Banner
Banner dưới menu

PHẪU THUẬT CẮT CỤT TRỰC TRÀNG NỘI SOI

PHẪU THUẬT CẮT CỤT TRỰC TRÀNG NỘI SOI

I. ĐẠI CƯƠNG

          Cắt cụt trực tràng nội soi là phẫu thuật cắt bỏ một đoạn đại tràng xích ma và toàn bộ trực tràng hậu môn cùng mạc treo tương ứng bằng phương pháp mổ nội soi rồi đưa đại tràng xích ma ra thành bụng làm hậu môn nhân tạo ở hố chậu trái.

          II. CHỈ ĐỊNH

          Thường áp dụng nhất cho các trường hợp u trực tràng đoạn 1/3 dưới. Xem thêm bài phẫu thuật cắt cụt trực tràng đường bụng – tầng sinh môn.

          III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

          1. Khối u quá lớn, ung thư đã di căn xa, vào các tạng lân cận, đặc biệt là phúc mạc không có khả năng cắt bỏ.

          2. Người bệnh già yếu hoặc có các bệnh nặng phối hợp không thể thực hiện được phương pháp mổ nội soi (ví dụ như suy tim, suy chức năng hô hấp). Xem thêm bài phẫu thuật cắt cụt trực tràng đường bụng – tầng sinh môn.

          IV. CHUẨN BỊ

          1. Người thực hiện

          Người thực hiện tiêu hóa và bác sỹ gây mê hồi sức có kinh nghiệm.

          2. Phương tiện

          Dàn máy mổ nội soi với các phương tiện chuyên dụng. Bộ dụng cụ mổ mở đại phẫu tiêu hóa.

          3. Người bệnh

(Xem bài nguyên tắc chung phẫu thuật vùng hậu môn – trực tràng và bài cắt toàn bộ đại tràng)

          V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

          1. Tư thế: nằm tư thế sản khoa, đặt sonde bàng quang.

          2. Vô cảm: gây mê nội khí quản.

          3. Người thực hiện

          Đứng bên phải người bệnh, phụ 1 đứng bên đối diện, phụ 2 đứng bên trái Người thực hiện và giữ camera, dụng cụ viên đứng dưới giữa hai chân người bệnh.

          4. Kỹ thuật

          4.1. Đặt trocar

          4.2. Thăm dò

          Đánh giá thương tổn và các tạng trong ổ bụng.

 

          4.3. Giải phóng đại - trực tràng và cắt đoạn trực tràng

          Các bước mục a, b, c xem bài phẫu thuật cắt đoạn trực tràng nội soi. Lưu ý:

          Không cần giải phóng đại tràng trái toàn bộ.

          Phẫu tích trực xuống càng thấp càng dễ dàng cho thì mổ tầng sinh môn.

          4.4. Mở bụng cắt đoạn đại trực tràng:

          - Mở nhỏ ổ bụng ở mạng sườn trái, nên tận dụng lỗ mở trocar số 5, rạch da đủ rộng để có thể lấy khối u trực tràng dễ dàng khỏi ổ bụng và làm hậu môn nhân tạo. Dùng Babcock đưa đoạn đại trực tràng đã phẫu tích ra khỏi ổ  bụng.

          - Xác định vị trí đại tràng xích ma sẽ cắt bỏ sao cho đảm bảo một số yếu tố: Lấy đi hết tổ chức u, bao gồm cả các hạch vệ tinh trên mạc treo; mạch nuôi

dưỡng tốt; đủ dài để làm hậu môn nhân tạo.

          - Cắt đoạn đại tràng xích ma đã lựa chọn, làm hậu môn nhân tạo tại hố chậu trái

          - Đóng thành bụng, rút dụng cụ mổ nội soi.

          4.5. Thì cắt cụt trực tràng đường tầng sinh môn:

          - Rạch da quanh hậu môn một vòng bờ ngoài cơ thắt.

          - Phẫu tích giải phóng ống hậu môn: tùy chọn phẫu tích từ bờ trái hay phải. Phẫu tích có thể thực hiện bằng dao điện hoặc sử dụng phối hợp dao siêu âm thì nhanh và dễ dàng hơn. Phẫu tích thực hiện từ nông vào sâu, lấy toàn bộ cơ vòng hậu môn. Phẫu tích tỉ mỉ, cầm máu kỹ. Đặc biệt các mạch trực tràng dưới ở hai bên, cầm máu cơ nâng, vách âm đạo hậu môn – trực tràng.

          - Khi đã phẫu tích lên cao, ước lượng tới diện phẫu tích phía trên bụng, mở vào phía sau hậu môn - trực tràng kéo đoạn trực tràng qua khe mở này ra ngoài tầng sinh môn. Tiếp tục phẫu tích 2 phía, ra phía trước (vách âm đạo trực tràng) cho đến khi kéo lấy toàn bộ đoạn trực tràng cắt bỏ qua tầng sinh môn.

          - Kiểm tra cầm máu, đặt dẫn lưu, khâu lại vết mổ tầng sinh môn. Nếu do khối u to, thâm nhiễm tiểu khung, không thực hiện được khâu tầng sinh môn, cần đặt mèche cầm máu.

          VI. THEO DÕI

          Theo dõi như mọi trường hợp phẫu thuật đường tiêu hóa nói chung.

          Sau phẫu thuật phối hợp 2 loại kháng sinh từ 5 đến 7 ngày, bồi phụ đủ nước- điện giải, năng lượng hàng ngày. Chú ý bù đủ albumine, protein máu.

          VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

          1. Trong phẫu thuật

          Chảy máu: nếu không cầm được bằng nội soi, nên chuyển mổ mở.

          U quá to, thâm nhiễm xung quanh không thực hiện được kỹ thuật mổ nội soi, chuyển mổ mở.

          2. Sau phẫu thuật

          - Chảy máu: chảy máu trong ổ bụng, cần theo dõi sát, cần thiết phải phẫu thuật lại ngay qua nội soi hoặc mổ mở.

          - Tắc ruột sau mổ: kiểm tra xem do dãn ruột cơ năng hay tắc ruột cơ học. Nếu do nguyên nhân cơ học phải mổ kiểm tra và xử trí nguyên nhân.

(Lượt đọc: 4837)

Tin tức liên quan

  • Trang thông tin SYT
  • Đường dây nóng
  • Thu hút nhân lực chất lượng cao
  • Học tập làm theo lời bác
  • Chương trình mục tiêu quốc gia
  • Thủ tục hành chính SYT
  • Lịch công tác
  • Hình ảnh hoạt động
  • Câu lạc bộ Tim mạch
  • Câu lạc bộ Tiểu đường
  • Câu lạc bộ Hen - COPD
  • Liên kết web
    • Bộ Y Tế
    • Bất Động Sản
    • Báo Quảng Ninh
    • Sở Y tế Quảng Ninh
    • Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh
    • Bệnh viện Bãi Cháy
    • Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh
    • CDC
    • Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
    • Bệnh viện Cẩm phả
    • Bệnh viện Đa khoa khuc vực Cẩm phả
    • Bệnh viện Lao và phổi
    • Bệnh viện Phục hồi chức năng Quảng Ninh
    • Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí
    • Bệnh viện Y dược cổ truyền Quảng Ninh
    • Trung tâm y tế Hạ Long
    • Trung tâm Y tế huyện Ba Chẽ
    • Trung tâm Y tế huyện Bình Liêu
    • Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hải Hà
    • Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ
    • Trung tâm Y tế huyện Tiên Yên
    • Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn
    • Trung tâm Y tế Thành phố Cẩm Phả
    • Trung tâm Y tế Thành phố Móng Cái
    • Trung tâm Y tế Thành phố Uông Bí
    • Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều
    • Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên
    • Bệnh viện 108
    • Trung tâm DI & ADR quốc gia
    • Bệnh viện Bạch Mai
    • Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ
    • Bệnh viện Việt Đức
    • Sở Y tế tỉnh Phú Thọ