Banner
Banner dưới menu

VIÊM MŨI XOANG DỊ ỨNG

(Cập nhật: 26/11/2017)

VIÊM MŨI XOANG DỊ ỨNG

1. ĐỊNH NGHĨA

Viêm mũi xoang dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi-xoang biểu hiện bằng các triệu chứng hắt hơi, ngạt, ngứa và chảy mũi, qua trung gian kháng thể và xảy ra do  tiếp xúc với dị nguyên trong không khí

Viêm mũi xoang dị ứng có hai loại:

− Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa.

− Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm.

2. NGUYÊN NHÂN

− Viêm mũi xoang dị ứng theo mùa: chủ yếu là do phấn hoa và bào tử.

− Viêm mũi xoang dị ứng quanh năm: thường gặp do bụi nhà.

3. CHẨN ĐOÁN

3.1. Chẩn đoán xác định

3.1.1. Khai thác tiền sử dị ứng

− Khai thác tiền sử dị ứng bản thân như dị ứng thuốc, mày đay, chàm, hen phế  quản,…

− Khai thác tiền sử dị ứng gia đình.

3.1.2. Lâm sàng

− Triệu chứng cơ năng:

Ngứa mũi

Hắt hơi từng tràng

Ngạt tắc mũi

Chảy nước mũi trong

− Triệu chứng thực thể:

 Soi mũi thấy: Niêm mạc mũi nhợt màu. Cuốn mũi phù nề, nhất là cuốn dưới. Nhiều dịch xuất tiết: dịch nhày, trong

3.1.3. Cận lâm sàng

− Các test xác định dị ứng mũi xoang:

Test nội bì:

Cách làm: Tiêm 0,03ml dung dịch dị nguyên với nồng độ 1/50.000 vào trong da

mặt trong cẳng tay.

Kết quả: Đọc kết quả sau 20-30 phút.

Âm tính khi có kết quả giống chứng âm tính.

Dương tính nhẹ khi đường kính của sẩn >5-7mm, ngứa, ban đỏ.

Dương tính vừa khi đường kính của sẩn >7-10mm, ngứa, ban đỏ.

Dương tính mạnh khi đường kính của sẩn >10-15mm, ngứa, ban đỏ.

Test lẩy da:

Cách làm: Nhỏ giọt dị nguyên với nồng độ 1/50.000 lên da mặt trong cẳng tay,

dùng kim đặt góc 45˚ và lẩy ngược lên (yêu cầu da không được chảy máu).

Kết quả: Đọc kết quả sau 20-30 phút.

Âm tính khi có kết quả giống chứng âm tính.

Dương tính nhẹ khi đường kính của sẩn >3-5mm, ngứa, ban đỏ.

Dương tính vừa khi đường kính của sẩn >5-8mm, ngứa, ban đỏ.

Dương tính mạnh khi đường kính của sẩn >8-12mm, ngứa, ban đỏ.

Test kích thích mũi:

Cách làm: Nhỏ một số giọt dị nguyên vào niêm mạc hốc mũi.

Kết quả được coi là dương tính khi bệnh nhân xuất hiện một trong các triệu

chứng lâm sàng, gồm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi trong, ngạt tắc mũi.

Các phản ứng in vitro:

Các phương pháp trực tiếp định lượng kháng thể dị ứng:

− RAST (Radio allergo sorbent test)

− RIST (Radio immuno sorbent test)

− PRIST (Paper Radio immuno sorbent test)

Các phương pháp gián tiếp định lượng kháng thể dị ứng:

− Phản ứng phân hủy mastocyte

− Phản ứng ngưng kết bạch cầu

− Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu

 

3.2. Chẩn đoán phân biệt

− Với bệnh viêm mũi vận mạch:

Ít hắt hơi

Ít chảy mũi

 Ít ngứa mũi

Ngạt mũi là chủ yếu

                Cuốn mũi luôn phù nề

Ít dịch tiết ở mũi

Test lẩy da, test kích thích mũi, phản ứng phân hủy mastocyte đều âm tính.

4. ĐIỀU TRỊ

4.1. Nguyên tắc điều trị

− Viêm mũi xoang dị ứng có nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện lâm sàng mỗi người một khác, thay đổi theo môi trường, cơ địa, sự quá mẫn của cơ thể nên không thể áp dụng một phương thức điều trị chung, cứng nhắc, cần được thay đổi theo từngngười, từng hoàn cảnh, từng thời gian.

4.2. Sơ đồ điều trị

Các phương pháp điều trị chia làm hai nhóm:

− Điều trị đặc hiệu: Tác động vào dị nguyên và kháng thể dị ứng.

− Điều trị không đặc hiệu:Tác động vào các hoạt chất trung gian và triệu chứng lâm sàng.

4.3. Điều trị cụ thể

4.3.1. Các phương pháp điều trị đặc hiệu

− Các biện pháp né tránh dị nguyên:

        Bằng cách thay đổi nơi ở, nơi làm việc hoặc đổi nghề, thay đổi thuốc, đổichế độ ăn.

        Phương pháp này khó thực hiện vì nó làm đảo lộn cuộc sống.

− Phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu:

      Đây là một trong các liệu pháp miễn dịch.

      Đây được coi là “vaccin” trong điều trị bệnh viêm mũi xoang dị ứng.

      Có thể dùng đường tiêm dưới da, nhỏ dưới lưỡi hoặc nhỏ tại chỗ ở mũi.

4.3.2. Các phương pháp điều trị không đặc hiệu

− Thuốc kháng histamin đường uống.

− Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid.

− Các biện pháp kết hợp đông y và tây y.

5. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

5.1. Tiên lượng

− Bệnh hay tái phát nên đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ.

5.2. Biến chứng

− Làm nặng thêm các bệnh dị ứng khác như viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản,…

− Gây viêm mũi xoang mạn tính polyp mũi, viêm thanh khí phế quản,…

6. PHÒNG BỆNH

− Tránh, giảm tiếp xúc với dị nguyên.

− Vệ sinh môi trường nơi ở, nơi làm việc.

− Thường xuyên rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực.

− Không hút thuốc lá, thuốc lào, hạn chế rượu bia.

 

(Lượt đọc: 7216)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ