Banner
Banner dưới menu

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRONG PHÒNG GHÉP TẾ BÀO GỐC

(Cập nhật: 19/11/2017)

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRONG PHÒNG GHÉP TẾ BÀO GỐC

1. ĐẠI CƯƠNG      

          Ghép tế bào gốc (TBG) đồng loại, là một phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi trên thế giới, có thể chữa khỏi cho một số bệnh máu ác tính kháng với hoá chất cũng như một số bệnh máu khác. Đây là phương pháp truyền TBG tạo máu từ người nhà phù hợp HLA hoàn toàn hoặc không hoàn toàn cùng hoặc không cùng huyết thống, sau khi đã điều kiện hoá người bệnh bằng phác đồ diệt tuỷ hoặc không diệt tuỷ.

2. CHỈ ĐỊNH GHÉP TBG ĐỒNG LOẠI

2.1. Các bệnh máu ác tính, chiếm chủ yếu (75%)

- Lơ xê mi cấp dòng tuỷ;

- Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt;

- Lơ xê mi cấp dòng lympho;

- U lympho ác tính không Hodgkin;

- Hội chứng rối loạn sinh tuỷ (MDS);

- Hội chứng thực bào máu (HLH);

- Lơ xê mi kinh dòng lympho...

2.2. Một số bệnh máu khác

- Những rối loạn sinh máu: Suy tuỷ xương, hội chứng thiếu hụt miễn dịch (bệnh Chediak-Higashi, hội chứng thiếu hụt miễn dịch kết hợp mức độ nặng), bệnh tự miễn...

- Những rối loạn bẩm sinh của dòng hồng cầu: Thalassemia...

- Những khiếm khuyết về chuyển hoá ở trẻ sơ sinh: Bệnh rối loạn chuyển hoá đường (mucopolysaccharidose)...

3. THEO DÕI SAU GHÉP TBG

3.1. Chăm sóc người nhận ghép:

 Chăm sóc toàn diện; Theo dõi xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu hàng ngày, các xét nghiệm chức năng gan, thận 3 ngày/lần.

3.2. Chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm:

Bệnh nhân nằm trong phòng cách ly tuyệt đối. Nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân phải mang trang phục vô trùng tương tự trang phục phòng m.ổ. Sử dụng kháng sinh dự sinh phòng khi BCTT dưới 0,5G/L. Khi bệnh nhân có sốt: Đo nhiệt độ ở miệng trên 380C hoặc 2 lần liên tiếp trên 380C cần cấy máu ít nhất 3 lần liên tục ở ít nhất 2 vị trí, sau đó sử dụng kháng sinh phổ rộng và mạnh phối hợp; điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ.

3.3. Sử dụng thuốc kích bạch cầu (G-GSF):

 Khi số lượng tuyệt đối BCTT dưới 0,5G/L.

3.4. Dinh dưỡng:

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh được thực hiện theo nguyên tắc:

- An toàn dinh dưỡng: Dinh dưỡng được đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Tất cả thức ăn đều được đun nóng lại bằng lò vi sóng trước khi người bệnh ăn.

          - Dinh dưỡng bằng truyền tĩnh mạch được chỉ định khi có biểu hiện:

          + Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa;

          + Cho ruột nghỉ trong GVHD cấp đường tiêu hóa;   

          + Suy dinh dưỡng nặng.

          - Dung dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch bao gồm: Albumin human; dung dịch đường, mỡ và đạm.

3.5. Truyền chế phẩm máu:

. Chỉ định

          - Khi số lượng huyết sắc tố của người bệnh giảm < 90G/L: Chỉ định truyền KHC.

          - Khi số lượng tiểu cầu của người bệnh giảm < 20 G/L hoặc khi có xuất huyết: Chỉ định truyền KTC.

. Loại chế phẩm

          - Truyền máu và chế phẩm máu đã được lọc bạch cầu và chiếu xạ.

          - Chế phẩm máu có kết quả xét nghiệm CMV âm tính nếu người bệnh CMV âm tính.

3.6. Chăm sóc tinh thần.

4. ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN RA VIỆN

- Bệnh nhân không sốt, không cần dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch;

- Không cần truyền tiểu cầu hay ít hơn 2 tuần/lần;

- Số lượng tuyệt đối bạch cầu trung tính (ANC) > 1G/L.

(Lượt đọc: 3440)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ