Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TỬ CUNG BÁN PHẦN

(Cập nhật: 28/11/2017)

PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TỬ CUNG BÁN PHẦN

I. ĐẠI CƯƠNG
Cắt tử cung bán phần qua nội soi là phẫu thuật sử dụng các dụng cụ được đưa vào ổ bụng qua các lỗ chọc ở thành bụng để tiến hành cắt bỏ tử cung, để lại phần cổ tử cung. Bảo tồn hay cắt phần phụ chủ yếu dựa vào có tổn thương phần phụ hay không và tuổi của người bệnh 
II. CHỈ ĐỊNH
U xơ tử cung 
Políp buồng tử cung
III.  CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Ruột chướng
Thoát vị cơ hoành
Các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh về máu Các bệnh nội khoa cấp tính đang điều trị chưa can thiệp phẫu thuật được Các bệnh lý chống chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng
Khối u xơ tử cung quá to
Thiếu thiết bị gây mê toàn thân
IV. CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI
Béo phì
Tiền sử phẫu thuật ổ bụng nhiều lần, dính nhiều Phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm
V.  CHUẨN BỊ
Người bệnh
Người bệnh và gia đình: được giải thích lý do phải phẫu thuật và ký giấy cam
đoan đồng ý mổ 
Khám toàn trạng và chuyên khoa để đánh giá tổng thể sức khỏe, phát hiện chống chỉ định
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa sản hay bác sĩ khoa ngoại đã được huấn luyện, đào tạo mổ nội soi và kỹ thuật cắt tử cung qua nội soi 
Bác sĩ đã được đào tạo phụ mổ nội soi 
Bác sĩ hoặc kĩ thuật viên gây mê hồi sức 
Điều dưỡng viên/y tá làm người đưa dụng cụ 
Thuốc và dụng cụ
Thuốc gây mê toàn thân, các thuốc hồi sức, dịch truyền thay thế máu và máu nếu có 
Dụng cụ đặt nội khí quản và máy thở Dàn máy, hệ thống khí CO2, màn hình TV
Bộ dụng cụ nội soi cắt tử cung 
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Người bệnh được sát khuẩn vùng bụng, đùi. Đặt ống thông tiểu trước khi tiến hành phẫu thuật 
Gây mê toàn thân và thở máy 
1. Thì 1: Chọc trocars và bơm CO2 vào ổ bụng
Rạch dưới rốn 5 hoặc 10mm (phù hợp với đèn soi)
Nâng thành bụng lên cao để chọc kim (hoặc chọc ngay troca 5 hoặc troca 10 nếu phẫu thuật viên có kinh nghiệm), dùng nước nhỏ vào đốc kim kiểm tra xem đầu kim đã nằm trong ổ bụng chưa 
Bơm CO2 vào ổ bụng, tốc độ bơm khí được đặt 3 lít/+phút. Cảm ứng tắt tự động nếu áp lực bơm trên 15-20 mm Hg
Chọc troca 5 hoặc 10
Đưa đèn soi. Kiểm tra xem trocart đã nằm trong ổ bụng chưa 
Chọc 2 trocart 10 ở hai bên hố chậu, gần mào chậu, chú ý tránh chọc vào mạch máu 
2. Thì 2: Kiểm tra tử cung và các tạng xung quanh
- Quan sát tử cung, hai phần phụ, tiểu khung, kiểm tra dạ dầy và gan. Đánh giá
tổn thương tại tử cung:
- Trước khi cắt để giải phóng các phần của tử cung, cần sử dụng dao 2 cực để
đốt cầm máu
3. Thì 3: Giải phóng hai cánh bên của tử cung:
Bắt đầu đốt cầm máu dây chằng tròn rộng khoảng 1cm. Cắt giữa hai chỗ đốt. Nếu bảo tồn buồng trứng thì cầm máu và giải phóng tiếp dây chằng tử cung - buồng trứng ở gần tử cung và cắt điểm giữa chỗ đốt. Nếu không bảo tồn buồng trứng thì đốt cầm máu, cắt dây chằng thắt lưng buồng trứng. Chỉ cắt hai buồng trứng khi có thương tổn hay người bệnh đã cao tuổi 
4. Thì 4: Bóc tách bàng quang và cắt động mạch tử cung:
Bóc tách xuống sát eo tử cung để bộc lộ động mạch tử cung 
Bóc tách phúc mạc đoạn dưới, đấy bàng quang xuống thấp 
Đốt và khâu động mạch tử cung ở vị trí ngang với đoạn dưới tử cung tương ứng eo tử cung khi không có thai, chú ý đến niệu quản chỉ cách cổ tử cung 1,5cm về phía ngoài. Lần lượt cắt hai cuống mạch tử cung ở hai bên
5. Thì 5: Cắt và khâu mỏm cắt:
- Cắt tử cung ở mức ngang đoạn eo tử cung. Không cần khâu mỏm cắt tử cung vì cắt bằng dao điện đã cầm máu 
6. Thì 6: Kiểm tra cầm máu:
- Cẩn thận các cuống mạch và mỏm cắt. Chú ý xem tình trạng huyết áp của
người bệnh tại thời điểm kiểm tra cầm máu 
- Rửa lại ổ bụng bằng huyết thanh ấm, kiểm tra các cuống mạch không thấy
chảy máu, nước rửa trong 
7. Thì 7: Khâu da
Tháo CO2, rút 2 trocart ở hố chậu trước, trocart ở rốn có đèn soi rút sau cùng
Khâu da
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Chảy máu sau mổ
Có thể do tuột chỉ cuống mạch, do chảy máu từ mỏm cắt vì khâu cầm máu không tốt, rối loạn đông máu. Biểu hiện bằng choáng, tụt huyết áp, tình trạng thiếu máu cấp, ổ bụng có dịch... phải mổ lại để cầm máu đồng thời hồi sức tích cực, điều chỉnh rối loạn đông máu, bồi phụ thể tích tuần hoàn
2. Máu tụ ngoài phúc mạc
Do không cầm máu tốt khi mổ. Thường chỉ cần theo dõi và điều trị nội khoa, hồi sức tuần hoàn nếu không thấy khối máu tụ to lên thì không cần mổ lại 
3. Tổn thương đường tiết niệu
Chủ yếu là tại bàng quang và niệu quản. Phải mổ lại để xử trí tổn thương khi phát hiện 
4. Viêm phúc mạc sau mổ
Phải tiến hành hồi sức, điều trị bằng kháng sinh phối hợp, liều cao và mổ lại để rửa ổ bụng, dẫn lưu
 

(Lượt đọc: 3005)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ