Banner
Banner dưới menu

BỆNH CHỐC (Impetigo)

BỆNH CHỐC (Impetigo)

I.      Đại cương

Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, do liên cầu hay tụ cầu hoặc phối hợp cả hai. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị. Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không đượcphát hiện và điều trị kịp thời.

II.      Chẩn đoán

a) Lâm sàng

-      Khởi phát là dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mất màu, kích thước 0,5-1cm đường kính; sau đó bọng nước nhanh chóng phát triển trên dát đỏ.

-      Bọng nước kích thước 0,5-1cm đường kính, nhăn nheo, xung quanh có quầng đỏ viêm, hoá mủ nhanh sau vài giờ thành bọng mủ.

-      Bọng nước nhanh chóng dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng nâu hoặc nâu nhạt giống màu mật ong. Nếu cạy vảy sẽ thấy ở dưới là vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt. Ở đầu, vảy tiết làm bết tóc.

-      Vị trí: tổn thương thường ở vùng da hở

-      Triệu chứng toàn thân: thường không sốt, đôi khi có hạch viêm do phản ứng.

-      Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều hoặc ít

b) Cận lâm sàng

-      Nhuộm Gram dịch hoặc mủ tại tổn thương thấy cầu khuẩn Gram dương xếp thành chuỗi hoặc từng đám, kèm theo là bạch cầu đa nhân trung tính.

-      Nuôi cấy dịch hoặc mủ xác định chủng gây bệnh

III.      Điều trị

a) Nguyên tắc

-      Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân.

-      Chống ngứa: tránh tự lây truyền.

-      Điều trị biến chứng nếu có.

b) Điều trị cụ thể

* Tại chỗ:

-      Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.

-      Bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu vào buổi sáng (milian, castellani, dung dịch eosin 2%...)

-      Trường hợp nhiều vảy tiết: đắp nước muối sinh lý 9‰, thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mỡ mupirocin hoặc kem axít fucidic, Erythromycin… ngày hai đến ba lần.

*Toàn thân: chỉ định khi tổn thương nhiều, lan tỏa

-        Kháng sinh:

§  Cephalexin: người lớn uống 250mg x 4 lần/ ngày, trẻ em uống 25 mg/kg/ngày chia 4 lần

§  Docloxacin: người lớn uống 250mg x 4 lần/ ngày, trẻ em uống 12 mg/kg/ngày chia 4 lần

§  Clindamycin: người lớn uống 300-400mg x 3 lần/ ngày, trẻ em uống 10-20mg/kg/ngày chia 3 lần

§  Amoxicillin/clavulanic: người lớn uống 875/125mg x 2 lần/ ngày, trẻ em uống 25 mg/kg/ngày chia hai lần

Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin:

§  Trimetroprim - sulfamethoxaxol: người lớn uống 30mg/kg/ngày chia 2 lần. Trẻ em uống 8-12mg/kg chia 2 lần

§  Vancomycin 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm 40mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm TM chậm hoặc truyền TM 10mg/kg)

Thời gian dùng kháng sinh: 5-7 ngày.

-      Kháng histamine tổng hợp nếu có ngứa.

-      Nếu chốc kháng thuốc hoặc chốc loét phải điều trị theo kháng sinh đồ

-      Nếu có biến chứng: chú trọng điều trị các biến chứng.

(Lượt đọc: 6530)

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ