Banner
Banner dưới menu

Thai 39 tuần chết lưu đáng tiếc: Khám thai không chỉ siêu âm là đủ

(Cập nhật: 22/9/2019)

Một sản phụ mang thai tuần 39 có dấu hiệu chuyển dạ nhưng khi vào viện kiểm tra thai nhi đã chết lưu trong bụng mẹ từ trước đó. Điều đáng nói kết quả xét nghiệm máu có nhiều chỉ số bất thường, tuy nhiên 3 tháng cuối thai kỳ, sản phụ chủ yếu thực hiện siêu âm kiểm tra nên không phát hiện bệnh lý kịp thời dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo thông tin từ khoa Phụ sản – Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, một sản phụ đang mang thai ở tuần 39 có dấu hiệu đau bụng lập tức vào viện kiểm tra vì nghĩ rằng chuyển dạ sắp sinh. Tuy nhiên, khi bác sĩ thăm khám phát hiện thai đã chết lưu, tim thai ngừng đập trong bụng mẹ từ trước đó. Điều này khiến sản phụ cùng gia đình vô cùng bất ngờ và đau buồn vì chỉ cách đó khoảng 4 ngày, sản phụ này đã đi siêu âm tại một phòng khám thì thai vẫn được đánh giá phát triển bình thường và dự sinh trong tuần tới.  

Kết quả lấy máu xét nghiệm kiểm tra cho thấy, thai phụ có nhiều chỉ số bất thường nguy hiểm: đường máu cao (16,28 mg/l), Acid Uric 555mmol/l, men gan tăng, tiểu cầu giảm. Các bác sĩ khoa Phụ sản chẩn đoán sản phụ mang thai lần hai 39 tuần, bị tiền sản giật nặng biến chứng HELLP, đái tháo đường thai kỳ. Đây là nguyên nhân dẫn đến thai nhi yếu dần và chết lưu trong bụng mẹ mà không có dấu hiệu rõ ràng.


Các sản phụ khám thai tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ được lấy máu xét nghiệm và theo dõi thai bằng monitoring trong quá trình mang thai

Được biết, sản phụ đã siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai nhi cũng như làm xét nghiệm sàng lọc bệnh lý từ những tháng đầu tiên đều có kết quả bình thường. Trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối, sản phụ chủ yếu kiểm tra sự phát triển của thai nhi bằng phương pháp siêu âm nhưng chưa làm đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán đặc hiệu để phát hiện các bệnh lý có nguy cơ mắc phải trong những tháng cuối thai kỳ nên không biết mình bị bệnh từ khi nào, dẫn đến sức khỏe thai suy yếu và chết lưu ngay trong bụng mẹ mà không kịp thời phát hiện.   

Bác sĩ Phạm Văn Lượng – Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Khoa đã từng tiếp nhận không ít trường hợp mẹ mắc bệnh khi mang thai nhưng không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trường hợp trên rất đau lòng vì thai đã 39 tuần gần thời điểm sinh. Ở trường hợp này, khi tim thai không còn, sản phụ vẫn chưa biết mình có vấn đề về sức khỏe cho đến khi có kết quả xét nghiệm với nhiều chỉ số vượt ngưỡng, đặc biệt là đường máu cao gấp 3 lần so với mức thông thường. Sản phụ còn khá trẻ, mới có một con nên chúng tôi đã tư vấn, động viên sản phụ ổn định tâm lý, làm các xét nghiệm cần thiết để đưa thai ra ngoài bằng cách sinh thường và thực hiện tầm soát tốt giúp sản phụ có thể tiếp tục mang bầu trong thời gian ngắn với sức khỏe tốt nhất, tránh tối đa nguy cơ xảy ra.

Bác sĩ Lượng cho biết thêm: Đái tháo đường thai kỳ có thể gây những biến chứng cho cả mẹ, thai và trẻ sơ sinh. Đối với mẹ, đái tháo đường thai kỳ có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường type 2 sau khi sinh, hội chứng chuyển hóa. Đối với thai, đái tháo đường thai kỳ có thể gây thai to (dẫn đến tăng tỷ lệ mổ lấy thai, tăng nguy cơ sang chấn cho thai khi đẻ thường), thai chết lưu, đẻ non; khi đẻ ra trẻ sơ sinh có thể bị suy hô hấp, hạ glucose máu sơ sinh, vàng da sơ sinh. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm đái tháo đường thai kỳ ở thai phụ để kịp thời điều trị, tránh các biến chứng cho cả mẹ và con là quan trọng và cần thiết. Sản phụ cần làm nghiệm pháp dung nạp đường glucose ở cả giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nếu sản phụ không có tiền sử hoặc yếu tố nguy cơ cao về đái tháo đường thai kỳ, nghiệm pháp tăng đường huyết sẽ được chỉ định khi thai 24-28 tuần.


Tại Bệnh viện, các sản phụ sẽ được bác sĩ khoa Phụ sản kiểm tra tầm soát sức khỏe toàn diện, chặt chẽ cho sản phụ sắp sinh. (ảnh minh hoạ)

Hiện nay, việc khám và quản lý thai nghén ngày càng được quan tâm, tuy nhiên nhiều người chưa nhận thức được đầy đủ quy trình kiểm tra ở các mốc quan trọng nhằm tầm soát triệt để các nguy cơ từ mẹ và bé. Thông thường, tâm lý sản phụ và gia đình phần lớn chú trọng nhiều hơn tới 3 tháng đầu, thực hiện đầy đủ các siêu âm, xét nghiệm. Ở những tháng cuối do các yếu tố nên dù đi khám thai kỳ thường xuyên nhưng hầu như chỉ siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai mà không thực hiện các xét nghiệm sàng lọc các nguy cơ bệnh từ mẹ. Đây chính là một trong những nguyên nhân chủ quan mà nhiều sản phụ mắc phải trong quá trình khám và quản lý thai.

Bác sĩ Trần Thị Huyền – Phó Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh khuyến cáo: Những bệnh lý sản phụ có nguy cơ mắc phải trong thời kỳ mang thai có thể được phát hiện nếu khám và quản lý thai nghén đúng cách. Vì vậy không chỉ thời gian đầu mà 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm rất quan trọng bởi giai đoạn này các mẹ bầu có thể phải đối diện với những nguy cơ như: tiền sản giật, đái tháo đường, thiếu ối, nhau tiền đạo, nhau bong non, thai tăng trưởng chậm trong tử cung, thai to, thai chết lưu...

Mặc dù siêu âm là phương tiện hiệu quả cao, dễ làm, nhanh chóng, tuy nhiên chỉ đánh giá được sự phát triển về kích thước của thai nhi chứ không thể kiểm tra sức khoẻ của mẹ. Vì vậy, khi mang thai đã bước vào giai đoạn cuối của thai kì, sản phụ cần đi khám thường xuyên định kỳ theo tư vấn của bác sĩ, thực hiện siêu âm kết hợp với các xét nghiệm đặc hiệu hay theo dõi đồng thời nhịp tim thai và hoạt động cơ tử cung bằng monitoring sản khoa tại các cơ sở y tế có chuyên khoa riêng như tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời, tránh nguy cơ đáng tiếc xảy ra./.

 

 

(Lượt đọc: 28675)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ