Banner
Banner dưới menu

ĐỘNG KINH

ĐỘNG KINH

1. Đại cương:

  Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não,do nhiều nguyên nhân gây nên,  đặc điểm lâm sàng là những cơn rối loạn kịch phát về vận động, cảm giác,giác quan, tâm thần và thần kinh thực vật. Cơn động kinh xảy ra là do sự phóng điện kịch phát, tăng đồng bộ của các tế bào thần kinh vỏ não.

 Bảng phân loại bệnh lần thứ 10 năm 1992 (ICD 10 - 1992) như sau:

G.40. Động kinh.

G.40.0: động kinh cục bộ vô căn.

G.40.1: động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ đơn giản.

G.40.2: động kinh cục bộ triệu chứng với cơn cục bộ phức tạp.

G.40.3: động kinh toàn thể vô căn.

G.40.4: động kinh toàn thể khác.

G.40.5: những hội chứng động kinh đặc biệt.

G.40.6: những cơn lớn không biệt định.

G.40.7: những cơn nhỏ không biệt định.

G40.8: động kinh khác.

G40.9: động kinh không biệt định.

G41: trạng thái động kinh.

2.Chẩn đoán:

2.1.Tiêu chuẩn chẩn đoán: Lâm sàng và điện não.

        a).Lâm sàng:Đặc điểm chung của các cơn động kinh:

- Cơn xuất hiện đột ngột.

- Cơn lặp lại giống nhau, ít nhất đã có 2 cơn.

- Nếu trong cơn có rối loạn ý thức, mất định hướng, cắn vào lưỡi thì nhiều khả năng là cơn động kinh.

- Cơn xuất hiện trong đêm thường là động kinh.

       b).Cận lâm sàng:

- Điện não đồTùy từng loại cơn động kinh mà có những biểu hiện trên bản ghi.Ghi điện não trong cơn có sóng động kinh điển hình.

Ghi điện não giữa các cơn có thể không thấysóng động kinh, thường thấy loạn nhịp điện não xen kẽ sóng chậm hoặc xen kẽ gai nhọn.

-Các xét nghiệm khác: Tìm nguyên nhân gây động kinh và chẩn đoán phân biệt.

. Chụp CT-Scaner, MRI sọ não: có thể tìm các nguyên nhân gây động kinh  như: u não, tai biến mạch máu não, u mạch, thông động tĩnh mạch trong não, phình mạch não, nang sán não…

. Điện tim.

. Điện giải

3.  Điều trị:

3.1. Nguyên tắc:

- Chẩn đoán đúng loại cơn, chọn đúng thuốc, thăm dò liều từng cơ thể.

 -Thuốc dùng từ liều thấp đến cao, tăng dần liều lượng đến khi cắt cơn, duy trì liều thuốc từ 1- 2 năm, nếu bệnh nhân không lên cơn nữa mới giảm dần liều thuốc.

- Không được cắt thuốc đột ngột vì sẽ xảy ra trạng thái động kinh liên tục. Nếu đã tăng đến liều tối đa của một thuốc mà vẫn không cắt được cơn thì thay bằng thuốc khác.

- Hạn chế dùng 2 hay nhiều thuốc động kinh trong cùng một lúc. Cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc để khắc phục.

- Nếu có nguyên nhân thì điều trị theo nguyên nhân. Nếu không có nguyên nhân hoặc nguyên nhân không điều trị được thì: điều trị thuốc kháng động kinh.

3.2. Một số thuốc điều trị động kinh:

* Phenobacbital:

-CĐ: ĐK cơn lớn, ĐK cục bộ, trạng thái ĐK.

-Liều 60 - 120mg/ ngày (uống một lần).

* Phenytonin:

-CĐ: ĐK cơn lớn, ĐK từng phần phức tạp.

-Liều: Người lớn 200 - 600 mg/ ngày.

Trẻ em 5 - 8mg/ kg/ ngày.

*     Tegretol:

-CĐ: ĐK từng phần phức tạp và đơn giản; ĐK cơn lớn.

-Liều: 300 - 600mg/ ngày. Tăng dần liều trong một tuần cho đến khi cơn động kinh được kiểm soát. Liều tối đa 60mg/kg/ngày chia 3 lần.

*  Ethosuccimide:

-CĐ: Cơn vắng ý thức điển hình.

-Liều: Người lớn: 750 - 1500mg/ngày.

Trẻ em dưới 6 tuổi: 20 - 30mg/kg/ngày, trên 6 tuổi 0,5g - lg/ngày.

(Lượt đọc: 11568)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thủ tục hành chính Sở Y Tế
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Đại hội đảng
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ
    • Bất động sản Việt Nam