Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT NỐI RUỘT NON

PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT NỐI RUỘT NON

I. ĐẠI CƯƠNG

          Thuật ngữ “Phẫu thuật nội soi cắt nối ruột” là để chỉ kỹ thuật mổ cắt bỏ một đoạn ruột (ruột non) không bình thường hay bị bệnh, sau đó lập lại lưu thông tiêu hóa bằng phẫu thuật nội soi qua đường bụng.

          II. CHỈ ĐỊNH

          - U ruột non: GIST (u mô đệm ống tiêu hóa), u carcinoid hồi tràng

          - Bệnh lý cấp tính ở ruột non: Tắc ruột gây hoại tử ruột (dây chằng, u bã thức ăn (phytobezoard) gây tắc và hoại tử ruột, nghẹt ruột do thoát vị…)

          - Bệnh lý đặc biệt, ít gặp: Bệnh Crohn, polip lan tỏa ở ruột non (Peutz - Jegher syndrome), lao ruột, bệnh lý bất thường mạch máu ruột...

          III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

          1. Người bệnh thể trạng yếu, suy thở không cho phép bơm hơi ổ bụng

          2. Người bệnh có tiền sử mổ bụng nhiều lần

          3. Ung thư di căn ra phúc mạc và di căn xa

          IV. CHUẨN BỊ

          1. Người thực hiện: Người thực hiện tiêu hóa có kinh nghiệm mổ nội soi thành thạo, bác sỹ gây mê hồi sức có kinh nghiệm trong mổ nội soi

          2. Phương tiện:

          - Phòng mổ có đầy đủ điều kiện tiến hành nội soi qua ổ bụng

          - Bộ nội soi ổ bụng: Monitor, camera, nguồn sáng, nguồn CO2

          - Hệ thống máy bơm và rửa hút dịch ổ bụng

          - Hệ thống dao điện lưỡng cực và đơn cực, dao cắt đốt siêu âm

          - Các dụng cụ vén gan, kẹp ruột, panh, kẹp, kéo nội soi ổ bụng

          3. Người bệnh:

          Các xét nghiệm cơ bản (sinh hóa, huyết học, nước tiểu) Chụp phổi, điện tâm đồ (với người >65 tuổi)

          V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

          1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản

          2. Tư thế:

 

          2.1. Người bệnh:

          - Nằm ngửa, 2 chân dạng, đặt ống dẫn lưu bàng quang

          - Đầu thấp, nghiêng phải hoặc nghiêng trái tùy theo vị trí tổn thương

          2.2. Kíp phẫu thuật:

          - Người thực hiện đứng giữa hai chân người bệnh, phụ 1 và phụ 2 đứng bên phải và bên trái người bệnh. Có thể đổi chỗ khi cần thiết

          - Dụng cụ viên đứng bên trái người bệnh.

          3. Kỹ thuật cắt nối ruột non

          - Số trocar sử dụng và vị trí đặt: 3 - 4 trocar (2 - 3 trocar 5mm và 1 trocar

10mm). Trocar 10mm (cho camera) đặt ngay sát dưới rốn; Hai trocar 10mm: 1 đặt hố chậu trái, 1 trocar ở hố chậu phải và có thể đặt thêm 1 trocar 5mm ở trên xương mu.

          - Các thì mổ: Sau khi khảo sát vị trí và tình trạng tổn thương ở ruột non và các tạng khác (gan, túi mật, lách, dạ dày, đại tràng…), tiến hành cắt và nối ruột theo 3 thì mổ như sau:

          + Giải phóng mạc treo ruột non tương ứng với đoạn cần cắt bỏ (cặp cắt mạch máu mạc treo ruột bằng clip, hoặc có thể dùng dao siêu âm, hoặc các dụng cụ cắt mạch máu khác như sptaler mạch)

          + Đưa đoạn ruột bệnh lý ra ngoài ổ bụng qua đường rạch nhỏ tại đường giữa trên hoặc dưới rốn

          + Cắt đoạn ruột non bệnh lý như khi thực hiện với mổ mở.

          + Nối ruột non: có thể nối một lớp hoặc hai lớp, tận tận, hoặc bên bên, tùy theo tình trạng bệnh lý và cấp máu của đoạn ruột non còn lại. Khâu lại mạc treo

ruột

          - Kỹ thuật cắt nối ruột ngoài ổ bụng:

          Chỉ dùng nội soi để thám sát tổn thương, sau đó rạch một đưởng mổ nhỏ ở dưới hoặc trên rốn qua đường trắng giữa (khoảng 3 – 4 cm) để kéo ruột (đoạn tổn thương cần cắt bỏ) ra ngoài thành bụng và thực hiện cắt nối ruột bằng tay như mổ mở kinh điển.

          VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

          1. Theo dõi:

          Như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung, sau mổ dùng phối hợp 2 loại kháng sinh (Metronidazol và Cephalosporine) tiêm trong 5 - 7 ngày.

          2. Tai biến, biến chứng và xử trí:

          - Trong lúc mổ:

          Chảy máu do các chỗ cặp cắt mạc treo ruột không chặt. Xử trí bằng khâu cầm máu lại hoặc bằng clip. Nếu không cầm máu được phải chuyển sang mổ mở, tránh gây tụ máu lớn tại mạc treo.

          Phải chuyển mổ mở vì tổn thương phức tạp, dính nhiều

          - Sau mổ:

          + Chảy máu trong ổ bụng: Cần mổ lại sớm để kiểm tra và XỬ trí cầm máu.

          + Bục miệng nối: Cần mổ lại sớm

          + Chít hẹp miệng nối: Mổ lại để giải quyết nguyên nhân

          + Tắc ruột sau mổ

(Lượt đọc: 8066)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ