Banner
Banner dưới menu

ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM BẰNG ACID TRICHLORACETIC

ĐIỀU TRỊ SẸO LÕM BẰNG ACID TRICHLORACETIC

I.            ĐỊNH NGHĨA

Điều trị sẹo lõm bằng chấm acid tricloacetic (TCA) trực tiếp vào thương tổn, nhằm phá nền sẹo, kích thích sự phát triển của các tế bào xơ thượng bì, từ đó làm đầy tổ chức sẹo.

   II.            CHỈ ĐỊNH

Sẹo lõm đã ổn định, kích thước 1- 3mm.

III.            CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-         Sẹo lõm chưa ổn định.

-         Sẹo có kích thước  lớn hơn 3mm.

IV.            CHUẨN BỊ

1.     Người thực hiện

-         Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên: 1 người.

2.     Dụng cụ

-         Giường.

-         Bàn dụng cụ.

Dụng cụ, thuốc và vật tư tiêu hao:

-         Dung dịch nước NaCl 0,9%.

-         Thuốc: TCA (tricloacetic acid) nồng độ 100%.

-         Chén đựng thuốc.

-         Kim vô khuẩn.

-         Bông, gạc sát khuẩn.

-         Găng vô trùng: 1 đôi.

3.     Người bệnh

-         Tư vấn và giải thích cho người bệnh: Tình trạng bệnh.

-         Các bước thực hiện.

Kiểm tra:

-         Hỏi tiền sử dị ứng của người bệnh.

-         Kiểm tra chỉ định của bác sĩ: hồ sơ bệnh án, phiếu chỉ định.

   V.            CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.     Nơi thực hiện:Phòng tiểu phẫu.

2.     Chuẩn bị người bệnh:Tư thế người bệnh nằm thoải mái, thuận lợi cho việc tiến hành thủ thuật.

3.     Người thực hiện Đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng.

4.     Tiến hành thủ thuật

-         Dùng gạc ẩm che bảo vệ vùng da lành và vùng mắt.

-         Sát trùng vùng sẹo.

-         Dùng kim vô khuản, chấm vào dung dịch TCA, sau đó thấm nhẹ qua gạc để đảm bảo dung dịch acid không bị nhỏ giọt, chấm vào đáy tổn thương sẹo lõm, sau đó chờ 1 đến 2 phút cho khô, có thể chấm một đến hai lần, đến khi thấy thương tổn trắng thì dừng chấm thuốc.

-         Lần lượt chấm hết các tổn thương.

Lưu ý:

-         Tùy khả năng chịu đựng của người bệnh mà điều trị nhiều hay ít về số lượng thương tổn. Tuy nhiên không nên chấm quá nhiều thương tổn trong một lần điều trị.

-         Theo dõi trong khi thực hiện: nếu chấm thuốc ra vùng da lành phải lau hoặc đắp bằng gạc ẩm.

VI.            XỬ TRÍ TAI BIẾN: Nếu thấy dị ứng với thuốc thì ngừng điều trị ngay.

(Lượt đọc: 9753)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ