Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÀNH TAI

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH VÀNH TAI

I.ĐẠI CƯƠNG:

 - Tạo hình vành tai là một trong những phẫu thuật tạo hình khó khăn do cấu trúc giải phẫu của vành tai phức tạp nhiều chỗ lồi lõm, sụn vành tai lại có cấu trúc không giống với bất cứ sụn nào trên cơ thể. Độ tuổi để tiến hành tạo hình vành tai trên người bệnh thiểu sản vành tai dựa trên các yếu tố sau :

+ Kích thước của vành tai khi trưởng thành

+ Kích thước của sụn tự thân

+ Những ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ do thiểu sản vành tai.

 II. CHỈ ĐỊNH

- Tổn khuyết toàn bộ vành tai do chấn thương

- Thiểu sản vành tai hoặc không có vành tai.

III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện Bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng, phẫu thuật viên tạo hình

2. Phương tiện

- Bộ dụng cụ vi phẫu và các loại kim, chỉ khâu

- Thước đo, bút vẽ

- Khung vành tai mẫu

3. Người bệnh

– Được khám, đánh giá tổn thương, vạch kế hoạch điều trị

- Nhịn ăn uống, cho kháng sinh dự phòng.

 4. Hồ sơ bệnh án

- Giải thích cho gia đình người bệnh: những triển vọng của phẫu thuật, các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong phẫu thuật.

- Kí cam kết đồng ý phẫu thuật đầy đủ theo quy định.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ Kiểm tra lại bộ xét nghiệm cơ bản, giấy cam kết phẫu thuật.

 2. Kiểm tra người bệnh Tình trạng toàn thân, nhịn ăn uống.

3. Thực hiện kỹ thuật

 3.1. Gây mê qua ống nội khí quản

3.2. Kỹ thuật của Brent với 4 giai đoạn

3.2.1. Giai đoạn 1: Chế tạo khung sụn vành tai bằng sụn sườn đối bên.

 - Bước 1: Lấy mẫu vành tai dựa vào tai bình thường với người bệnh thiểu sản vành tai một bên hoặc tai của mẹ với người bệnh thiểu sản vành tai hai bên. Căn cứ vào vành tai bình thường xác định vị trí và các mốc giải phẫu của vành tai cần tạo trên người bệnh.

 - Bước 2: Phẫu thuật lấy sụn sườn làm vật liệu ghép và tạo hình khung sụn vành tai từ sụn sườn cùng bên.

+ Các sụn sườn thứ 6, 7, 8 đối bên được sử dụng làm khung sụn.

+ Phần khung cơ bản được tạo thành từ khớp sụn của sụn sườn thứ 6 và 7. Gờ luân được tạo thành từ phần “di động” của sụn sườn 8

- Bước 3: Vùi khung sụn xuống dưới da tương ứng với vị trí vành tai đã được định vị ở bước 1.

 3.2.2. Giai đoạn 2: Xoay dái tai về đúng vị trí được tiến hành sau giai đoạn 1 một khoảng từ 2 - 3 tháng.

3.2.3. Giai đoạn 3: Nâng toàn bộ vành tai tạo hình mới lên và tạo rãnh sau tai

3.2.4. Giai đoạn 4: Tạo hình lại bình tai

3.3. Kỹ thuật của Nagata với 2 giai đoạn

3.3.1. Giai đoạn 1 Tạo hình khung sụn vành tai từ sụn sườn cùng bên, xoay dái tai về đúng vị trí và tạo hình bình tai.

- Bước 1: Lấy mẫu vành tai như kỹ thuật của Brent.

- Bước 2: Phẫu thuật lấy sụn sườn  làm vật liệu ghép và tạo hình khung sụn vành tai từ sụn sườn cùng bên.

+ Các sụn sườn thứ 6, 7, 8, 9 cùng bên được sử dụng làm khung sụn.

+ Phần khung cơ bản cũng được tạo thành từ khớp sụn sườn thứ 6, 7.

+ Gờ luân và rễ của gờ luân được tạo thành từ sụn sườn  thứ 8

+ Còn sụn sườn thứ 9 được sử dụng để tạo thành rễ trước, rễ sau của đối gờ luân và đối gờ luân.

- Bước  3: Vùi khung sụn xuống dưới da

 - Bước 4: Xoay dái tai về đúng vị trí và tạo hình bình tai.

 3.3.2. Giai đoạn 2

- Được tiến hành sau giai đoạn 1 khoảng 6 tháng

- Một mảnh sụn hình liềm được lấy từ sụn sườn  thứ 5.

            - Rạch da dọc rìa gờ luân về phía sau, sau đó nâng toàn bộ khung sụn và chèn mảnh sụn hình liềm vào làm trụ chống nâng khung sụn lên.

- Mạc cân cơ thái dương và vạt da trượt ở phía sau được kẹp lên để che phủ mảnh sụn phía sau.

 V. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

1. Biến chứng tại vị trí lấy sụn sườn ở ngực

- Biến chứng sớm

+ Chảy máu: Mở lại hốc mổ cầm máu

+ Tràn máu, tràn khí màng phổi: Dẫn lưu màng phổi

+ Tắc dẫn lưu ở ngực gây tụ dịch hốc mổ

+ Hút dẫn lưu liên tục bằng máy

+ Nếu dẫn lưu vẫn tắc, mở hốc mổ hút dịch và đặt lại dẫn lưu.

- Biến chứng muộn

+ Sẹo xấu: Phẫu thuật chỉnh sửa sẹo

2. Biến chứng tại vị trí vành tai tái tạo

 - Biến chứng sớm

+ Tụ máu hoặc tụ huyết thanh . Thương tổn nhẹ: băng ép chườm lạnh tại chỗ 2- 3 ngày, kháng sinh phổ rộng kết hợp kháng viêm toàn thân . Thương tổn lớn: nên rạch rộng dọc bổ trước luân nhĩ, nạo sạch mô hoại tử, khâu ép bằng gạc cuộn và dùng kháng sinh liều cao, kháng viêm, thay băng.

+ Nhiễm trùng: Rạch dẫn lưu mủ, nạo tổ chức hoại tử, đặt gạc tẩm kháng sinh

- Biến chứng muộn

+ Sẹo xấu, sẹo lồi: Phẫu thuật chỉnh sửa sẹo.

(Lượt đọc: 7742)

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ