Banner
Banner dưới menu

THOÁI KHỚP, CỘT SỐNG ( Chứng tý, Tích bối thống )

THOÁI KHỚP, CỘT SỐNG ( Chứng tý, Tích bối thống )

Thoái hóa khớp là bệnh của toàn bộ thành phần cấu tạo khớp như sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch, bao khớp…thường xảy ra ở các khớp chịu lực nhiều như cột sống, gối, gót.

I.ĐẠI CƯƠNG:

- Bệnh thoái hoá khớp (còn gọi là bệnh hư khớp) là một bệnh mạn tính, gây thoái hoá và biến dạng khớp do sự phá huỷ sụn khớp và hệ thống bao khớp - dây chằng, thường gặp ở các khớp chịu sức nặng của cơ thể. Thoái hóa khớp gây đau và biến đổi cấu trúc khớp, dẫn đến tàn phế, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và còn là gánh nặng cho kinh tế gia đình và toàn bộ xã hội. Thoái hóa khớp nếu được chẩn đoán sớm và điều trị sớm có thể làm chậm phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau đớn, giúp duy trì cuộc sống hoạt động.

Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh mạn tính tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng mà không có biểu hiện viêm.Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối. Việc chén ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể do sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống, nếu nặng có thể gây yếu, liệt chi

II. ĐIỀU TRỊ:

1.YHHĐ:

Không có thuốc điều trị quá trình thoái hóa, chỉ có thể điều trị triệu chứng, phục hồi chức năng và phòng bệnh bằng cách ngăn ngừa, hạn chế các động tác cơ giới quá mức ở khớp và cột sống.

1.Điều trị nội khoa:

Dùng các thuốc giảm đau và chồng viêm không steroid như Aspirine, Indomethacine, Voltaren, Profenid, Felden, Meloxicam …

2.Các phương pháp vật lý:

Các bài thể dục cho từng vị trí thoái hóa.

Điều trị bằng tay: xoa bóp - kéo nắn, ấn huyệt, tập vận động thụ động.

Điều trị bằng nước khoáng.

Sử dụng các dụng cụ chỉnh hình.

Điều trị ngoại khoa:

Chỉnh lại dị dạng các khớp bằng cách đục và khoét xương.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách cắt vòng cung sau hay lấy phần thoát vị.

Phòng bệnh

Chống các tư thế xấu trong lao động và sinh hoạt.

Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế khi mang, vác, đẩy, xách, nâng…

Kiểm tra định kỳ những người làm nghề lao động nặng, dễ bị thoái hóa khớp để phát hiện và điều trị sớm.

Chống béo phì bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Khám trẻ em, chữa sớm bệnh còi xương, các tật về khớp (vòng kiềng, chân cong).

Phát hiện sớm các dị tật của xương, khớp và cột sống để có biện pháp sớm, ngăn ngừa thoái hóa khớp thứ phát.

II. YHCT:

 Thoái hóa khớp nằm trong phạm trù chứng Tý và chứng Tích Bối thống.

1.Chứng Tý:

(xem nguyên nhân và bệnh sinh Tý chứng trong viêm khớp dạng thấp) bao gồm các biểu hiện:

Ở khớp: đau mỏi các khớp, mưa lạnh ẩm thấp đau tăng hoặc dễ tái phát lại, đêm đau nhiều, vận động đi lại đau tăng lên, hoặc có khi đau dữ dội ở một khớp, chườm nóng thì đỡ.

Toàn thân: có triệu chứng Can Thận hư như đau lưng, ù tai, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi, mạch trầm tế, hoặc khí huyết hư.

2.Chứng Tích bối thống:

(đau ở vùng lưng). Sống lưng là nơi đi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Kinh Túc Thái dương phân bố nông ở vùng lưng: Bối. Đốc mạch đi sâu trong cột sống: Tích. Gây bệnh ở 2 kinh này có thể do Phong Hàn Thấp cùng lẫn lộn xâm nhập gây bệnh, có thể do Hàn tà nhân khi Vệ khí yếu mà gây bệnh. Cả hai cùng chủ về dương khí, nhưng khi phát hiện bệnh thì bệnh ở Tích có biểu hiện là Lý chứng và bệnh ở Bối có biểu hiện là Biểu chứng. Tích thống ít có thực chứng và Bối thống ít có Hư chứng.

2.1.Tích thống:Đau dọc vùng giữa sống lưng, không ưỡn thẳng người được, ngẫu nhiên ưỡn thẳng người được thì khó chịu mà cũng không duy trì tư thế thẳng lâu được. Cảm giác lạnh ở sống lưng. Tiểu tiện trong dài, đùi chân mềm yếu.

2.2.Bối thống:Đau cả mảng lưng, cảm giác trì trệ khó chịu, có khi lan tỏa vùng sau gáy và bả vai.

Như vậy tùy thuộc vào vị trí khớp bị bệnh mà sẽ có tên gọi thể bệnh tương ứng.

3.Điều trị theo y học cổ truyền:

Phép trị chung: Phải Ôn thông kinh lạc, hành khí hoạt huyết, bổ Can Thận, bổ Khí huyết, khu phong, tán hàn, trừ thấp.

3.1.Thoái hóa vùng eo lưng xuống tới chân

(khớp cột sống thắt lưng, khớp háng, khớp gối, gót chân…).

Phương thuốc:Bài Độc hoạt tang ký sinh thang gia giảm 

 

Độc hoạt 12g

Ngưu tất 12g

Phòng phong 12g

Đỗ trọng 12g

Quế chi 08g

Tang ký sinh 12g

Tế tân 08g

Sinh địa 12g

Tần giao 08g

Bạch thược 12g

Đương quy 16g

Cam thảo 06g

Đảng sâm 16g

Phục linh 12g

 

Châm cứu: Châm bổ các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Thận du, Tam âm giao. Ôn châm các huyệt tại khớp đau và vùng lân cận.

Xoa bóp: Tập luyện xuyên các khớp, chống cứng khớp. Xoa bóp các chi đau, giúp tăng tuần hoàn và dinh dưỡng.

3.2.Thoái hóa các khớp ở chi trên và các đốt xa bàn tay

Bài Quyên tý thang (Bạch truật tuyển phương) gia giảm

Khương hoạt 08g

Khương hoàng 12g

Phòng phong 12g

Chích thảo 06g

Đương quy 16g

Xích thược 16g

Hoàng kỳ 16g

Tang chi 30g

Sinh khương 04g

 

 

3.3.Thoái hóa khớp ở vùng cột sống thắt lưng

Bài Hữu quy hoàn gia giảm 

Phụ tử 04g

Kỷ tử 12g

Nhục quế 04g

Cam thảo 08g

Sơn thù 10g

Đỗ trọng 12g

Hoài sơn 16g

Cẩu tích 12g

Thục địa 16g

Cốt toái bổ 12g

 

Hoặc dùng bài Độc hoạt tang ký sinh gia thêm Phụ tử chế 8g.

Châm cứu: Bổ các huyệt vùng thắt lưng như Thận du, Đại trường du, Mệnh môn, Chí thất, Bát liêu…

Xoa bóp vùng thắt lưng.

Động viên người bệnh vận động, tập nhẹ nhàng, thường xuyên để tránh cứng khớp cột sống do dính khớp.

3.4.Thoái hóa cột sống có đợt cấp do co cứng

Nguyên nhân do lạnh. Y học cổ truyền khu trú trong nhóm Bối thống.

Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp. Ôn thông kinh lạc.

Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp thang 

Khương hoạt 10g

Độc hoạt 12g

Cao bản 08g

Mạn kinh tử 10g

Xuyên khung 12g

Cam thảo 08g

Quế chi 08g

 

 

Có thể gia thêm: Ma hoàng, Quế chi nếu cần.

Hoặc dùng bài Can khương thương truật thang gia giảm 

Khương hoạt 12g

Can khương 06g

Tang ký sinh 12g

Phục linh 10g

Thương truật 12g

Ngưu tất 12g

Quế chi 08g

 

 

Châm cứu: A thị huyệt.

Xoa bóp dùng các thủ thuật: day, ấn, lăn trên vùng lưng bị co cứng. Sau khi xoa bóp nên vận động ngay.

Chườm ngoài: Dùng muối sống rang nóng chườm lên vùng đau. Dùng Cồn xoa bóp (Ổ đầu sống, Quế, Đại hồi) chỉ xoa lên vùng đau, không được uống. Hoặc lá Ngải cứu sao rượu đắp nóng tại chỗ, dùng rang chườm nóng tại chỗ.

III. PHÒNG BỆNH:

1.Để phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do THK trong sinh hoạt cũng như ăn uống, bạn nên lưu ý những điều sau đây: 

        - Giảm cân: hãy giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt chuẩn. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, bởi nó sẽ giúp giảm áp lực cho khớp. 

        - Tập luyện: tập luyện sẽ đem lại những ích lợi nhất định đối với người mắc chứng viêm khớp.

          - Chế độ ăn uống: trong chế độ ăn cũng nên lưu ý những điểm sau: 

       + Hạn chế đồ uống có cồn. Bạn cần tránh sử dụng những loại đồ uống như rượu, bia và các đồ uống có chứa nhiều cồn khác. 

       + Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như: cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối. 

       + Cần tránh tất cả món ăn làm tăng mỡ trong máu như: thịt mỡ, bơ, xúc xích, dăm bông và ngay cả bánh kẹo cũng nên hạn chế, vì sẽ làm gia tăng tình trạng viêm tấy. Nên ăn bổ sung thêm thực phẩm có chứa acid omega -3, tăng cường vitamin D qua chế độ ăn uống và uống viên nén sẽ có tác dụng giảm đau lâu dài. 

        + Tăng cường các loại trái cây như: đu đủ, dứa, chanh, bưởi vì các loại trái này là nguồn cung ứng men kháng viêm và sinh tố C, 2 hoạt chất có tác dụng kháng viêm.

2. Phòng chống thoái hóa cột sống:

§  Thay đổi chế độ hoạt động để tránh căng thẳng lên cột sống .

§  Điều quan trọng là sử dụng kỹ thuật thích hợp khi nâng vật nặng và tham gia các môn thể thao mạnh mẽ.

§  Sống năng động – Một lối sống năng động, thường xuyên chế độ tập luyện, giúp đĩa đệm giữ nước và giữ cho xương và cơ bắp ở lưng và cổ mạnh mẽ. Điều này, cải thiện sự ổn định cột sống và có thể làm chậm sự thoái hóa.

§  Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp chống béo phì, ngăn chặn các đốt sống và đĩa từ có để hỗ trợ trọng lượng . Dinh dưỡng tốt cũng sẽ giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống.

§  Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh nên tham gia các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội.

§  Tập yoga nhẹ nhàng.

§  Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, để cột sống của bạn chỉ phải nâng đỡ một trọng lượng ít hơn .

§  Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh cao trong axit béo omega và chất chống oxy hóa, cả hai đều đóng góp vào sức khỏe của khớp và đĩa đệm

(Lượt đọc: 19641)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ