Banner
Banner dưới menu

VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG

VIÊM NỘI TÂM MẠC NHIỄM TRÙNG

1. ĐỊNH NGHĨA

 

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn là tổn thương nhiễm trùng hiện diện tại nội mạc cơ tim, hay trên các cấu trúc nhân tạo trong tim (van nhân tao, vật liệu nhân tạo khác..). Biểu hiện tổn thương đặc hiệu dạng sùi(vegetation). Đây làtổn thương hình thành với sự hình thành của fibrin, tiểu cầu, vi khuẩn tăng sinh, hay nấm. Nguyên nhân thường gặp nhất là là do vi khuẩn và phạm vi bài này chỉ đề cập đến vi nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn.

2.NGUYÊN NHÂN

 

-Vi khuẩn gây bệnh

 

+Streptocoques nhiều nhất khoảng trên 40%

 

+Staphylocoques chiếm khoảng 40% đang có xu hướng tăng dần do canthiệp ngoại khoa ngày càng nhiều và phức tạp hơn.

 

                -Các vi khuẩn khác:

 

                Escherichia ColiTrực khuẩn gram âm, nhóm HACEK (Haemophilus spp, Actinobacillus actinomycetercomitants, Cardiobacterium hominis, Eikenella spp, Kingella kingae)

 

Bảng 1. Định hướng tác nhân gây bệnh dựa vào đường vào của vi khuẩn

 

Đường vào

Tác nhân vi khuẩn gợi ý

 

 

Răng miệng

Streptocoque

 

 

Ruột

Streptocoque bovis, enterocoque

 

 

Tai mũi họng

Streprocoque

 

 

Đường tiết niệu

Enterocoque

 

 

Sinh dục

Enterocoque, staphylocoque

 

 

Da- thủ thuật catherter

Staphylocoque

 

 

Phẫu thuật tim, mạch máu lớn

Staphylocoque, trực quẩn gram âm

 

 

3. CHẨN ĐOÁN

2.1. Bệnh sử:

Trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hay bệnh nhân mà khi khám lâm sàng nghe được tiếng thổi ở tim có xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì cần nghĩ đến viêm nội tâm mạc:

-Sốt kéo dài trên 8 ngày mà chưa tìm được nguyên nhân chính xác

 

-Mệt mỏi, và tổng trạng chung của bệnh nhi giảm sút

 

-Thay đổi tiếng tim

 

-Lách lớn hay có sang thương da nghi ngờ

 

-Sốt lại sau khi ngưng kháng sinh

 

-Sốt trong vòng 2 tháng sau khi phẫu thuật tim hay tim mạch can thiệp 3.2.Thể lâm sàng

 

-Thể kinh điển với sốt kéo dài:

 

-Thể bệnh âm ỉ

-Thể biến chứng:

 

+Các biến chứng tại tim

+Các biến chứng ngoài tim:

-Thể sau phẫu thuật tim: Gặp trên bệnh nhân có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể hay chỉ phẫu thuật tạm thời, dưới 2 tháng sau mổ tim

3.3. Cận lâm sàng:

 

-Bilan ban đầu: Huyết đồ, CRP, chức năng gan, ion đồ, nước tiểu 10 thông số, phức hợp miễn dịch lưu hành, X quang phổi và ECG.

 

-Cấy máu cần lưu ý như sau:

 

+Trước khi cho kháng sinh kể cả kháng sinh uống nếu được.

 

+Lặp lại: 3-6 lần trong 24-48 giờ

 

+Khi sốt cao hay rét run, nếu không thì chia đều trong 24 giờ

 

+Cấy trên cả hai môi trường yếm khí và kỵ khí, nếu cần thiết cần cấy trên môi trường được làm giàu.

 

+Giữ lâu hơn bình thường trên môi trường nuôi cấy

 

+Trên môi trường làm giàu vi khuẩn nếu như có kháng sinh trước đó.

 

-Kháng sinh đồ và nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu.

-Làm xét nghiệm tìm kiếm đường vào: Nước tiểu, họng, những sang thương ghi nhận được khi thăm khám lâm sàng

 

-PCR bệnh phẩm khi bệnh nhân phẫu thuật

 

-Huyết thanh chẩn đoán Coxiella burnetii (sốt Q)

 

-Siêu âm tim

 

Đóng vai trò cơ bản giúp chẩn đoán, điều trị (can thiệp ngoại khoa?), tiên lượng và theo dõi diễn tiến bệnh.

 

                +Siêu âm tim qua đường thực quản khi cần thiết chẩn đoán các biến chứng ap-xe quanh van.

 

  -Bilan mở rộng để tìm các biến chứng nhồi máu hay phình mạch dạng nấm thực hiện tùy theo gợi ý lâm sàng: chụp CT scanner sọ não, bụng hay ngực

 

 

 

 

 

2.4.Tiêu chuẩn chẩn đoán

 

Chẩn đoán viêm nội tâm mạc theo tiêu chuẩn chẩn đoán Duke.

 

Bảng 2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nội tâm mạc

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm nội tâm mạc

 

Chắc chắn có viêm nội tâm mạc

 

Tiêu chuẩn tổ chức học:

 

Hiện diện vi khuẩn khi nuôi cấy hay xét nghiệm mô học của sùi, tổ chức thuyên tắc hay ap-xe trong tim

 

Tổn thương bệnh lý chứng tỏ có viêm nội tâm mạc hoạt động khi làm xét nghiệm tổ chức học

 

Tiêu chuẩn lâm sàng:

 

2 tiêu chuẩn chính hoặc (1 tiêu chuẩn chính và 3 tiêu chuẩn phụ) hoặc 5 tiêu chuẩn phụ.

 

Có thể có viêm nội tâm mạc

 

Có những dấu hiệu gợi ý viêm nội tâm mạc nhưng không đủ nằm trong tiêu chuẩn của chắc chắn viên nội tâm mạc hay loại trừ

Viêm nội tâm mạc được loại trừ

 

Khi có một chẩn đoán khác giải thích được các triệu chứng hiện diện trên bệnh nhi

 

Mất đi các triệu chứng đã được cho là viêm nội tâm mạc ở bệnh nhi không dùng kháng sinh hay mới chỉ dùng kháng sinh dưới 4 ngày

 

Không khi nhận được tổn thương dạng viêm nội tâm mạc khi phẫu thuật hay tử thiết ở bệnh nhi không dùng kháng sinh hay mới chỉ dùng kháng sinh dưới 4 ngày.

 

 

Bảng 3. Định nghĩa các tiêu chuẩn theo Duke

 

Tiêu chuẩn chính

 

- Cấy máu dương tính.

 

Cấy máu trở thành tiêu chuẩn chính khi thỏa mãn

 

+ 2 lần cấy máu mọc lên một loại vi khuẩn điển hình gây viêm nội tâm mạc ví dụ: streptococcus viridants, staphylococcus aureus hay nhóm HACEK. Staphylococcus aureus mắc phải tại cộng đồng hay enterococci trong trương hợp không có ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

 

Hoặc

 

+ Cấy máu mọc lên thường xuyên (trong 2 lần cấy liên tiếp với mẫu máu được lấy cách nhau 12 giờ và 3 hoặc hơn các mẫu máu liên tiếp nhau với khoảng cách lần lấy máu đầu tiên và cuối cùng cách nhau trên 1 giờ) với mộtloại vi khuẩn thường gây viêm nội tâm mạc.

 

Thương tổn nội mạc khi siêu âm tim: có sùi, ap-xe quanh van, có hởquanh van nhân tạo mới khi so sánh với các lần siêu âm trước

 

Lâm sàng xuất hiện tiếng thổi hởvan mới khi so sánh với các lần thămkhám trước đó

Tiêu chuẩn phụ

Đối tượng nguy cơ của viêm nội tâm mạc hay người nghiện ma túy

 

Sốt trên 38 độ C

 

Sang thương mạch máu: thuyên tắc mạch, phình mạch dạng nấm, nhồi máu phổi, xuất huyết kết mạc, xuất huyết não

 

Sang thương do phức hợp miễn dịch lưu hành: viêm cầu thận cấp, nốt Osler, dấu hiệu Roth, thương tổn Janeway, dương tính yếu tố thấp

 

Cấy máu mọc vi khuẩn như không đủ điều kiện để trở thành tiêu chuẩn chính, huyết thanh dương tính với một loại vi khuẩn có thể gây viêm nội tâm mạc

 

Siêu âm gợi ý nhưng không đủ tiêu chuẩn để trở thành tiêu chuẩn chính

 

3. ĐIỀU TRỊ

Bao gồm điều trị nội khoa và ngoại khoa

 

Cấp 1: khi nghi ngờ bệnh nhân có viêm nội tâm mạc cần làm các xét nghiệm ban đầu và hội chẩn chuyên khoa

 

 

Cấp 2: Điều trị nội khoa

 

-Kháng sinh liệu pháp

 

Cần phải dùng kháng sinh phối hợp, diệt khuẩn, thích hợp với vi khuẩn gây bệnh theo kháng sinh đồ, đường tĩnh mạch, kéo dài từ 4 đến 6 tuần với nồng độ huyết thanh hiệu quả.

 

+Kháng sinh ban đầu trước khi có kháng sinh đồ có thể sử dụng

 

Amoxicillin 200mg/kg/ngày + gentamycin 3mg/kg/ngày

 

+Trên bệnh nhân có tổn thương da hay hậu phẫu mổ tim

 

Oxacillin 200mg/kg/ngày hay vancomycin 60mg/kg/ngày

 

+Kháng sinh được điều chỉnh theo kháng sinh đồ và vị trí thuyên tắc.

 

Điều trị các biến chứng của bệnh và do quá trình

 

3.1.Theo dõi điều trị

 

-Lâm sàng: đường biểu diễn nhiệt độ, tổng trạng, tiếng tim, tình trạnghuyết động (nhịp tim, huyết áp, nước tiểu), đường đi mạch máu tìm hiện tượng thuyên tắc, dấu hiệu thần kinh.

 

-Sinh học: huyết đồ, CRP, thận gan

 

-Vi khuẩn: cấy máu, nồng độhuyết thanh của kháng sinh

 

-Tim mạch: X quang, ECG, siêu âm tim theo dõi diễn tiến sùi và đánh giábiến chứng.

 

3.2. Chỉ định điều trị ngoại khoa còn tranh cãi tuy nhiên tỷ lệ can thiệp ngoại khoa sớm ngày càng tăng lên:

 

-Suy tim dai dẳng đã được điều trị nội khoa tích cực.

 

-Nhiễm khuẩn huyết không khống chế được: đối với những trường hợp cấy máu dương tính mà sau khi sử dụng kháng sinh 7 ngày cấy máu kiểm tra vẫn còn vi khuẩn thì cần hội chẩn ngoại khoa.

 

-Huyết khối nhiều chỗ đặc biệt là nhồi máu hệ thống

 

-Đường kính sùi trên 10mm di động mạnh ở buồng tim trái.

 

-Áp-xe quanh van, tổ chức cạnh van hay làm mủ khu trú trong cơ tim với rối loạn dẫn truyền.

 

4.BIẾN CHỨNG

Các biến chứng có thể gặp trong thời gian điều trị: shock tim, phù phổi cấp, block nhĩ thất hoàn toàn, tình trạng nhiễm trùng huyết không khống chế dược, thương tổn van nặng hơn, các biến chứng trên vật liệu sinh học thay thế đang dùng trên bệnh nhi.

5. DỰ PHÒNG

5.1. Nguyên tắc chung:

 

-Phát hiện và điều trị sớm tất cả các loại nhiễm khuẩn

 

-Điều trị ngoại khoa triệt để các bệnh tim bẩm sinh

 

-Vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng tốt

 

-Sử dụng kháng sinh trước khi làm thủ thuật. Kháng sinh phụ thuộc vào cơ địa, đường vào và vi khuẩn.

 

5.2. Đối tượng cần dự phòng

 

-Đối với các can thiệp răng miệng

 

+Nhổ răng

 

+Phẫu thuật quang răng

 

+Cấy răng giả

 

+Điều trị tủy răng

 

+Đặt dụng cụ chỉnh nha

 

+Chích gây tê tại chỗ trong dây chằng

 

+Lấy cao răng

 

-Đối với phẫu thuật có nguy có khác

Bảng 3: Đối với phẫu thuật có nguy có khác

 

Phẫu thuật

- Cắt amygdale, nạo VA

 

- Phẫu thuật trên niêm mạc đường tiêu hóa

 

đường hô hấp

 

- Nội soi phế quản với ống cứng

 

 

 

 

 

 

 

- Tiêm xơ trong giãn tĩnh mạch thực quản

 

Tiêu hóa

- Nong thực quản qua nội soi

 

- Chụp đường mật ngược dòng

 

 

 

 

- Phẫu thuật đường mật và niêm mạc đường tiêu hóa

 

 

 

 

Tiết niệu

Soi bàng quang

 

Can thiệp nong niệu đạo

 

 

 

 

 

 

Kháng sinh dự phòng cho thủ thuật thuật răng miệng hay đường hô hấp

trên với gây tê tại chỗ

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 4: Kháng sinh dùng một lần trước khi làm thủ thuật 1 giờ

 

 

Đối tượng

Thuốc

Đường dung

và liều lượng

Không dị ứng betalactam

Amoxicillin

75mg/kg uống

Dị ứng với betalactam

Pristinamycin

25mg/kg uống

 

 

Kháng sinh dự phòng cho thủ thuật răng miệng hay đường hô hấp trên với gây mê toàn thân.

 

         Bảng 5: Kháng sinh dự phòng cho thủ thuật răng miệng hay đường hô hấp trên với gây mê toàn thân

 

Đối tượng

Thuốc

Liều lượng và đường dùng

 

1 giờ trước thủ thuật

6 giờ sau

 

 

 

 

 

Không  dị  ứng

Amoxicillin

50mg/kg TM

25mg/kg uống

 

với betalactam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dị   ứng   với

Vancomycin

20mg/kg TM

Không dùng liều 2

 

betalactam

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kháng sinh dự phòng với phẫu thuật tiết niệu và tiêu hóa

 

Bảng 6: Kháng sinh dự phòng với phẫu thuật tiết niệu và tiêu hóa

 

 

 

 

 

 

Đối tượng

Thuốc

Liều lượng và đường dùng

 

1 giờ trước thủ thuật

6 giờ sau

 

 

 

 

 

Không  dị

ứng

Amoxicillin

50mg/kg TM

25mg/kg uống

 

2mg/kg

 

 

với betalactam

 

 

Gentamycin

(tối đa 80mg)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dị   ứng

với

Vancomycin

20mg/kg TM

Không dùng liều 2

 

(tối đa 1mg)

 

 

betalactam

 

2mg (tối đa 80mg)

 

 

 

Gentamycin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 7: Liều dùng, đường dùng, số lần dùng của các kháng sinh trong viêm nội tâm mạc

 

Kháng sinh

Liều dùng

Số lần

 

 

 

 

 

Amphotericin B

1mg/kg/24 giờ IV

Hàng ngày

 

 

 

 

 

Ampicillin

300mg/kg/24 giờ IV

Liên tục hay cách

 

 

 

nhau 4 h

 

 

 

 

 

Cefazolin

80-100mg/kg/24 giờ IV

Cách nhau 8 giờ

 

 

 

 

 

Cefotaxim

100-200mg/kg/24giờ IV

Cách nhau 6 giờ

 

 

 

 

 

Ceftazidim

100-150mg/kg/24giờ IV

Cách nhau 8 giờ

 

 

 

 

 

Ceftriaxon

50-100mg/kg/24 giờ IV

12-24 giờ

 

 

 

 

 

 

20-30mg/kg/24 giờ IV

Cách nhau 12 giờ

 

Ciprofloxacin

 

 

 

30-40mg/kg/24giờ uống

Cách nhau 12 giờ

 

 

 

 

 

 

 

Gentamycin

2-2.5mg/kg/liều

Cách nhau 8 giờ

 

 

 

 

 

Imipeneme/cilastatin

60-100mg/kg/24giờ IV

Cách nhau 6 giờ

 

 

 

 

 

Oxacillin

150-200mg/

Cách nhau 4-6 giờ

 

 

 

 

 

Penicillin G

150.000-200.000

Liên tục hay cách

 

 

UI/kg/24 giờ

nhau 4 giờ

 

 

 

 

 

Penicillin G liều cao

200.000-300.000

Liên tục hay cách

 

 

UI/kg/24 giờ

nhau 4 giờ

 

 

 

 

 

Rifamycin

10mg/kg/24 liều uống

Cách nhau 12 giờ

 

 

 

 

 

Streptomycin

7,5 mg-10 mg/kg/ liều

Cách nhau 12 giờ

 

 

IM

 

 

 

 

 

 

Vancomycin

40mg/kg/24 giờ IV

Cách nhau 6-12 giờ

 

(Lượt đọc: 5541)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ