Banner
Banner dưới menu

U MÁU Ở TRẺ EM (Hemangiomas )

(Cập nhật: 26/11/2017)

U MÁU Ở TRẺ EM (Hemangiomas )

I. ĐỊNH NGHĨA

U máu trẻ em là u mạch máu do tăng sinh các tế bào nội mô mạch máu,

thƣờng xuất hiện trong những tuần đầu sau khi sinh, phát triển nhanh chóng trong

những tháng đầu, sau đó dừng phát triển và thoái triển.

II. NGUYÊN NHÂN

- Do virus: nhiễm virus có thể làm tổn thƣơng các tế bào nội mô, kích thích

phát triển khối u.

- Do nội tiết: ngƣời ta thấy nồng độ cao bất thƣờng của estradiol-17 trong

huyết thanh cũng nhƣ cho rằng estrogen kích thích phát triển khối u

- Do mất điều hòa giữa yếu tố sinh mạch và ổn định mạch vì vậy tăng sinh các

tế bào nội mô

- Do u xuất phát từ các tế bào của nhau thai, các nguyên bào mạch có thể biệt

hóa bất thƣờng thành kiểu cấu trúc vi mạch nhau thai bên trong tổ chức của u máu.

III. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán xác định

Dựa vào lâm sàng và tiến triển u. Trong một số trƣờng hợp dựa vào chẩn đoán

hình ảnh và mô bệnh học.

1.1. Lâm sàng

a. Tính chất u

- U ở lớp nông

Xuất hiện ban đầu nhƣ một nốt nhỏ, mảng đỏ, lúc đầu nhẵn, về sau gồ lên có

mầu sáng hơn giống nhƣ quả dâu tây.

- U ở lớp sâu dƣới da

U gồ lên, không có mạch đập, ấn không xẹp, sờ chắc, ở dƣới một lớp da bình

thƣờng. Da trên u có mầu xanh nhạt hoặc tím. Có thể thấy các tĩnh mạch, mao mạch giãn trên bề mặt u.

- Thể hỗn hợp

Biểu hiện là mảng da đỏ xuất hiện đầu tiên. Sau đó thành phần u dƣới da phát

triển nhô lên và vƣợt quá ranh giới vùng da đỏ, giống quả trứng trần.

U thƣờng đơn lẻ, đôi khi có 2 đến 3 u. Trong một số trƣờng hợp hiếm gặp có

thể gặp hàng chục đến hàng trăm u dạng phát ban, có thể phối hợp với u máu ở các

tạng nhƣ ở gan.

b. Vị trí u: Hay gặp ở vùng đầu cổ. Ít gặp hơn ở vùng thân và các chi.

c. Kích thƣớc u: Đa dạng, thƣờng dƣới 3 cm. Có khi u chỉ nhỏ nhƣ đầu kim hoặc u rất to.

d. Trong một số trƣờng hợp có thể phối hợp với các dị dạng khác.

e. Tiến triển

- U xuất hiện: trong những tuần đầu sau khi sinh.

- Giai đoạn tăng sinh: U phát triển nhanh trong những tháng tiếp theo. Nếu

điều trị nội khoa hoặc laser thì u thoái triển nhanh hơn.

- Giai đoạn ổn định: u ngừng phát triển.

- Giai đoạn thoái triển: hầu hết các trƣờng hợp u máu trẻ em thoái triển sau giai

đoạn ngừng phát triển, thƣờng để lại sẹo. Trong một số trƣờng hợp không để lại dấu vết.

1.2. Cận lâm sàng

- Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm, CT, MRI chỉ sử dụng trong các trƣờng hợp

khó phát hiện bằng lâm sàng.

- Mô bệnh học: khối mao mạch rắn chắc, đƣợc lót bởi các tế bào nội mô, với

tốc độ gián phân cao khi u ở thời kỳ tăng sinh. Ở giai đoạn thoái lui thì giảm gián

phân và tăng tỷ lệ tế bào nội mô chết và tổ chức mạch máu đƣợc thay thế bằng tổ

chức xơ, mỡ.

IV. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc

Lựa chọn phƣơng pháp điều trị u máu phụ thuộc vào các yếu tố: vị trí u máu, giai

đoạn phát triển, các biến chứng có thể xảy ra của u máu nếu không điều trị,

yếu tố thẩm mỹ, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của mỗi phƣơng pháp.

2. Điều trị cụ thể

Có 3 lựa chọn để xử lý u máu trẻ em tùy từng trƣờng hợp cụ thể:

a. Theo dõi không can thiệp

Đa số các trƣờng hợp u tự thoái lui mà không cần điều trị gì.

b. Điều trị nội khoa: Có thể sử dụng liệu pháp Corticoid hoặc Propanolon.

- Liệu pháp Corticoid: Chọn một trong hai cách dùng dƣới đây:

+ Đƣờng uống: Prednisolon 1-2 mg/kg cân nặng, kéo dài 1 tháng (trong thời

kỳ tăng sinh), giảm liều dần. Cần phối hợp với bác sỹ nhi khoa để theo dõi tác dụng

phụ của thuốc.

+ Đƣờng tiêm: Triamcinolon 1-2 mg/kg cân nặng, tiêm thẳng vào u, 1 lần/2

tháng.

- Propranolon: liều dùng 2-3mg/kg/ngày. Hiện nay còn đang ở giai đoạn

nghiên cứu.

c. Phẫu thuật

- Chỉ định

+ U có nguy cơ trở ngại các chức năng

+ U có biến chứng.

+ Điều trị di chứng u máu thoái lui.

V. TIÊN LƢỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

1. Tiên lƣợng

- Đa phần các trƣờng hợp u máu ở trẻ em tiến triển tốt.

- Trong một số trƣờng hợp u máu ở sâu, gây rối loạn chức năng hoặc biến

chứng thì việc điều trị khá phức tạp.

2. Biến chứng

- Nhiễm trùng.

- Chảy máu.

- Gây rối loạn chức năng.

VI. PHÒNG BỆNH

- Khám kiểm tra trẻ em trong những tuần đầu sau khi sinh phát hiện u máu để

có kế hoạch theo dõi và điều trị kịp thời.

(Lượt đọc: 4016)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ