Banner
Banner dưới menu

VIÊM NANG LÔNG (Folliculitis)

VIÊM NANG LÔNG (Folliculitis)

I.      Đại cương

Viêm nang lông là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Ngoài ra có thể do các nguyên nhân khác: nấm, virus, viêm nang lông không do vi khuẩn.

II.      Chẩn đoán

a) Lâm sàng

-      Tổn thương là những sẩn nhỏ ở nang lông, trên có vảy tiết, không đau, sau vài ngày tiến triển, tổn thương có thể khỏi không để lại sẹo.

-      Vị trí ở bất kỳ vùng da nào của cơ thể, trừ ở lòng bàn tay bàn chân, thường gặp nhất là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mặt ngoài cánh tay, đùi, sinh dục, cẳng tay và cẳng chân....

-      Số lượng tổn thương nhiều hay ít tùy theo từng trường hợp. Hầu hết các trường hợp chỉ có một vài tổn thương đơn độc và dễ dàng bỏ qua. Nhiều người bệnh có nhiều thương tổn, tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

b) Cận lâm sàng: xác định nguyên nhân

-      Nuôi cấy vi khuẩn

-      Soi nấm trực tiếp nhuộm mực Parker

III.      Điều trị

a) Nguyên tắc

-      Loại bỏ các yếu tố thuận lợi

-      Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn…

-      Tránh cào gãi, kích thích thương tổn.

-      Tùy từng bệnh nhân cụ thể mà chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân.

b) Cụ thể

-      Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sát khuẩn sau, Sát khuẩn ngày 2-4 lần

§  Povidon-iodin 10%

§  Hexamidine 0,1%

§  Chlorhexidine 4%

-      Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau:

§  Kem hoặc mỡ axít fucidic, bôi 1- 2 lần/ngày

§  Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày

§  Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.

§  Kem silver sulfadiazin 1%, bôi 1-2 lần/ngày

§  Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày

§  Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày

Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

-      Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ kết hợp với toàn thân bằng một trong các kháng sinh sau:

 

Kháng sinh

Liều lượng

Người lớn

Trẻ em

Cloxacilin

Uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cứ 6 gờ dùng 250-500mg

Dưới 20kg cân nặng, cứ 6 giờ dùng liều 12,5-25mg/kg

Amoxicillin/Clavulanic

875/125mg x 2 lần/ngày, uống

25mg/kg/ngày chia 2 lần, uống

Clindamycin

300-400mg x 3 lần/ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch

10-20mg/kg/ngày chia ba lần, uống hoặc truyền tĩnh mạch

Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin

Vancomycin

30mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2g/ngày). Pha loãng truyền TM chậm

40mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm TM chậm hoặc truyền TM 10mg/kg)

 

Thời gian điều trị từ 7-10 ngày. Trường hợp do nấm hoặc nguyên nhân khác

cần điều trị theo nguyên nhân cụ thể.

(Lượt đọc: 6280)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ