Banner
Banner dưới menu

NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

NGHIỆM PHÁP BÀN NGHIÊNG

I. ĐẠI CƯƠNG

          Nghiệm pháp bàn nghiêng được sử dụng để phát hiện những trường hợp ngất chưa rõ nguyên nhân. Nghiệm pháp sẽ xác định những trường hợp bị ngất liên quan đến hệ thần kinh thực vật, như ngất do phản xạ quá nhạy cảm của hệ tim mạch. Nghiệm pháp đòi hỏi bệnh nhân phải thay đổi tư thế trong một khoảng thời gian nhất định được theo dõi liên tục nếu tư thế đó tạo ra những triệu chứng của ngất.

II. CHỈ ĐỊNH

          Nghiệm pháp bàn nghiêng được sử dụng để đánh giá ngất và giúp xác định nguyên nhân của nó như hội chứng xoang cảnh, ngất do phản xạ giao cảm và hạ huyết áp tư thế . Nghiệm pháp bàn nghiêng được khuyến cáo chỉ định cho bệnh nhân bị ngã thường xuyên không giải thích được, chóng mặt hoặc ngất xỉu mà không có nguyên nhân rõ ràng.

-         Bệnh nhân có nguy cơ cao và có một lần ngất không giải thích được và ngất tái phát ở bệnh nhân không có bệnh lý tim mạch.

-         Bệnh nhân thường xuyên choáng ngất, chóng mặt hay bị ngã mà không giải thích được.

-         Bệnh nhân bị ít nhất một lần ngất mà không rõ sang chấn hoặc những bệnh nhân có triệu chứng do phản xạ giao cảm.

III. CHNG CHỈ ĐỊNH

          Nghiệm pháp bàn nghiêng  nói chung an toàn và hiếm khi xảy ra tai biến nhưng có một số chống chỉ định:

-         Xơ vữa hẹp động mạch cảnh.

-         Bệnh lý động mạch vành.

-         Hẹp chủ khít.

-         Bệnh cơ tim phì đại có hẹp tắc nghẽn đường ra thất trái.

-         Suy tim.

IV. CHUẨN BỊ

1. Cán bộ thực hiện kỹ thuật:

- 01 Bác sĩ chuyên khoa nội tim mạch.

- 01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.

2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Hệ thống bàn có thể thay đổi tư thế nghiêng 60 – 90.

- Bộ truyền dịch và dung dịch: Natriclorua 0,9%, Glucose 5%.

- Thuốc: glycerin nitrate xịt dưới lưỡi (Nitromint, Nati spray).

- Thuốc: isoprenaline 2mg/2ml (Isuprel).

- Máy theo dõi nhịp tim, huyết áp, SpO2 (Monitor).

- Điện cực dán theo dõi.

- Bình Oxi cao áp cấp cứu.

- Tủ thuốc cấp cứu.

- Máy sốc điện ngoài.

- Giường bệnh: 01 chiếc.

3. Người bệnh:

- Giải thích cho người bệnh mục đích của nghiệm pháp và người bệnh đồng ý thực hiện nghiệm pháp.

- Không được ăn hoặc uống > 2 giờ trước khi làm nghiệm pháp.

- Bệnh nhân vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị bệnh và chỉ ngừng thuốc khi có yêu cầu của Bác sỹ.

4. Hồ sơ bệnh án:hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế

 

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Bệnh nhân được mắc các điện cực trước tim và điện cực ngoại biên ở tay và chân.

2. Lắp băng cuốn huyết áp ở cánh tay.

3. Đặt đường truyền tĩnh mạch.

4. Bệnh nhân nằm ngửa được cố định bằng hệ thống đai bảo vệ chắc chắn vào bàn.

5. Ghi lại các thông số theo dõi: nhịp tim, huyết áp, SpO­2.

6. Bước 1: xoa xoang cảnh bên phải trước rồi bên trái trong 5 – 10 giây.

7. Bước 2: Nghiêng bàn một góc 60 - 700 so với mặt phẳng ngang trong 10 đến 45 phút tùy thuộc vào từng bệnh nhân và nghi ngờ chẩn đoán. Tiếp tục xoa xoang cảnh lặp lại lần lượt ở bên phải, bên trái. Điện tâm đồ, nhịp tim và huyết áp được theo dõi liên tục và được đo ghi lại mỗi 5 phút.

8. Bước 3: Sau khi kết thúc bước 2, xịt Glycerin trinitrate dưới lưỡi hoặc truyền isoprenaline qua đường tĩnh mạch 5mcg/phút, theo dõi 15 phút.

9. Nghiệm pháp sẽ dừng lại ngay khi bệnh nhân chóng mặt, tụt huyết áp hoặc choáng ngất bất kỳ ở giai đoạn nào. Nếu không có triệu chứng gì, nghiệm pháp sẽ kết thúc sau 45 phút. 

VI. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1.     Nghiệm pháp bàn nghiêng dương tính khi bệnh nhân có triệu chứng như choáng, chóng mặt, hoa mắt kèm theo tụt huyết áp, nhịp tim chậm hoặc cả hai.

2.     Nghiệm pháp âm tính khi bệnh nhân kết thúc nghiệm pháp không có triệu chứng gì.

VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

          1. Tai biến: Nghiệm pháp bàn nghiêng nói chung tương đối an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, trong qúa trình làm nghiệm pháp có thể gây ra một số biến chứng như: tụt huyết áp kéo dài, hoặc nhịp tim quá chậm, vô tâm thu, rung thất hoặc nhịp nhanh thất.

          2. Xử lý tai biến: Nhanh chóng đưa ngay bàn về chế độ an toàn ban đầu.

          Truyền dịch nhanh, sử dụng thuốc cấp cứu như Atropine, isoprenaline.

          Sốc điện trong trường hợp rung thất.

Tài liệu tham khảo:

AHA/ACCF Scientific Statement on the Evaluation of Syncope: From the American Heart Association Councils on Clinical Cardiology, CardiovascularNursing, Cardiovascular Disease in the Young, and Stroke, and the Quality of Care and Outcomes Research Interdisciplinary Working Group; and the American College of Cardiology Foundation: In Collaboration With the Heart Rhythm Society: Endorsed by the American Autonomic Society.

(Lượt đọc: 7608)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ