Banner
Banner dưới menu

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19

(Cập nhật: 20/6/2022)

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19

PHẦN I

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

TRONG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH TRƯỞNG THÀNH

NHIỄM COVID-19

  1. ĐẠI CƯƠNG

     Người bệnh COVID-19 hoặc người có tình trạng viêm nhiễm khác đều tăng nhu cầu dinh dưỡng do tăng tiêu hao năng lượng, đạm (cơ), làm cho NB dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, diễn tiến suy dinh dưỡng nặng nếu không được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp trong thời gian nằm viện. Suy dinh dưỡng (SDD) làm tăng nguy cơ bội nhiễm, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị.Vì vậy, cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh viêm đường hô hấp cấp là thiết yếu, giúp nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch và hạn chế biến chứng liên quan suy dinh dưỡng trong bệnh viện.

  1. SÀNG LỌC, ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG (SDD)

Sàng lọc nguy cơ dinh dưỡng: Dùng NRS và/hoặc bản hiệu chỉnh MNS

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng:

  • Lâm sàng:
  • BMI (Chỉ số khối cơ thể- Body Mass Index).

Phân loại Suy dinh dưỡng: Khi BMI có giá trị

Từ 17-18,49: Suy dinh dưỡng  nhẹ

Từ 16- 16,9: Suy dinh dưỡng  vừa

Dưới 16: Suy dinh dưỡng  nặng

  • SGA: Đánh giá chủ quan toàn diện dinh dưỡng

Phân loại Suy dinh dưỡng:

SGA-A: Tình trạng dinh dưỡng bình thường

SGA-B: Suy dinh dưỡng nhẹ/ vừa hoặc nghi ngờ

SGA-C: Suy dinh dưỡng nặng

  • Cận lâm sàng
  • Sinh hóa: Albumin/ máu (Thấp khi <3,5g/dL) và/hoặc prealbumin/máu (Thấp khi <20mg/dL)
  • Ngoài ra còn có thể thực hiện thêm các phương pháp khác (như đo sức co bóp bàn tay; xác định khối cơ, mỡ, dịch cơ thể bằng đo trở kháng điện và/hoặc siêu âm cơ) tùy vào điều kiện của từng đơn vị
  1. XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG

Nhu cầu dinh dưỡng

 

Viêm Đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ

Viêm phổi nặng

Thở máy

(Hồi sức tích cực)

 

 

Năng lượng

27kcal/ kga/ ngày Người bệnh >65 tuổi có bệnh lý kèm;

30kcal/ kga/ ngày Người bệnh SDD có bệnh lý kèm

25-30kcal/kga/ngày Người bệnh có CN bình thường hoặc SDD; <25kcal/kga/ngày nếu BMI  ≥ 25

Tốt nhất đo IC hoặc

20-30kcal/ kga/ ngày;

<20kcal/kga/ngày nếu BMI>30

 

Protid (Đạm)

 

1g/ kga/ ngày Người bệnh lớn tuổi;

≥1g/ kga/ ngày (như 1,0-1,3g/ kga/ ngày)

1,2-1,5g/ kga /ngày

1,3-2,0g/kga/ngày

Năng lượng không từ protidb (L:G)

30: 70

30: 70

Tránh dùng lipid chứa hoàn toàn axit béo omega 6 (như từ  đậu nành)

40: 60 hoặc 50:50

Tránh dùng lipid chứa hoàn toàn axit béo omega 6 (như từ đậu nành)

Vi chất dinh dưỡng

Đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị cơ bản

 

Đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị cơ bản

Đầy đủ và cân đối theo khuyến nghị cơ bản

Dịch

20-40ml/ kga/ ngày

20-40ml/ kga/ ngày hoặc hạn chế trong bệnh suy thận, suy tim

Cân bằng dịch tùy tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị hồi sức

a: Cân nặng:

  • Là CN hiện tại nếu người bệnh không bị SDD, thừa cân, béo phì
  • Là CN trước đó (CN thường có) nếu NB có bị sụt cân cấp trước vào viện
  • Là CN lý tưởng nếu NB bị thừa cân, béo phì

b. Năng lượng không từ protid: Nhu cầu năng lượng – (số gram protid ×4)

  1. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG NUÔI DƯỠNG

Sơ đồ 1:  Hướng dẫn chọn đường nuôi dưỡng

 

Sơ đồ 2: Hướng dẫn chọn đường nuôi dưỡng cho người bệnh thở máy

 

 

 

  1. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG QUA TIÊU HÓA
    1. Viêm Đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ
  • Chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng
  • Bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng: Trái cây, nước ép trái cây, sinh tố phù hợp, để tăng cường miễn dịch hoặc dạng lỏng với năng lượng, đạm cao, đầy đủ vi chất, phù hợp bệnh lý cho người bệnh có nguy cơ Suy dinh dưỡng, Suy dinh dưỡng lúc nhập viện để nâng cao thể trạng và miễn dịch.
    1. Viêm phổi nặng
  • Ưu tiên chế độ dinh dưỡng từ thức ăn lỏng (cháo, súp…) hoặc xay nhuyễn (như dùng qua ống thông) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng
  • Bổ sung dinh dưỡng qua tiêu hóa (miệng hoặc Dinh dưỡng ống thông): Thức uống dinh dưỡng (1ml= 1 đến 1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, lipid có bổ sung axit béo omega 3 và 9, đầy đủ vi chất), phù hợp bệnh lý cho người bệnh có nguy cơ Suy dinh dưỡng, Suy dinh dưỡng lúc nhập viện và/hoặc khi ăn không đủ nhu cầu dinh dưỡng trong thời gian nằm viện để ngăn ngừa Suy dinh dưỡng trong bệnh viện.
    1. Hồi sức tích cực (Thở máy, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển…)
  • Cho phần lớn người bệnh: Chế độ dinh dưỡng dạng lỏng (1ml= 1 đến 1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, lipid có bổ sung axit béo omega 3 và 9, đầy đủ vi chất), phù hợp bệnh lý.
  • Người bệnh có kém dung nạp tiêu hóa: Chế độ dinh dưỡng dạng lỏng (1ml= 1-1,5kcal, 15-20% tổng năng lượng từ đạm, đạm peptide/đạm thủy phân, lipid có bổ sung triglyceride chuỗi trung bình-MCT, axit béo omega 3, 9 đầy đủ vi chất)

Tránh dùng chế độ dinh dưỡng có chất béo chứa hoàn toàn axit béo omega 6

Lưu ý: Những người bệnh COVID-19 có bệnh lý kèm theo thì áp dụng nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp với từng bệnh kèm theo.

  1. THEO DÕI
  • Phòng ngừa hội chứng nuôi ăn lại
  • Theo dõi khi nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, kém dung nạp,…
  •  Theo dõi khi dinh dưỡng tĩnh mạch

Phòng ngừa, phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng trong dinh dưỡng tĩnh mạch: nhiễm trùng,Biến chứng liên quan đến catheter,  Các biến chứng liên quan đến dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài: Như thiếu acid béo thiết yếu, nhiễm nhôm, bệnh xương chuyển hóa, bệnh gan mật, cần có xử trí phù hợp

  • Theo dõi tthay đổi cân nặng,…
  1. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG VÀ THỰC ĐƠN THAM KHẢO

7.1. Dinh dưỡng ăn đường miệng cho người bệnh viêm Đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ và bệnh tim mạch

BỮA ĂN

MÓN ĂN

THÀNH PHẦN

KHỐI LƯỢNG TỊNH

Sáng

Phở bò

Bánh phở

100g

Thịt bò

35g

Giá đậu xanh

50g

Rau thơm + hành tây

15g

Gia vị nấu phở

 

Trưa

Cơm

Gạo trắng

140g

Cá lóc kho thơm

Cá lóc

100g

Dứa/ thơm

60g

 Dầu thực vật

5g

Muối

0.5g

Nước mắm

1.5g

Đường

5g

Canh khổ qua

Khổ qua bào

60g

Hành lá

5g

Muối

0.3g

Đường

3g

Bông cải xào thập cẩm

Bông cải xanh

50g

Bông cải trắng

50g

Cà rốt

30g

Nấm hương khô

5g

Dầu thực vật

5g

Muối

0.3g

Tráng miệng

Thanh long

½ trái

150g

Chiều

Cơm

Gạo trắng

140g

Đậu hủ non sốt thịt bằm

Đậu hủ non

50g

Thịt heo nạc

30g

Nấm mèo

10g

Hành tây

10g

Dầu thực vật

5g

Muối

0.5g

Nước mắm

1.5g

Canh gà lá giang

Lá giang

40g

Thịt gà

40g

Muối

0.3g

Đường

3g

Cải ngồng xào

Cải ngồng

100g

Dầu thực vật

5g

Giá trị DD: 1800Kcal; 83g protid (18,2%); 47,5g lipid (23,5%);

267g glucid (58,3%); Na 2000mg

7.2. Dinh dưỡng cho người bệnh viêm phổi nặng và đái tháo đường

 

BỮA ĂN

MÓN ĂN

THÀNH PHẦN

KHỐI LƯỢNG TỊNH

Sáng

Cháo tôm thịt

Gạo trắng

60g

Tôm tươi

40g

Thịt heo

40g

Hạt sen

10g

Cà rốt

40g

Hành lá

5g

Dầu nành

12g

Muối

1g

Trưa

Cháo gà gạo lứt

Gạo lứt

60g

Thịt gà

120g

Cà rốt

40g

Nấm rơm

15g

Dầu nành

12g

Muối

1g

Tráng miệng

Sữa chua  không đường

1 hộp/ hủ

100g

Chiều

Cháo thịt bò

Gạo trắng

60g

Thịt bò

50g

Đậu xanh

10g

Nấm rơm

15g

Hành lá

5g

Dầu nành

12g

Muối

1g

Gía trị DD: 1500Kcal; 74g protid (19,7%); 64g lipid (38,9%);

155g glucid (41.4%); Na 1583mg

 

 

7.3. Dinh dưỡng qua ống thông cho người bệnh thở máy

 

MÓN ĂN

THÀNH PHẦN

KHỐI LƯỢNG TỊNH

Cả ngày

Súp xay

250ml/ bữa ăn và 6 bữa ăn/ ngày.

Có thể thay thế không quá 2 bữa ăn bằng sữa

Gạo lứt

160g

Khoai lang

60g

Thịt heo

230g

Đậu nành

40g

Su hào

80g

Cà rốt

80g

Hạt sen

60g

Dầu mè

30g

Đường

10g

Muối

5g

Nước nấu

1600-1800ml

Giá trị dinh dưỡng: 1550Kcal; 80g protid (20,6%); 56.6g  lipid (33%);

180g glucid (46,4%); Na 2200mg

Thay thế thực phẩm có giá trị tương đương 250kcal, 13g protid:

250ml súp xay= 250ml sữa năng lượng chuẩn, đạm cao (~20% tổng năng lượng).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II:

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHI NHIỄM COVID - 19

  1. ĐẠI CƯƠNG
  • Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của con người đặc biệt trong giai đoạn phát triển của trẻ em. Khi mắc bệnh thì dinh dưỡng cân bằng và hợp lý lại càng quan trọng hơn bao giờ hết bởi nó giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng và đẩy lùi được bệnh tật.
  • Do vậy mục tiêu điều trị dinh dưỡng là làm sao đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể để hạn chế sụt cân, ngăn ngừa suy dinh dưỡng cũng như biến chứng của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị.
  • Hơn nữa, do sự bùng nổ của đại dịch Covid 19 trên toàn cầu, tuy tỷ lệ mắc ở trẻ em chưa cao nhưng việc đưa ra hướng dẫn hỗ trợ dinh dưỡng cho bệnh nhi mắc viêm phổi cấp là cần thiết để góp phần cải thiện kết quả điều trị.
  1. SÀNG LỌC NGUY CƠ SUY DINH DƯỠNG
  • Tất cả các bệnh nhi nhập viện đều cần được sàng lọc nguy cơ Suy dinh dưỡng trong vòng 24 giờ sau nhập viện.
  • Thực hiện bộ công cụ PNST (Pediatric nutrition screening tool): Trả lời các câu hỏi sau:
  1. Trẻ có giảm cân không chủ đích gần đây không? Có/không
  2. Trẻ có tăng cân chậm trong vài tháng gần đây không? Có/không
  3. Trẻ có ăn kém trong vài tuần gần đây không? Có/không
  4. Trẻ có thiếu cân rõ ràng không? Có/không

Nếu có >=2 câu trả lời “có” cho những câu hỏi trên:

  • Trẻ cần được đánh giá tình trạng dinh dưỡng
  1. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG (TTDD)

3.1.  Chỉ số nhân trắc (cân nặng, chiều cao, chu vi vòng cánh tay)

  1. Phân loại theo WHO

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá và phân loại theo hướng dẫn của WHO 2008

Bảng 1. Tóm tắt đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo Z-score

Z-score

Chỉ số tăng trưởng

 

Chiều dài (cao)/tuổi

Cân nặng/tuổi

Cân nặng/chiều dài (cao)

BMI/tuổi

> 3SD

Chú thích 1

Chú thích 2

Béo phì

Béo phì

>2SD

Bình thường

Thừa cân

Thừa cân

>1SD

Bình thường

Nguy cơ thừa cân

Nguy cơ thừa cân

0 (trung bình)

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Bình thường

<-1SD

Bình thường

Bình thường

Bình thường

Bình thường

<-2SD

Thấp còi vừa

Nhẹ cân vừa

Gày còm vừa

Gày còm vừa

<-3SD

Thấp còi nặng

Nhẹ cân nặng

Gày còm nặng

Gày còm nặng

Chú thích:

(1): Trẻ có thể rất cao. Chiều cao này hiếm gặp, cần xem xét để loại trừ rối loạn hormone tăng trưởng (do u), đặc biệt khi bố mẹ trẻ có chiều cao bình thường

(2): Trẻ có thể cân nặng biểu thị nguy cơ của thừa cân hay béo phì. Tốt nhất những trường hợp này trẻ phải được đánh giá dựa trên cân nặng/chiều cao hoặc BMI theo tuổi

  1. Phân loại theo Suy dinh dưỡng cấp tính – Bộ Y tế (2019)
  • Suy dinh dưỡng cấp tính: là tình trạng bệnh lý mà cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu do cung cấp thiếu hoặc do bệnh lý, gây tình trạng trẻ bị giảm cân nhanh (gầy mòn) hoặc bị phù.

Bảng 2. Phân loại Suy dinh dưỡng cấp tính

 

Giới hạn bình thường

Suy dinh dưỡng cấp tính

Cấp tính vừa

Cấp tính nặng (Marasmus/ Kwashiorkor)

Cân nặng/ chiều cao theo Z-core, hoặc

Tỉ lệ % cân nặng mong đợi theo tuổi, hoặc

Chu vi vòng cánh tay (MUAC-Mid Upper Arm Circumference)

Từ - 2 SD đến + 2 SD, hoặc

>80%,

 

hoặc

MUAC ≥ 12,5 cm

Từ -3 SD đến -2 SD, hoặc

70 – 79 %,

 

hoặc

11 cm < MUAC <12,5 cm

< -3 SD,

hoặc

< 70%

 

hoặc

MUAC < 11,5 cm

(Marasmus)

Phù ngoại vi

Không

(Kwashiorkor)

  1. Lưu ý: Suy dinh dưỡng thể phối hợp khi trẻ suy dưỡng thể Marasmus và thể Kwashiorkor.

3.2. Chỉ số sinh hóa

  • Albumin huyết thanh: Thấp khi <3,5 g/dl
  • Prealbumin: Thấp khi <20mg/dL
  1.  XÁC ĐỊNH NHU CẦU DINH DƯỠNG
    1. Nhu cầu năng lượng  
  • Nhu cầu năng lượng khuyến cáo cho trẻ trình bày trong Bảng 3.

Bảng 3. Nhu cầu năng lượng cho trẻ em

Tuổi

Nhu cầu (kcal/kg/ngày)

<3 tháng

110

3-6 tháng

100-110

>6 tháng- 12 tháng

100

1-3 tuổi

90-95

3-6 tuổi

80-90

6-9 tuổi

70-80

9-12 tuổi

60-70

12-15 tuổi

50-60

15-18 tuổi

45-50

 

Bảng 4. Nhu cầu nước, các chất sinh năng lượng và điện giải

Thành phần

Cân nặng

< 10 kg

10 – 20 kg

>20 kg

Dịch (nước)

100 – 150 ml/kg

1000 ml + 50 ml/kg (cho mỗi kg > 10 kg)

1500 ml + 20 ml/kg (cho mỗi kg > 20 kg)

Protid g/kg

1,5 – 3

1 – 2,5

0,8 – 2,0

Glucid, g/kg

10 - 30

8 – 28

5 - 20

Lipid, g/kg

0,5 – 4

1 – 3

1 - 3

Điện giải

Trẻ sơ sinh

Trẻ nhỏ

Trẻ vị thành niên

Natri

2 – 4 mEq/kg

2 – 4 mEq/kg

60 – 150 mEq

Kali

2 – 4 mEq/kg

2 – 4 mEq/kg

70 – 180 mEq

Clo

2 – 4 mEq/kg

2 – 4 mEq/kg

60 – 150 mEq

Nhu cầu các chất khoáng và vitamin theo khuyến nghị của viện Dinh dưỡng năm 2016

  1. XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG NUÔI DƯỠNG
    1. Lựa chọn đường nuôi dưỡng

Theo thứ tự ưu tiên, trừ khi có chống chỉ định cho dinh dưỡng tiêu hóa:

  • Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa (DDTH)
  • Một phần dinh dưỡng qua đường tiêu hóa + một phần dinh dưỡng tĩnh mạch (DDTM)
  • Dinh dưỡng tĩnh mạch + dinh dưỡng tiêu hóa tối thiểu
  • Dinh dưỡng hoàn toàn qua tĩnh mạch
    1. Dinh dưỡng qua đường tiêu hóa
  • Dinh dưỡng tiêu hóa là chế độ cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho trẻ và là phương pháp dinh dưỡng an toàn, vì có lợi cho sự toàn vẹn và nhu động của niêm mạc đường ruột.
  • Dinh dưỡng tiêu hóa sớm (trong vòng 24-48 giờ nhập viện PICU), tăng dần lượng ăn và mục tiêu đạt được 2/3 nhu cầu dinh dưỡng trong tuần đầu tiên để giúp cải thiện kết quả lâm sàng.
  • Cho ăn qua dạ dày là tốt nhất đối với dinh dưỡng tiêu hóa ở bệnh nhân PICU. Vị trí dưới môn vị có thể được sử dụng ở những người bệnh không thể dung nạp được ở dạ dày hoặc những người có nguy cơ cao bị sặc.
    1. Dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch (DDTM)
  • Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần: Được chỉ định khi có chống chỉ định (CCĐ) cho dinh dưỡng tiêu hóa
  • Dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung: Khi dinh dưỡng tiêu hóa không thể cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng (như protid) cho cơ thể.
  • Đối với dinh dưỡng tĩnh mạch bổ sung: Tình trạng dinh dưỡng của trẻ nhi tại thời điểm nuôi dưỡng và ước lượng thời gian dinh dưỡng tĩnh mạch cho trẻ là các yếu tố quan trọng để quyết định đường truyền tĩnh mạch (Trung tâm hay ngoại vi), như:
    • Nếu trẻ không nhận được đủ dinh dưỡng từ đường tiêu hóa > 5 ngày (< 60% nhu cầu NL), trẻ cần được nuôi dưỡng tĩnh mạch.
    • Tuy nhiên, nếu trẻ suy dinh dưỡng nặng ( < 5th percentile), cân nặng khi sinh thấp (< 2500gr), thời gian bắt đầu nuôi dưỡng tĩnh mạch bổ sung có thể sớm hơn (khi dinh dưỡng tiêu hóa đạt <60% nhu cầu NL trong < 5 ngày).
  1. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
    1. Người bệnh viêm phổi cấp không nặng/nặng nhưng chưa có biến chứng
  • Không cần thiết phải có chế độ ăn đặc biệt dinh dưỡng cho người bệnh viêm phổi khi chưa có biến chứng.  Song, chế độ ăn cũng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe chung của cơ thể và chức năng của hệ miễn dịch.
  • Trẻ bú mẹ nên tiếp tục duy trì bú mẹ. Nếu trẻ khó bú có thể vắt sữa và đổ thìa cho trẻ. Cho ăn thường xuyên và ít một nếu trẻ ăn kém, nôn bởi ảnh hưởng của ho,ngạt mũi, tặc mũi, sốt…
  • Trẻ cần ăn đủ và cân bằng dinh dưỡng và độ thô theo lứa tuổi, đảm bảo nhận đủ dinh dưỡng theo khuyến nghị theo tuổi.
  • Ngoài ra sữa công thức là một sản phẩm dinh dưỡng và hợp lý cho trẻ nhỏ khi mẹ không có hoặc thiếu sữa.
  1. Lưu ý: Trẻ thường ho, thở nhanh nên ăn dễ nôn trớ vì vậy nên cho trẻ ăn nhẹ, lỏng hơn bình thường vì sẽ không gây kích ứng ho trong khi nuốt, gây khó thở do dạ dày đầy hoặc tăng năng lượng tiêu hao cũng như nhịp tim nhanh để tiêu hóa thức ăn. Tránh thức ăn gây nôn và buồn nôn bằng những khẩu vị trẻ thích, thức ăn dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao.
    1. Cho viêm phổi cấp nặng/biến chứng nặng

Nguyên tắc chung:

  • Cho dinh dưỡng tiêu hóa sớm, nếu không có chống chỉ định
  • Kiểm soát dịch và điện giải
  • Chế độ dinh dưỡng cần đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ bản tiêu hao lúc nghỉ ngơi, đủ protid nhằm ngăn ngừa dị hóa protid, đủ vi chất dinh dưỡng, duy trì tăng trưởng, phát triển cho trẻ

Lưu ý: Khi trẻ có mắc các bệnh lý khác kèm theo thì chế độ dinh dưỡng cần dựa vào nguyên tắc của các bệnh lý kèm theo đó.

  1. THEO DÕI
  • Phòng ngừa hội chứng nuôi ăn lại
  • Theo dõi khi nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, kém dung nạp,…
  •  Theo dõi khi dinh dưỡng tĩnh mạch

Phòng ngừa, phát hiện và xử trí kịp thời biến chứng trong dinh dưỡng tĩnh mạch: nhiễm trùng,Biến chứng liên quan đến catheter,  Các biến chứng liên quan đến dinh dưỡng tĩnh mạch kéo dài: Như thiếu acid béo thiết yếu, nhiễm nhôm, bệnh xương chuyển hóa, bệnh gan mật, cần có xử trí phù hợp

  • Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Cân nặng mong chờ đạt được ở trẻ khỏe

Tốc độ tăng trưởng của trẻ

  1. MỘT SỐ KHẨU PHẦN DINH DƯỠNG VÀ THỰC ĐƠN THAM KHẢO
    1. Thực đơn cho trẻ từ 9-12 tháng tuổi

Năng lượng: 800 - 900 Kcal/ngày, Protid: 21g    

Giờ

Thứ 2 + 4 + 6

Thứ 3 + 5 + 7

Chủ nhật

7h

Bột thịt gà: 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Thịt gà nạc bỏ xương: 16g

Rau xanh giã nhỏ: 10g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

Bột thịt lợn 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Thịt lợn nạc: 16g

Bí đỏ xay nhuyễn: 10g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

Bột cá 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Cá quả gỡ bỏ sạch xương: 25g

Rau xanh giã nhỏ: 10g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

9h

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

11h

Bột cua 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Cua đồng: 25g

Rau xanh giã nhỏ: 10g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

Bột thịt gà: 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Thịt gà nạc bỏ xương: 16g

Cà rốt xay nhuyễn: 10g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

Bột thịt lợn 200ml

Bột gạo: 25g

Thịt lợn nạc: 16g

Bí đỏ xay nhuyễn: 10g

Dầu (mỡ): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

14h

Nước cam ép 60ml

Nước quýt 60 ml

Nước cam ép 60ml

17h

Bột trứng: 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Trứng gà: 1 lòng đỏ

Rau xanh thái nhỏ: 10g

Mỡ (dầu ăn) 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

Bột tôm 200ml

Bột gạo tẻ: 25g

Tôm (bóc vỏ, giá nhỏ) : 25 g

Rau xanh giã nhỏ: 10g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

Bột đậu xanh bí đỏ 200ml

Bột gạo tẻ: 15g

Bột đậu xanh: 15g

Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát (40g)

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước 1 bát con vừa đủ

21h + đêm

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức

  1. Thực đơn cho trẻ từ 12-24 tháng bị suy dinh dưỡng

 Năng lượng: 1200 - 1300 Kcal/ngày, Protid: 35 g/ngày

Giờ

Thứ 2 + 5

Thứ 4 + 7

Thứ 3 + CN

7h

Cháo tôm bí xanh: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Tôm bóc vỏ: 25g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Bí xanh xay nhuyễn: 20g

Nước mắm: 2ml

Cháo thịt lợn cà rốt: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Thịt lợn nạc: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Cà rốt xay nhuyễn: 20g

Nước mắm: 2ml

Cháo thịt bò rau cải: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Thịt bò: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Rau cải xay nhuyễn: 30g

Nước mắm: 2ml

9h

Sữa công thức200ml

Sữa công thức200ml

Sữa công thức200ml

11h

Cháo gà cà rốt: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Thịt gà ta: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Cà rốt xay nhuyễn: 20g

Nước mắm: 2ml

Cháo cá rau cải: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Cá chép luộc gỡ xương: 30g

Cải xanh xay nhuyễn: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước mắm: 2ml

Cháo lươn: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Lươn: 30g

Rau xanh xay nhuyễn: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Nước mắm: 2ml

14h

Bú mẹ hoặc sữa công thức 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức 200ml

Bú mẹ hoặc sữa công thức 200ml

17h

Cháo thịt bò rau cải: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Thịt bò: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Rau cải xay nhuyễn: 20g

Nước mắm: 2ml

Cháo gà cà rốt: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Thịt gà ta: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Cà rốt xay nhuyễn: 20g

Nước mắm: 2ml

Cháo gà cà rốt: 1 bát con 250ml

Gạo tẻ: 35g

Thịt gà ta: 20g

Mỡ (dầu ăn): 10ml

Cà rốt xay nhuyễn: 20g

Nước mắm: 2ml

20h+

Đêm

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức200ml

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức200ml

Bú mẹ hoặc uống sữa công thức200ml

 

  1. Thực đơn trẻ 4-5 tuổi mắc đái tháo đường

Năng lượng: 1600 Kcal; Glucid: 224g.

Giờ ăn

24 giờ

7h

Cháo thịt: 250ml

Gạo tẻ: 50g

Thịt: 40g

Dầu (mỡ): 10g

Rau xanh: 30g

Sữa công thức: 200ml

Lượng thực phẩm trong 1 ngày:

Gạo tẻ: 150g- 200g

Thịt (cá, tôm): 120g-150g

Dầu (mỡ): 40g

Rau xanh, hoa quả: 300g-400g

Sữa công thức: 400ml

 

9h

Bưởi: 150 g

11h

Cơm gạo tẻ: 60g

Thịt nạc vai băm rim: 40g

Canh rau ngót nấu tôm:

Rau ngót: 50g

Tôm nõn: 10g

Dầu (mỡ): 10g

14h

Ổi: 150g

17h

Cơm gạo tẻ: 60g

Cá rán: 50g

Canh giá đỗ nấu thịt:

Giá đỗ: 50g

Thịt nạc vai băm: 20g

Cà chua: 20g

Dầu (mỡ): 10g

21h

Sữa công thức 200ml

 

 

(Lượt đọc: 860)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ