Banner
Banner dưới menu

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LOÉT DO ĐÈ ÉP

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG LOÉT DO ĐÈ ÉP

I.   ĐẠICƯƠNG

1.  Định nghĩa: Loét do đè ép là một tổn thương ở da do thiếu máu cục bộ gắn liền với sự chèn ép lâu dài của các mô mềm nằm giữa một mặt phẳng cứng vàchỗlồixương.(TheoNationalPressureUlcerAdvisoryPanel,1989).

2.  Những yếu tố nguy cơ gây bịloét

2.1.  Yếu tố cơ học: chủyếu.

-   Sự chènép:

+ Chèn ép lên các mô mềm ở giữa hai mặt phẳng cứng: một bên là xương và bên kia là mặt chịu sức nặng, như giường, xe lăn...

+ Cường độ chèn ép và thời gian chèn ép dễ đưa đến việc hình thành  vết

loét.

      -Sự  trượt:

         Hiện tượng chuyển động trượt của các lớp da xếp nếp, khi thân mình đặt

nghiêng và trọng lượng con người có khuynh hướng làm cho cơ thể trượt về phía dưới. Độ ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho hiện tượng này.

-   Cọ xát và kéo giãn da:

Gây nên mài mòn cơ học ở da. Những cọ xát và kéo giãn này gây nên những vết thương nông (mụn nước, khe nứt

2.2.  Yếu tố thần kinh: cũng là yếu tốchính.

-    Mất hoặc giảm cảm giác: Không cảnh báo được cho bệnh nhân biết những tín hiệu nguy hiểm (tư thế khó chịu hoặc đau nhưng bệnh nhân không thấyđƣợcsựthaytư thếlàcầnthiết).Dođóviệclưuthôngmáubịcảntrở.

-    Liệt: Bệnh nhân không thực hiện động tác phòng chống loét, hạn chế phânbốmáuchocơởgầnvếtthương.

2.3.  Những yếu tốkhác

-   Suydinhdưỡng,tiểutiệnkhôngtựchủ,độẩmquámức.

-    Tình trạng tâm lý: Bệnh nhân chưa chịu chấp nhận sự khuyết tật của mình và không muốn tham gia vào việc phòng chốngnày.

-   Sức đề kháng của da, tuổi tác: Khi da khô sẽ mất đàn hồi thì rất dễ dàng cho vết loét xuất hiện. Có thể nguy cơ tăng nhiều hơn đối với những người trên 70tuổi.

3.  Những vị trí có nguy cơ hình thànhlóet

3.1.  Bệnh nhân nằm ngửa: Gai xương bả vai và đường mỏm gai, khuỷu tay, xương cùng vàgót.

3.2.   Bệnh nhân nằm nghiêng: Mỏm cùng gai, xương sườn, mào chậu, đầu gối, mắt cá, mấu chuyểnlớn

3.3.  Bệnh nhân nằm sấp: Xương đòn, gai chậu, đầu gối, ngón chân, cơ quan sinh dục ở nam, vú ở nữ, má,tai

3.4.   Bệnh nhân ngồi: ụ ngồi, xương bả vai, xương hông, phía sau đầu gối, mắtcá.

II.CHẨNĐOÁN

1.  Các công việc của chẩnđoán

1.1.  Hỏi bệnh: hỏi gia đình hoặc bản thân người bệnh về các dấu hiệu bất thƣờng trên da. Các bệnh lý mạn tính kèm theo như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý mạch máu gây ảnh hƣởng đến tuần hòa ngoại vi, các bệnh lý là nguyênnhângâybấtđộngtạigiườnghoặcliệtvậnđộng.

1.2.      Khámvàlượnggiáchứcnăng

-   Phân loại các độloét:

+ ĐỘ 0: Những trường hợp có nguy cơ

+ ĐỘ 1: ĐỎ DA

Xuất hiện vùng đỏ ở da, và khi nhấn xuống không biến ất.

+ ĐỘ 2: SỰ PHỒNG NƯỚC VÀ HƯ DA

Da bị mỏng dần và lỏm xuống, chỉ bị hư ở bề mặt hoặc bị phồng nước

+ ĐỘ 3: HOẠI TỬ

Da bị phá hủy hoàn toàn. Tiếp đến là hiện tượng hủy hoại hoặc hoại tử ở lớp biểu bì hay các lớp sâuhơn.

Vết loét mang hình dáng của 1 vết thương sâu.

+ ĐỘ 4: VẾT THƯƠNG LAN RỘNG – HỌAI TỬ SÂU

Da bị phá hủy hoàn toàn, vết thương lan rộng. Sau đó là hiện tựông họai tử các tế bào bắp thịt, xương, hoặc đối với ngay cả những cấu trúc nằm sâu hơn.

-   Phƣơngphápđovếtloétlâmsàng:

Trước khi điều trị, cần đo và ghi nhận vết thương hàng tuần. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp đo khác nhau:

-    Dùng thước: để đo đƣờng kính hoặc chu vi vết thương, ghi nhận lại trong hồ sơ bệnhnhân.

-   Đo vết loét 3 chiều: chiều ngang, chiều dọc, chiềusâu.

-    Cách ghi chép vào hồ sơ: Chiều ngang (cm) x chiều dọc (cm) x chiều  sâu(cm).

1.3.  Chỉ định xét nghiệm cận lâmsàng

-   Xétnghiệmcơbản:máu,nướctiểu,cấymáu

-   Cấy dịch ổ loét: phát hiện nhiễmtrùng

-   ChụpXquanghoặcCTScanpháthiệndấuhiệuviêmxương(trườnghợp loétđộ3-4),chụphìnhvếtthươngsâuhoặccóđườnghầm.

2.  Chẩn đoán xác định: Dựa vào lâmsàng

3.  Chẩn đoán phânbiệt

4.  Chẩn đoán nguyênnhân

-   Cơhọc:sựchènép,sựtrượt,cọxátvàkéogiãnda.

-   Yếu tố thần kinh: Mất hoặc giảm cảm giác,liệt.

-   Những yếu tố khác: Suy dinh dưỡng, tình trạng tâm lý, sức đề kháng của da, tuổitác.

III.   PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀUTRỊ

1.  Nguyên tắc phục hồi chức năng và điềutrị

-   Phát hiện và ngăn ngừa các nguyên nhân gây loét do đèép.

-   Tránh tỳ đè lên vếtloét

-   Chăm sóc và băng vếtloét

-   Chiếu tia tử ngoại, hoặc tắmnắng

-   Phẫuthuậttrườnghợploéttrầmtrọng

2.  Các phương pháp điều trị và phục hồi chứcnăng

-   Tránh sự chèn ép và cọ xát lên vếtloét:

+ Tuyệt đối không được tì đè lên vết loét.

+ Tuyệt đối không nằm/ngồi trên vòng cao su do cản trở lưu thông máu.

+ Khi bệnh nhân đã bị loét, trước tiên phải điều tra nguyên nhân của loét.

-   Đánh giá nguy cơ cao hình thành vết loét, tổng trạng sức khoẻ của bệnh nhân, tình trạng vếtloét.

-   Chăm sóc vếtloét:

+ Rửa vết thương:

Dung dịch rửa vết thương: Nước muối đẳng trương (NaCl 0,9%) dung dịch có hoạt tính bề mặt thấp hơn vết thương, như vậy nó sẽ rửa sạch chất dịch bẩn và các yếu tố khác.

+ Cắt lọc:

Lấy đi các mô chết phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

+ Thay băng:

Thay băng đúng lúc khi băng cũ bị thấm quá nhiều nước dịch.

+ Băng vết loét:

Vết loét sâu hoặc có lỗ hỗng: nhét mép, nhưng không nhét chặt quá như vậy sẽ ngăn chặn sự lên mô hạt từ đáy vết loét và có thể làm rộng vết loét ra do nhét mép quá chặt gây tì đè vào mô mềm nằm trong lòng vết loét.

3.  Các điều trịkhác

-   Đảmbảochếđộdinhdưỡng:Ănuốngnhiềuchấtđạm

-   Bổ sung đầy dủ vitamin và chấtkhoáng

-   Chiếu tia tử ngoại vào vếtloét.

-   Ngoại khoa: Váda

IV.  THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

1.  Theo dõi biến chứng của vếtloét

-   Nhiễm trùng vết loét, vết loét khó lành, có mủ và mùi hôi từ vếtthương.

Xử lý viêm xương và nhiễm trùng bằng thuốc kháng viêm.

-   Suydinhdưỡngvàtìnhtrạngbịkhôda:

2.  Theo dõi tình trạng vếtloét

-   Mô hạt tốt là phải đỏ bóng, ẩm ướt, và không dễ bị rỉ máu. Mô hạt lên quámépvếtthương,đượcgọilàsựdư môhạt.

-   Điều chỉnh lại kế hoạch điều trị nếu vết loét không không phát triển tốt hoặc lành trong vòng 2 - 4tuần:

+ Xem xét lại mức độ nguy cơ loét của bệnh nhân sau khi đánh giá tình trạng vết thương.

+ Lượng giá quá trình vết loét lành bằng các dụng cụ đo vết loét.

(Lượt đọc: 9046)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ