hoặc chấm dung dịch milian.

 2.2. Chăm sóc da bị tổn thương

-         Cho người bệnh nằm giường bột talc.

-         Thay tấm vải trải giường hàng ngày 1-2 lần.

-         Tắm, gội đầu cho người bệnh 1-2 lần/ngày bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000. Khi tắm, gội cần tránh kỳ cọ mạnh làm trầy xước, lột da thành mảng gây đau rát, nhiễm khuẩn, lâu lành tổn thương.

-         Thấm khô tổn thương.

-         Với vùng tổn thương tiết dịch nhiều: đắp dung dịch Jarich 30 phút/lần, 1-2 lần/ngày.

-         Tiếp theo, bôi dung dịch màu (milian), hoặc dung dịch eosin 2% lên bọng nước và vùng da trợt ướt, sau đó có thể rắc một lớp bột talc mỏng lên các vết trợt để tránh tấm vải trải giường dính vào các vết loét gây trợt và đau cho người bệnh.

-         Nếu có các bọng nước to chưa vỡ, nên dùng bơm tiêm hút hết dịch trước khi chấm thuốc màu.

-         Với các tổn thương đã đóng vẩy tiết khô thì bôi mỡ kháng sinh hoặc mỡ corticoid theo chỉ địnhcủa bác sĩ.

2.3. Thực hiện thuốc tiêm truyền, thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ

-         Thuốc tiêm truyền: dung dịch truyền, số lượng, tốc độ truyền theo đúng y lệnh của bác sĩ, các thao tác tiêm truyền phải vô trùng.

-         Đặc biệt, da của người bệnh pemphigus rất dễ trợt nên các động tác như ga-rô khi lấy tĩnh mạch, giữ tay khi chọc kim cần hết sức nhẹ nhàng tránh tổn thương thêm cho người bệnh.

-         Thuốc uống: nếu có thương tổn niêm mạc miệng thì phải nghiền nhỏ thuốc rồi pha loãng và cho người bệnh uống từng ít một.

2.4. Chế độ dinh dưỡng

-         Loại thức ăn, nước uống, số lượng, giờ ăn, số lần: thực hiện theo y lệnh của bác sĩ.

-         Cần chú ý khuyên người bệnh ăn hạn chế đồ ăn nhiều đường và không ăn mặn nhằm tránh tác dụng phụ của corticoid là làm tăng đường huyết và tăng natri huyết.

3.     Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo

-         Đánh giá tình trạng tiến triển của thương tổn.

-         Các kỹ thuật và thuốc đã thực hiện.

-         Báo cáo bác sĩ các bất thường về tình trạng của người bệnh: sốt, tăng hoặc hạ huyết áp, xuất hiện tổn thương mới.

-         Vẽ biểu đồ về sự thay đổi của các dấu hiệu sinh tồn.

4.     Hướng dẫn người bệnh và gia đình

-         An ủi, động viên người bệnh và người nhà để họ yên tâm, tin tưởng và hợp tác điều trị.

-         Hướng dẫn người nhà tuân thủ các nội quy bệnh viện để đảm bảo vô trùng.

(Lượt đọc: 4395)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ